KHI MANG THAI BỊ Á SỪNG CHỮA BẰNG CÁCH NÀO AN TOÀN NHẤT?

“Em bị bệnh á sừng cũng được mấy năm rồi. Những ngón tay của em thường xuyên bị nứt nẻ, chảy máu ở các đầu ngón. Những lúc trời hanh khô thì bệnh càng nặng và có lúc tay còn bị chảy máu nữa. Trước đây khi chưa mang thai thì em có dùng loại thuốc bôi do bác sĩ chỉ định nhưng khi mang thai thì không dám dùng vì sợ ảnh hưởng đến bé. Chuyên gia có thể giải đáp giúp em là bị á sừng khi mang thai chữa bằng cách nào? được không ạ? Chứ thuốc thì không dám dùng mà bệnh thì hình như có dấu hiệu nặng thêm. Em xin cảm ơn chuyên gia”. (Minh Như – Hà Nam)

Trước hết xin cảm ơn bạn Minh Như đã gửi câu hỏi về cho chuyên trang của chúng tôi. Về câu hỏi của bạn “Bị á sừng khi mang thai chữa bằng cách nào?” chúng tôi xin cung cấp một vài thông tin như sau:

Trước hết bạn cần hiểu bệnh á sừng là khi mà da đang trong tình trạng lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân, nguyên sinh chưa chuyển hóa hết thành sừng. Vì vậy da thường có những tổn thương gây khô ráp, róc da, nứt nẻ ở ria bàn tay, bàn chân, gót chân và các đầu ngón. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân nhưng với những bệnh nhân trong thời kì mang thai thì bệnh càng có dấu hiệu nặng vì lúc này sức đề kháng yếu.

Với những bệnh nhân bình thường thì có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh này nhưng với những những bệnh nhân mang thai thì không nên sử dụng thuốc. Vì trong thuốc điều trị có những thành phần có thể làm hại đến sự phát triển của bé. Cách tốt nhất mà các mẹ nên dùng là dùng các nguyên liệu từ thiên nhiên. Vừa có công dụng điều trị hiệu quả lại vừa an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Top 5 cách chữa bệnh á sừng khi mang thai theo dân gian

Thực chất có rất nhiều cách chữa theo dân gian mà mẹ bầu nên áp dụng nhưng chúng tôi chỉ xin giới thiệu 5 cách đơn giản mà không kém phần hiệu quả. Đó là:

1/ Dùng chanh

Nguyên liệu này hết sức quen thuộc với chúng ta mà cũng là cách trị bệnh á sừng khi mang thai không thể nào bỏ qua. Vì trong chanh có tính axit và rất giàu vitamin C có tính kháng viêm, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả.

Bạn chỉ cần lấy nửa quả chanh chà xát lên vùng da bị á sừng. Để yên 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

2/ Dùng lá lốt

Lá lốt có tác dụng rất tốt trong việc chống phong hàn, giảm đau hiệu quả. Hơn nữa còn có tác dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da trong đó mẹ bầu có thể áp dụng cách này để trị bệnh á sừng..lá lốt trị á sừng khi mang thai

  • Lấy một nắm lá lốt đem rửa thật sạch rồi sau đó vò nát.
  • Bỏ vào nồi nước đun sôi lên trong vòng 10 phút.
  • Đợi nước nguội rồi dùng ngâm vùng da bị á sừng trong vòng 5 phút.
  • Cách làm này bạn nên áp dụng hàng ngày để thấy được hiệu quả.

3/ Dùng chè xanh

Đây cũng là một nguyên liệu trị á sừng an toàn mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Lá chè xanh có tính kháng khuẩn kháng viêm rất tốt nên có thể dùng để điều trị bệnh á sừng hiệu quả.

Chè xanh dùng để pha nước uống được nhiều người ưa chuộng
  • Dùng lá chè xanh rửa thật sạch rồi ngâm với nước muối để tăng công dụng kháng khuẩn.
  • Lấy lá chè nấu với 2 lít nước để sôi vài phút cho tính chất tan ra trong nước.
  • Để nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa tay chân.
  • Bạn nên áp dụng cách làm này mỗi ngày.

4/ Dùng lá trầu không

Lá trầu không cũng là một trong những nguyên liệu trị bệnh ngoài da mà chúng ta không thể bỏ qua. Vì trong lá trầu không có chất kháng khuẩn rất hiệu quả. Đồng thời có chất tanin và vitamin có khả năng phục hồi vết thương nhanh chóng.

Với nguyên liệu này chúng ta cũng tiến hành cách điều trị bằng những bước hết sức đơn giản:

  • Lá trầu không rửa sạch rồi đun với 1,5 lít nước trong vòng 30 phút cho các tinh chất tan trong nước.
  • Để nước nguội bớt rồi dùng để ngâm vùng da bị á sừng. Chú ý lấy bã lá trầu chà xát lên da bị tổn thương.
  • Với cách làm này bạn cần áp dụng mỗi tuần 2 lần.

5/ Dùng nghệ

Nghệ là một nguyên liệu quen thuộc với người Việt, chúng không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn có tác dụng điều trị các bệnh ngoài da rất hiệu quả, khá an toàn có thể dùng được cho các mẹ bầu. Nguyên liệu này theo Đông y có tác dụng chỉ thống, tiêu mủ, kích thích lên da non, thông gan mật và hủy cholestrol trong máu. Đồng thời cho hiệu quả cao trong kháng khuẩn, chống viêm nhiễm làm lành vết thương nhờ hợp chất curcumin.

Với nguyên liệu này các mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Lấy bột nghệ trộn với một ít nước tạo dạng sệt.
  • Bôi lên vùng da bị á sừng trong vòng 5 phút trước khi đi ngủ rồi rửa lại thật sạch.
  • Mỗi ngày thực hiện một lần. Chú ý bảo vệ vùng bị tổn thương tránh tình trạng viêm nhiễm.

Những biện pháp này không có hiệu quả nhanh mà cần một khoảng thời gian để da có thể hấp thu được các chất. Vì vậy bạn cần phải kiên trì và thực hiện đều đặn.

Chế độ ăn khi bị á sừng cho mẹ bầu

Đối với phụ nữ mang thai bị á sừng, chế độ dinh dưỡng hết sức quan trọng bởi nó không những hỗ trợ điều trị bệnh mà còn đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu bị á sừng trong thai kỳ, chị em nên tham khảo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc da như sau:

  • Uống nhiều nước để bổ sung độ ẩm tránh trường hợp da bị nứt nẻ.
  • Ăn nhiều rau và chất xơ để tăng cường kháng thể cho cơ thể cũng như cho da.
  • Bổ sung Omega 3 để ngăn ngừa lão hóa.
  • Tăng cường kẽm giúp ích cho sức đề kháng, hệ miễn dịch. Có thể bổ sung thông qua hải sản, lòng đỏ trứng.
  • Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Chú ý vệ sinh da sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất, chất tẩy rửa gây viêm nhiễm.

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Bị á sừng khi mang thai chữa bằng cách nào”, từ đó tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Chúc bạn có nhiều sức khỏe và có tâm lý thật thoải mái giúp em bé phát triển tốt và sinh ra khỏe mạnh.

>>>Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *