3 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH TỔ ĐỈA VÀ CÁCH XỬ LÝ HIỆU QUẢ

Tổ đỉa là dạng viêm da đặc biệt mà ai cũng có thể mắc phải. Bệnh chỉ xảy ra ở vùng da bàn tay và bàn chân, có xu hướng tái đi tái lại nếu không sớm có biện pháp can thiệp.

>>> Xem thêm: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TỔ ĐỈA | Thuanmoc.vn

Các giai đoạn của bệnh tổ đỉa

Bệnh nấm tổ đỉa được chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn bệnh có các triệu chứng khác nhau với mức độ nguy hiểm tăng dần.

1. Giai đoạn đầu của bệnh

Ở giai đoạn đầu, bạn sẽ cảm thấy da ngứa ngáy khó chịu. Sau khi gãi thấy xuất hiện những mảng da đỏ, hơi cộm lên. Quan sát kỹ bạn có thể thấy được những nốt nhỏ bé lấm tấm trên lớp biểu bì sâu dưới da. Đây chính là phản ứng giữa môi trường bảo vệ bên trong cơ thể với những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài gây ra.

2. Giai đoạn giữa

Tầm khoảng 3-5 ngày tiếp đó, bạn sẽ thấy các mụn nước màu trắng trong xuất hiện to và nhiều hơn trên các mặt tổn thương da. Không như các bệnh ngoài da khác, mụn nước do bệnh tổ đỉa gây ra thường có kích thước nhỏ, nằm sâu, mọc dày đặc sát nhau, khó vỡ, những nốt mụn này chồng lên nhau hết lớp này tới lớp khác.

Mụn nước ở tay gây ngứa là biểu hiện của bệnh tổ đỉa

3. Giai đoạn tiến triển nghiêm trọng

Nếu những triệu chứng ban đầu xuất hiện mà người bệnh không biết cách xử lý sớm thì bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với những biểu hiện như: Mụn nước vỡ ra làm chảy dịch, dịch tiết ra gây gây mủ viêm nhiễm da, vùng da bị bệnh có thể lan sang vùng da lành và tới giai đoạn này chúng trở nên sẫm màu hơn kèm theo bề mặt trở nên xù xì thô ráp hơn.

Bệnh tổ đỉa tiến triển dai dẳng, hay tái phát theo chu kì, thành mãn tính, kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, gây trở ngại cho sinh hoạt và lao động nếu không được điều trị đúng cách.

Điều trị tổ đỉa bằng cách nào hiệu quả và an toàn?

Tổ đỉa có liên quan đến yếu tố tự miễn và cơ địa. Vì vậy, bệnh dễ tái phát và khó điều trị. Một số cách được sử dụng để đẩy lùi bệnh tổ đỉa bao gồm:

1. Kinh nghiệm chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian

Đối phó với bệnh tổ đỉa, dân gian thường sử dụng các thảo mộc có sẵn dễ tìm kiếm. Một trong những cách được dân gian sử dụng phổ biến là:

  • Chữa tổ đỉa bằng tỏi: Sử dụng vài nhánh tỏi tươi, bóc vỏ, giã nát lấy nước bôi lên vùng da tổ đỉa.
  • Chữa tổ đỉa bằng muối: Lấy 1 lượng muối sạch, hạt to, rang nóng trên lửa nhỏ trong 5 phút. Để muối nguội và đắp lên vùng da tổ đỉa, bó lại bằng vải mỏng trong 20 phút và vệ sinh lại vùng da.
  • Chữa tổ đỉa bằng lá lốt: Dùng 1 nắm lá lốt, rửa sạch, xay nhuyễn và lọc lấy nước. Pha nước đó với nước ấm và uống mỗi ngày.
  • Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không: Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, đun sôi với nước và dùng nước đó ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa.
  • Chữa tổ đỉa bằng mò trắng: Lấy 1 nắm lá mò trắng, rửa sạch, đun sôi với nước. Đun đến khi nước đặc lại thì dùng nước này bôi, ngâm rửa vùng da tổ đỉa.

Mẹo chữa tổ đỉa tại nhà bằng dân gian

Mẹo dân gian thường lành tính do sử dụng các thảo dược. Tuy nhiên, các cách này chưa được kiểm chứng, sử dụng thảo dược theo cảm tính và truyền miệng nên hiệu quả không cao. Các bước thực hiện tốn thời gian và nếu không đúng dễ gây bội nhiễm.

