NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TỔ ĐỈA

Tổ đỉa là bệnh về da thường gặp gây ra các triệu chứng đau ngứa, khó chịu và mất thẩm mỹ. Bệnh tổ đỉa tái phát dai dẳng, nguy cơ nhiễm khuẩn dẫn đến viêm, bội nhiễm và khó điều trị. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu về bệnh, nhận biết được triệu chứng và có được giải pháp chữa tổ đỉa hiệu quả, an toàn đã được kiểm chứng.

Bệnh tổ đỉa là gì? Tổ đỉa có lây không?

Theo tìm hiểu của Thuanmoc.vn thì tổ đỉa hay nấm tổ đỉa là một dạng viêm da với tổn thương khu trú tại lòng bàn chân, lòng bàn tay, rìa các ngón tay, chân. Tổ đỉa tái phát mãn tính dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, cuộc sống, công việc của người bệnh.

Tổ đỉa là bệnh ngoài da nên nhiều người lo lắng bị lây khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, tổ đỉa là bệnh không lây nhiễm, không có tác nhân lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Trong một số trường hợp các thành viên trong cùng 1 gia đình có chế độ sinh hoạt và làm việc giống nhau đều mắc bệnh tổ đỉa là do tính di truyền từ thế hệ cha mẹ sang con cái.

Tổ đỉa là bệnh không lây nhiễm

Tuy tổ đỉa không lây sang người khác nhưng vùng tổn thương dễ lan rộng sang vùng da lân cận. Vì thế, bạn nên chủ động chữa trị sớm và đúng cách để tránh biến chứng nguy hiểm. Việc cần làm là sớm nhận biết các triệu chứng tổ đỉa để có giải pháp chữa trị sớm, tăng khả năng khỏi bệnh.

Triệu chứng tổ đỉa khó chịu và dai dẳng

Triệu chứng đặc trưng là nổi mụn nước rải rác hoặc từng đám nằm chìm sâu dưới da, cứng chắc và khó vỡ, kèm theo đau ngứa, khó chịu. Mụn nước vỡ hoặc tự tiêu vùng da bệnh dày sừng có màu vàng, bong tróc. Da bóng đỏ, mỏng và có các viền da xung quanh.

Bệnh tiến triển theo mùa, tái phát dai dẳng và bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Vào mùa đông thời tiết lạnh và khô vùng da tổ đỉa thường bị khô, nứt nẻ, rỉ máu và đau đớn. Mùa hè khí hậu nóng, bàn tay, bàn chân dễ ra mồ hôi khiến các mụn nước nổi nhiều hơn. Mồ hôi gây ngứa rát, xót da, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Một số trường hợp mắc tổ đỉa bọng nước khi tiếp xúc hóa chất và tổ đỉa khô gây đỏ da, bong tróc, ngứa rát khó chịu.

Tổ đỉa nhiễm khuẩn và những biến chứng nguy hiểm

Tổ đỉa không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ mà còn nguy hiểm khi biến chứng bội nhiễm. Phản ứng ngứa – gãi tổ đỉa bàn tay, bàn chân dễ gây nhiễm khuẩn.

Tổ đỉa bội nhiễm thường có mụn mủ, tổn thương khó lành và khó chữa, thậm chí dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng máu, hoại tử. Vi khuẩn gây bội nhiễm có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh, kể cả những kháng sinh liều cao. Sau bội nhiễm thường để lại sẹo vĩnh viễn.

Tổ đỉa bội nhiễm biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây tổ đỉa là gì?

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, tổ đỉa có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Do tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa:

Thường xuyên làm việc trong môi trường tiếp xúc với háo chất tẩy rửa, xi măng, xà phòng, xăng dầu… là nguyên nhân gây các bệnh về da, trong đó có tổ đỉa. Vì vậy, những người làm nội trợ, thợ làm tóc, công nhân xây dựng, công nhân trong các nhà máy hóa chất, điện từ… là đối tượng dễ mắc tổ đỉa.

Mắc tổ đỉa bàn tay, chân do ô nhiễm môi trường:

Khói bụi, môi trường ô nhiễm, sử dụng nguồn nước ô nhiễm khiến con người rất dễ gặp các vấn đề về da. Bên cạnh đó, các dị nguyên có trong không khí như lông động vật, chất da ở giày dép… cũng là những yếu tố nguy cơ kích hoạt triệu chứng tổ đỉa bùng phát.

Do yếu tố di truyền:

Tổ đỉa cũng giống như nhiều bệnh lý liên quan đến cơ địa dị ứng khác có tính di truyền. Do đó, những người có bố mẹ mắc tổ đỉa thì tỷ lệ mắc bệnh cao hơn rất nhiều lần so với người bình thường.

Cơ địa mẫn cảm là nguyên nhân gây tổ đỉa:

Chức năng giải độc yếu, cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với các yếu tố môi trường, thời tiết, hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn hàng rào bảo vệ da là nguyên nhân trực tiếp gây nấm tổ đỉa. Đây cũng chính là lý do mà tổ đỉa rất khó chữa trị nếu không ổn định được cơ địa, chống dị ứng. Ngoài ra, tổ đỉa còn có thể do lạm dụng thuốc, mắc các bệnh về da, dị ứng thời tiết.

Nguyên nhân tổ đỉa

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp các bạn độc giả phần nào biết thêm về căn bếnh tổ địa. Hãy cùng tôi đón đợi phần tiếp theo: 3 GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH TỔ ĐỈA VÀ CÁCH XỬ LÝ HIỆU QUẢ | THUẦN MỘC CHÍNH HÃNG (thuanmoc.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *