Suy dinh dưỡng là một vấn đề về sức khỏe khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bạn hoàn toàn có thể giúp trẻ vượt qua trình trạng này bằng cách cung cấp cho trẻ một chế độ ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng.
Điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
1. Ở nhà
- Nếu trẻ chỉ bị suy dinh dưỡng nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà. Bạn hãy lưu tâm đến chế độ ăn mỗi ngày của trẻ và có phương pháp điều chỉnh thích hợp. Mục đích chính là cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển. Ngoài ra, điều này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Suy dinh dưỡng thường ảnh hưởng đến trẻ em đang phát triển, khiến trẻ dễ bị bệnh và gặp phải các vấn đề về tăng trưởng. Để vượt qua tình trạng này, bạn hãy điều chỉnh chế độ ăn của trẻ.
- Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, cơ thể cần một lượng canxi, calorie và protein hợp lý. Bạn phải cho trẻ ăn những thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng phải bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ. Tuy nhiên, trước khi bạn cho bé dùng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
- Nếu trẻ bị còi cọc do thiếu protein, bạn phải cho bé ăn nhiều thức ăn giàu protein.
- Bên cạnh đó, bạn hãy theo dõi chặt chẽ chỉ số khối cơ thể (BMI). Bạn cũng có thể lập một biểu đồ chi tiết về chỉ số này để xem bé có cải thiện hay không.
- Nếu trẻ bị chứng khó nuốt, bạn cần chú ý đến những món ăn của trẻ. Hãy cho trẻ ăn những món ăn mềm và dễ ăn. Điều này sẽ giúp cơ thể bé dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn.
- Khi trẻ bước vào giai đoạn tăng trưởng, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa khám một tháng một lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao và cân nặng của trẻ, để theo dõi quá trình tăng trưởng. Nếu trẻ bị giảm cân đột ngột hoặc cơ thể mất cân bằng, đây có thể là khởi đầu của suy dinh dưỡng.
2. Ở bệnh viện
Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bác sĩ sẽ kê toa thuốc. Còn bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ sẽ được dùng ống truyền thức ăn vào dạ dày luồn qua mũi. Đây là một cách đặc biệt cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng.
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng mãn tính, bác sĩ đề nghị các biện pháp lâm sàng thông thường. Ngoài ra, trẻ cũng cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất đều đặn.
Ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Dưới đây là một số bí quyết giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ:
- Nếu bé cưng liên tục bị giảm cân, hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ kiểm tra cơ thể bé để có phương án điều trị chính xác.
- Suy dinh dưỡng có thể tấn công trẻ do nhiều yếu tố. Có thể là do thuốc men, một số bệnh về sức khỏe hoặc do thiếu ăn. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem nguyên nhân suy dinh dưỡng của bé là do đâu và có phương án điều trị thích hợp.
- Trong một số trường hợp, trẻ phải bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng trong một thời gian nhất định. Nếu được, bạn hãy tìm một số sách điều trị suy dinh dưỡng để tìm hiểu thêm.
- Khuyến khích trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Các loại thực phẩm này sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, khoáng chất, calorie cho cơ thể và giúp hỗ trợ quá trình tăng trưởng và tăng cường hệ miễn dịch.
- Hạn chế cho trẻ ăn những món ăn không tốt, có quá nhiều dầu mỡ. Những món ăn này có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ và cũng có thể làm cho trẻ bị béo phì.
- Chia nhỏ các bữa ăn. Đây là cách ăn uống tốt nhất để bé có một sức khỏe tốt. Cho bé ăn mỗi 3 – 4 giờ. Điều này sẽ làm bé thèm ăn và ngăn ngừa béo phì.
- Khuyến khích bé tập thể dục thường xuyên. Ngoài việc ăn những thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng, trẻ cần phải được luyện tập mỗi ngày. Tập thể dục sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường và bài tiết chất độc không mong muốn ra khỏi cơ thể. Nếu trẻ không thích tập thể dục, bạn có thể tổ chức một số trò chơi vui nhộn hoặc đưa bé đi bơi, đạp xe. Trẻ nhỏ thường thích những hoạt động này. Bên cạnh đó, các môn này cũng giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ.
Chất dinh dưỡng quan trọng ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Nếu được cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng sau đây, trẻ nhỏ có thể giảm nguy cơ bị suy dinh dưỡng và có lối sống lành mạnh hơn.
1. Carbohydrate
Carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bộ não của trẻ cần carbohydrate để sản xuất năng lượng. Nếu lượng carbohydrate thấp, cơ thể trẻ không thể chuyển chúng thành axít béo. Điều này khiến cho cơ thể bắt đầu mất đi những protein cần thiết và trở nên gầy gò. Để có được lượng calo cần thiết, trẻ cần hấp thụ từ 50 – 100g carbohydrate hàng ngày.
2. Protein
Đây là chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ quá trình phát triển của cơ thể. Ngoài ra, protein còn giúp điều chỉnh độ pH và sự cân bằng axít và bazơ của máu. Bên cạnh đó, nó còn giúp tổng hợp và kích thích sự bài tiết của nhiều hormone và enzyme. Quan trọng nhất, protein là một phần rất quan trọng trong sự hình thành tế bào, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Giống như carbohydrate, 1gram protein cung cấp khoảng 4kcal năng lượng cho cơ thể. Năng lượng này giúp duy trì quá trình trao đổi chất và tăng cường hoạt động của gan và thận.
3. Chất béo
Dù hấp thụ quá nhiều chất béo có thể có hại cho cơ thể nhưng cơ thể vẫn cần một lượng chất béo nhất định. Chất béo giúp cải thiện sức khỏe của da và tóc. Nó còn duy trì nhiệt độ cơ thể và thúc đẩy sự phát triển của tế bào. Ngoài ra, các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K còn giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.
4. Vitamin và khoáng chất
Các vi chất dinh dưỡng giúp duy trì chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp trẻ chống lại các bệnh tật và hỗ trợ quá trình phát triển. Quan trọng hơn, nó còn giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường và loại bỏ độc tố có hại ra khỏi cơ thể.
Các bác sĩ đề nghị bạn nên cho bé ăn nhiều trái cây tươi và rau bởi việc này có thể giúp bé hấp thu được lượng vitamin cần thiết cho quá trình tăng trưởng. Khi việc ăn uống không bổ sung đủ vitamin, bạn có thể lựa chọn sử dụng thuốc.
Thực phẩm giúp hạn chế suy dinh dưỡng
Trẻ nhỏ cần một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, bao gồm các chất dinh dưỡng quan trọng với tỷ lệ thích hợp. Một số thức ăn mà bé nên ăn:
- Trái cây và rau tươi
- Carbohydrate: cơm trắng, mì ống, lúa mì, yến mạch, khoai tây, đường và ngũ cốc
- Protein: trứng, quả hạch, bột yến mạch, ngũ cốc, bơ đậu phộng và thịt nạc
- Chất béo: dầu ăn, các loại đậu và hạt
- Sữa và các sản phẩm từ sữa gồm phô mai và sữa chua.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
Dưới đây là khẩu phần ăn mỗi ngày của bé:
1. Trái cây và rau
2 phần mỗi ngày. Cho bé ăn trái cây tươi và rau trong các bữa ăn nhẹ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm vào các món súp, canh rau.
2. Gạo nguyên cám
3 phần mỗi ngày. Bạn có thể cho trẻ ăn thêm bánh mì, sandwich, bánh mì trắng, cơm nâu hoặc kiều mạch.
3. Sữa và sản phẩm làm từ sữa
3 lần một ngày hoặc một ly sữa đầy mỗi ngày. Sữa chua, phô mai và bánh pudding cũng là một lựa chọn lý tưởng.
4. Protein
4 phần mỗi ngày. Hãy thử cho trẻ ăn nhiều loại protein như trứng, cá, thịt nạc và đậu lăng.
Bạn có thể cho trẻ bổ sung vitamin theo lời khuyên của bác sĩ.
5. Vitamin và khoáng chất
Khi nào cần đến bác sĩ?
Nếu nghi ngờ con bị suy dinh dưỡng, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Một số dấu hiệu đáng báo động mà bạn nên đưa bé đến bệnh viện để khám:
- Trẻ ngày càng còi cọc
- Trẻ ngất xỉu nhiều hơn
- Trẻ rụng tóc nhiều
- Sụt cân liên tục.
>>>Có thể bạn quan tâm: SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ NHỎ – TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHẨN ĐOÁN BỆNH