2. Chữa tổ đỉa bàn chân, tay bằng Tây y giảm triệu chứng bên ngoài

Các loại thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng sinh, kháng viêm, thuốc chống nấm, chống dị ứng, thuốc trị tổ đỉa của Nhật dạng bôi, uống thường được bác sĩ chỉ định. Các loại thuốc này giúp giảm triệu chứng tổ đỉa nếu tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Một số nhóm thuốc được sử dụng gồm:

  • Thuốc chống nhiễm khuẩn: Bao gồm các loại kháng sinh dạng bôi hoặc uống. Các loại kháng sinh được chỉ định khi tổ đỉa có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Tổ đỉa bôi, uống thuốc gì cần được bác sĩ kê đơn và sử dụng theo liều lượng.
  • Thuốc chống nấm tổ đỉa: Một số loại thuốc như Clotrimazol, Ketoconazole dạng kem bôi hoặc thuốc uống để giảm triệu chứng ngứa ngoài da.
  • Thuốc chống dị ứng: Bao gồm nhóm thuốc kháng Histamin hoặc nhóm thuốc chữa corticoid. Thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên được khuyến cáo hạn chế sử dụng.
  • Ngoài ra, 1 số thuốc giảm ngứa, sát trùng tại chỗ dạng ngâm rửa, thuốc tím, thuốc BSI 1%-3%, thuốc chống nhiễm khuẩn Eosine Cooper 2%, Milian….

Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng, vì lạm dụng thuốc trị tổ đỉa bàn tay, chân dễ gây tác dụng phụ bào mòn da, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Mặt khác, việc lạm dụng thuốc Tây là nguyên nhân gây tổ đỉa nên sử dụng thuốc có thể là yếu tố làm tăng nặng triệu chứng và dễ tái phát.

3. Cách chữa nổi mụn nước ở tay do bệnh tổ đỉa bằng thuốc Đông y

Sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh tổ đỉa cũng là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Dưới đây là các bài thuốc thường được Y học cổ truyền sử dụng:

Bài thuốc số 1:

Chuẩn bị các vị gồm ké đầu ngựa, cỏ mực, kinh giới, sinh địa, ý dĩ, ích mẫu (mỗi thứ 16g); Tỳ giải và hoàng bá (mỗi thứ 12g). Các nguyên liệu trên tạo thành một thang dùng sắc lấy nước đặc, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc số 2:

Các vị thuốc cần chuẩn bị bao gồm: Sinh địa, kinh giới (mỗi thứ 16g), đương quy, xuyên khung, liên kiều, bạch thược, thương truật, hoàng bá (mỗi thứ 12g). Các vị thuốc đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia đều làm 3 lần uống trong ngày.

Dùng thuốc Đông y chữa nổi mụn nước ngứa ở tay do tổ đỉa

Chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp hết ngứa, ngừa tái phát

Khi điều trị bệnh nấm tổ đỉa, ngoài việc lựa chọn cho mình loại thuốc trị bệnh hiệu quả thì chế độ ăn uống và sinh hoạt là vô cùng quan trọng. Thuanmoc.vn có một số lời khuyên về chế độ ăn uống sinh hoạt trong khi điều trị bệnh nấm tổ đỉa như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: xà phòng, dầu gội, sữa tắm, nước rửa bát… phải đeo găng tay cao su khi tiếp xúc với các hóa chất đó.
  • Thận trọng trong việc tiếp xúc với các chất bẩn. Cần có bảo hộ như quần áo, găng tay khi làm việc trong những môi trường này.
  • Thận trọng với các món ăn lạ như những đồ ăn nhiều protein và tanh (tôm, cua, cá, thịt bò, đồ hộp…) và các đồ ăn có chứa chất béo (đường, sữa, bơ…) ngoài ra các bạn nên dùng các thực phẩm giàu vitamin A, B, C và các thức ăn dễ tiêu hóa để chống táo bón như cà chua, khoai lang, bắp cải… và các thức ăn có nhiều đạm, canxi như thịt heo, đậu hũ… Đối với những trường hợp bị phù nề, rịn nước nên giảm thức ăn có nhiều nước như: chanh, súp, uống ít nước, không uống nước cam nước chanh…
  • Bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý theo một giờ nhất định, chịu khó tập thể dục thể thao để bài tiết mồ hôi.

>>>Xem thêm: CHỮA BỆNH TỔ ĐỈA BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN HIỆU QUẢ | Thuanmoc.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *