CHỮA CHÀM THỂ TẠNG Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ EM AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

Theo thống kê có khoảng 90% trường hợp bệnh chàm thể trạng ở trẻ sơ sinh xuất hiện trước lúc 5 tuổi. Và 50% trong số những đứa trẻ mắc bệnh này vẫn còn lưu bệnh khi đã bước sang độ tuổi trưởng thành. Do vậy, việc cha mẹ sớm nhận biết các dấu hiệu bệnh và kịp thời can thiệp, xử lý là điều vô cùng cần thiết.

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Viêm da cơ địa hay viêm da thể tạng là cách gọi tên chỉ chung cho một căn bệnh đó là chàm thể tạng ở trẻ em. Bệnh xuất hiện ở nhiều độ tuổi, từ 2 tháng tuổi cho đến 10 tuổi. Và bệnh cũng thường tái phát nhiều lần gây ngứa ngáy và ảnh hưởng đến đời sống của trẻ.

1/ Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm thể tạng ở trẻ em

Hiện nay các nhà khoa học chưa xác định rõ nguyên nhân trực tiếp gây bệnh chàm thể trạng ở trẻ em. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho biết, căn nguyên gây bệnh chủ yếu là do yếu tố bẩm sinh. Cụ thể là do cơ thể thiếu IgA nhưng lại quá thừa thãi IgE dẫn đến tình trạng các phản ứng dị ứng hình thành và gây bệnh. Ngoài ra, bệnh chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh cũng có thể là do các nguyên nhân gây bệnh như:

  • Yếu tố di truyền: Nếu tiền sử gia đình có người thân mắc các bệnh như viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng hoặc hen suyễn thì những người thân trong gia đình đều có nguy cơ mắc phải những căn bệnh này. Ví dụ, nếu cha mắc bệnh chàm thể tạng hoặc cả cha và mẹ đều mắc phải bệnh này, đứa trẻ sinh ra nguy cơ mắc bệnh thường rất cao.
  • Yếu tố môi trường và khí hậu: Môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân kích thích chàm thể tạng bùng phát ở con. Cụ thể, những nước đang phát triển, nhất là những nước có môi trường ô nhiễm cao khả năng trẻ em ở đó mắc bệnh chàm thể tạng khá cao. Hoặc những nơi có khí hậu lạnh thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm thể tạng ở trẻ em. Điển hình, trẻ em Việt sinh sống và làm việc ở những nơi khí hậu lạnh như Anh (London) có nguy cơ mắc bệnh chàm thể tạng cao hơn trẻ em đang sống tại Việt Nam.
  • Chất kích ứng như bột giặt, chất tẩy rửa, xà phòng,… hoặc yếu tố dị nguyên như lông động vật, thức ăn, nước uống,… hay yếu tố chấn tâm lý cũng góp phần làm bùng phát bệnh chàm thể trạng ở trẻ em.

Hình ảnh trẻ bị chàm thể tạng

Cho dù là nguyên nhân gây bệnh nào, cha mẹ cũng nên phát hiện bệnh sớm để điều trị bệnh kịp thời cho con. Bởi khi phát hiện chàm thể trạng ở trẻ sơ sinh sớm sẽ giúp làm tăng khả năng chữa khỏi bệnh lên đến 80% trong 1 – 2 năm đầu đời của trẻ.

2/ Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện của chàm thể trạng ở trẻ sơ sinh và trẻ em thường thay đổi theo độ tuổi. Cho nên để nhận biết bệnh cha mẹ có thể dựa trên những dấu hiệu và độ tuổi sau đây:

  • Chàm thể tạng khởi phát ở trẻ lúc 2 – 3 tháng tuổi: Triệu chứng ban đầu của bệnh đó là da trẻ bị khô và tróc vảy. Bên cạnh đó, trẻ cảm thấy ngứa ngáy ở mặt, đầu, gò má và một số bộ phận khác. Ngoài ra, xuất hiện những nốt mụn nước trên da, nếu bị vỡ gây rỉ dịch. Trẻ em mắc bệnh chàm thể trạng ở độ tuổi này thường không nói được nhưng dựa vào các biểu hiện như trẻ chà xát lên nệm, quấy khóc và ngủ không ngon,… cha mẹ có thể đoán biết được bệnh.
  • Biểu hiện khi trẻ 2 tuổi cho đến khi dậy thì: Thường bắt gặp những tổn thương xuất hiện chủ yếu ở đầu gối và nếp gấp khuỷu tay. Ngoài ra có thể bắt gặp ở cổ, mắt cá, cổ tay hoặc đùi. Những tổn thương này thường gây tróc vảy và ngứa ngáy và theo một thời gian, vùng da bị chàm thể tạng trở nên sần sùi, dày lên và sạm đi do gãi nhiều. Và hiện tượng này thường được giới chuyên môn gọi là “liken hóa”. Ngứa liên tục và xuất hiện nốt sần trên những vùng da dầy này.

Cách chữa chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều cách điều trị bệnh chàm thể trạng ở trẻ em. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng thể bệnh và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Và sau đây là một số loại thuốc và biện pháp điều trị bệnh chàm thể trạng ở em.

1/ Sử dụng chất dưỡng ẩm và làm mềm da

Nếu bệnh chàm thể trạng ở mức độ nhẹ, các mẹ có thể sử dụng các chất dưỡng ẩm để làm mềm da, ngăn ngừa tình trạng khô rát da, giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Các mẹ nên cho con sử dụng các chất làm mềm da an toàn như dạng mỡ cho da khô hoặc dùng các loại dung dịch, kem dành riêng cho da chàm có mức độ từ nhẹ đến trung bình.

Sử dụng các loại kem này bôi ít nhất 2 lần trong ngày để làm giảm sự mất nước qua da và ngăn ngừa khô da. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả cao trong điều trị, các bạn nên bôi kem dưỡng ẩm cho con ngay sau khi trẻ vừa mới tắm xong, khi đó da còn ướt, dưỡng chất được hấp thu tốt hơn.

Mật ong giúp làm mềm da hiệu quả

Các chất làm mềm da, dưỡng ẩm hiện nay trên thị trường được bày bán khá nhiều. Tuy nhiên, trước khi sử dụng để điều trị bệnh trên diện rộng cho con, hãy chắc chắn da con bạn không dị ứng với chúng. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng chất dưỡng ẩm tự nhiên như dầu dừa, mật ong,… để cải thiện bệnh cho con.

2/ Dùng thuốc điều trị bệnh chàm thể tạng ở trẻ em

✧ Kem steroids bôi ngoài da

Nếu bệnh dễ kiểm soát, cha mẹ chỉ cần sử dụng chất làm mềm da để điều trị nhưng nếu chàm thể tạng ở trẻ em bùng phát và lan rộng. Lúc này, dùng kem steroids bôi ngoài da để ngăn chặn bệnh. Thông thường, thuốc bôi kem steroids thường có 4 mức độ đó là từ nhẹ đến trung bình, mạnh và rất mạnh. Do đó, tùy vào độ tuổi, mức độ bệnh và diện tích vùng da cần bôi mà thuốc sẽ được chỉ định bôi ở mức độ nào.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên lưu ý không tự tiện mua thuốc steroids để điều trị bệnh cho con mà hãy sử dụng đúng đơn thuốc bác sĩ kê toa, tránh trường hợp thuốc gây tác dụng phụ.

Kem bôi ngoài cũng được bố mẹ sử dụng phổ biến nhưng tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ

✧ Steroids dạng uống

Steroids dạng uống chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh chàm thể tạng ở trẻ em chuyển nặng và thuốc steroids dạng bôi không mang lại hiệu quả. Trong quá trình sử dụng thuốc này, con sẽ chịu sự giám sát của bác sĩ.

✧ Một số loại thuốc khác

Ngoài các loại thuốc này, một số loại thuốc khác được chỉ định để điều trị bệnh chàm thể trạng ở trẻ sơ sinh và trẻ em như:

  • Các loại thuốc ức chế miễn dịch và ánh sáng cực tím được chỉ định đối với trường hợp bệnh chàm thể tạng chuyển nặng.
  • Các loại thuốc kháng histamin giúp giảm viêm và giảm ngứa.
  • Băng ướt giúp làm dịu da bị khô và ngứa.

Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm thể tạng ở trẻ em

Nếu trẻ không may bị chàm thể tạng, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:

  • Cha mẹ nên cho con tắm rửa hàng ngày. Tuy nhiên, nên giới hạn thời gian tắm cho trẻ, tối thiểu từ 5 – 10 phút. Bởi ngâm mình quá lâu trong nước sẽ khiến da bị khô và làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên cho con tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng sẽ gây mất đi chất dầu tự nhiên giúp cân bằng độ ẩm trên da. Tốt nhất nên để con tắm với nước hơi âm ấm.
  • Ngoài ra, trong khi tắm, không nên dùng xà phòng hoặc sữa tắm có nồng độ pH cao. Có thể sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không hương hoặc dùng chất làm sạch có nguồn gốc tự nhiên.
  • Nên cắt móng tay cho trẻ để hạn chế tình trạng gãi ngứa. Vì điều này sẽ làm giảm khả năng gãi ở trẻ, hạn chế tình trạng da bị tổn thương và gây viêm nhiễm nặng nề. Hoặc bạn cũng có thể đeo găng tay cho con để ngăn ngừa con gãi lúc ngủ.
  • Giữ nhiệt độ nhà ở và phòng ngủ của trẻ ổn định, tránh không khí quá khô hoặc quá nóng làm da trẻ bị khô hay đổ mồ hôi do nhiệt tỏa ra nhiều.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng với chất liệu cotton thoáng mát. Đồng thời, da trẻ rất nhạy cảm cho nên cha mẹ không nên dùng xà phòng mạnh để giặt quần áo cho con.

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh là bệnh rất hay gặp và khó xử lý, khiến con trẻ khó chịu quấy khóc. Do đó, để giúp con thoát khỏi triệu chứng này cha mẹ nên tìm hiểu và áp dụng các biện pháp xử lý an toàn, tránh để bệnh diễn biến nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

>>>Xem thêm: NHỮNG LƯU Ý MẸ BẦU CẦN BIẾT NẾU MUỐN CON AN TOÀN KHI BỊ CHÀM. | THUẦN MỘC CHÍNH HÃNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *