GIỚI THIỆU 7 BÀI THUỐC NAM CHỮA BỆNH Á SỪNG HIỆU QUẢ – TIẾT KIỆM

Sử dụng thuốc Nam chữa bệnh á sừng là lựa chọn của đông đảo người bệnh bởi tính tiết kiệm, đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đâu là bài thuốc hiệu quả, an toàn nhất. Để có được công thức trị á sừng tốt nhất từ thuốc Nam, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Á sừng là căn bệnh thường gặp ở rất nhiều đối tượng, bệnh chiếm tỉ lệ từ 20-30% dân số ở nước ta. Hiện tượng lớp sừng chuyển hoá còn đang dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Nếu không vệ sinh chăm sóc tốt, người bệnh dễ bị nhiễm và gây ra tình trạng sưng tấy, nổi hạch, phát sốt. Bệnh á sừng thường hay tái phát vào mùa hè.

Bên cạnh định nghĩa trên, đông y lại cho rằng bệnh á sừng là do khí huyết của cơ thể bị ngưng trệ, sinh huyết táo, thận bị hư ứ… khiến cho người bệnh gặp phải các vấn đề về da như bong tróc, nứt nẻ…

Đối với những ai đã từng mắc phải căn bệnh này rồi thì biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh luôn được người bệnh xen đón từng ngày. Hiện nay bệnh á sừng không chỉ điều trị bằng thuốc Tây mà còn có thể chữa trị bằng những bài thuốc Nam được lưu truyền từ trước trước tới nay.

Học ngay các bài thuốc Nam chữa bệnh á sừng hiệu quả nhất

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu: Lá đinh lăng khô 100g; huyết dụ 50g.

Cách thực hiện: Đem cả hai nguyên liệu vừa chuẩn bị trên rửa sạch rồi cho vào ấm sắc thuốc, đổ ngập nước sau đó bắt lên bếp sắc lấy nước uống trong ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc này mỗi ngày 1 thang sau 5-7 ngày các triệu chứng của bệnh á sừng sẽ có phần thuyên giảm rõ rệt.

✧ Bài thuốc 2:

Nguyên liệu: 50g lá sung, 50g lá đu đủ, 1 củ khoai tây.

Cách thực hiện: Rửa sạch lá sung và đu đủ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn sau đó vắt lấy nước cốt lá. Còn khoai tây đem gọt sạch vỏ, rửa sạch sau đó thái thành lát nhỏ hấp chín rồi nghiền nát khoai tây trộn cùng với nước cốt lá. Trước khi thực hiện bài thuốc này yêu cầu người bệnh cần phải vệ sinh sạch vùng da bị bệnh á sừng bằng nước ấm rồi bôi hỗn hợp vừa làm xong lên da, dùng miếng vải sạch băng lại rồi đi ngủ cho đến sáng hôm sau mới tháo ra.

✧ Bài thuốc 3:

Nguyên liệu: Rau răm, sài đất (chuẩn bị theo tỉ lệ 1:1).

Cách thực hiện: Sài đất rửa sạch, đun lấy nước, để ấm rồi dùng nước thuốc vệ sinh vùng da bị bệnh trong ngày. Còn rau răm rửa sạch, sau đó giã nát rồi đắp lên chỗ bị bệnh á sừng. Mỗi lần đắp như vậy khoảng 40-60 phút, thực hiện ngày 1-2 lần để nhanh chóng phát huy kết quả của bài thuốc này.

✧ Bài thuốc 4:

Nguyên liệu: 100g lá trầu không, 1,5 lít nước lọc sạch.

Cách thực hiện: Lá trầu không rửa thật sạch, vò nát rồi cho vào nồi đun với 1.5 lít nước. Đun sôi trong 30 phút cho các chất có trong lá trầu nhã ra nước rồi tắt bếp chờ nước nguội. Khi nước còn ấm dùng nước thuốc này để ngâm tay, chân, vùng da bị bệnh á sừng trong khoảng 10-15 phút. Thực hiện liên tục mỗi ngày 2 lần.

Nếu không kiếm được lá trầu không áp dụng cho bài thuốc số 4 này thì bạn có thể thay thế lá trầu không bằng các loại lá như lá lốt, đinh lăng, chè xanh, khổ qua… cách thực hiện tương tự như bài thuốc trên. Hãy kiên trì áp dụng để có một kết quả như ý.

✧ Bài thuốc 5:

Nguyên liệu: Một nắm lá vòi voi.

Cách thực hiện: Bạn dùng 1 nắm lá vòi voi đem rửa sạch, giã nát. Sau đó bạn đắp lên vị trí da bị bệnh á sừng khoảng 25 – 30 phút rồi bỏ ra. Thực hiện cách chữa á sừng này 1-2 lần một ngày liên tục cho đến khi nào các triệu chứng của bệnh đã cải thiện.

Lưu ý: Chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi chỉ được phép đắp thuốc bên ngoài da không được dùng bài thuốc này để uống. Vì cây vòi voi có chứa chất ancaloid pyrolizidinn một chất có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và gây ung thư ở một số người không dị ứng với dị ứng với thành phần của thuốc.

✧ Bài thuốc 6:

Nguyên liệu: Xích đồng, ké đầu ngựa, thổ phục linh, vỏ gạo, hạ khô thảo, kim ngân, xác ve sầu, đơn đỏ, kinh giới, rau má, bồ công anh, cây trinh nữ mỗi vị chuẩn bị từ 10- 12g.

Cách thực hiện: Đem sắc lấy nước uống trong 1-2 ngày, mỗi ngày uống 2 lần sau mỗi bữa ăn.

✧ Bài thuốc 7:

Nguyên liệu: Hành sống ( vừa lá và rễ) 50g, xuyên tiêu 30g, hạt cây chổi xuể 20g.

Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu trên đã được rửa sạch cho vào ấm sắc thuốc cùng với lượng nước vừa đủ, đun sôi trong thời gian 5-10 phút, chắc nước thuốc ra ngoài để nguội rồi rửa vùng da bị á sừng.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Nam chữa bệnh á sừng

Thuốc Nam có tác dụng giúp mát gan, giải nhiệt, giải độc, thanh nhiệt cơ thể, sát trùng, nhiễm khuẩn… mang lại kết quả điều trị khá cao. Ngoài ra, thuốc còn có ưu điểm dễ kiếm, thực hiện đơn giản, không mất nhiều chi phí, người bệnh có thể thực hiện bất kì lúc nào nên được nhiều người lựa chọn.

Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc cần đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả của chúng. Đối với nhiều bệnh nhân bị bệnh á sừng thể nặng, khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược thì nên chuyển sang dùng thuốc đông y hoặc tây y để bệnh được điều trị sớm khắc phục, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Khi dùng thuốc bạn cần phải kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh mỗi ngày tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin C, A, D, E… để cải thiện bệnh tình.

Không dùng tay cào hay gãi các lớp sừng sẽ làm tổn thương đến làn da khiến cho tế bào sừng thoái hóa mạnh hơn, dễ bị viêm nhiễm.

Hạn chế tiếp xúc với các loại hoá chất tẩy rửa hay mỹ phẩm chứa nhiều chất tẩy; Nên dưỡng ẩm cho da thường xuyên, cung cấp nước đủ trong ngày và các chất dinh dưỡng giúp làn da trở nên mềm mại hạn chế bệnh tái phát.

Việc điều trị bệnh á sừng đạt được hiệu quả nhanh hay chậm còn phải phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Do đó, bệnh nhân nên thường xuyên đi khám để bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng bệnh. Từ đó áp dụng cách điều trị và liệu trình thuốc phù hợp đạt được kết quả tốt nhất.

Hi vọng qua những thông tin vừa rồi sẽ giúp các bạn có thêm những kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh á sừng đạt kết quả tốt nhất. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *