Tình trạng bị chàm khi mang thai khiến nhiều chị cảm cảm thấy lo lắng và vô cùng mệt mỏi. Tuy không nguy hiểm nhưng nếu bệnh không được xử lý sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì thế kiến thức về nguyên nhân và cách điều trị bệnh chàm trong giai đoạn này là vô cần cần thiết.
Bệnh chàm khi mang thai làm nhiều chị em vô cùng lo lắng
Nhiều người bị chàm khi mang thai – đi tìm nguyên nhân gây bệnh
Khi mắc bệnh chàm, trên da của chị em thường xuất hiện những nốt mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Một thời gian sau tại những vùng da bị tổn thương sẽ dày cộm lên và nổi vảy. Tình trạng ngứa cùng những biểu hiện trên da làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tâm lý của chị em, đồng thời ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Việc nhiều chị em mắc phải bệnh chàm trong thai kỳ hiện chưa có nguyên nhân cụ thể. Nhưng theo chúng tôi nghiên cứu phần lớn là do hệ miễn dịch của chị em suy giảm. Từ đó dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với các tác nhân: thời tiết, hóa chất, vật liệu thô ráp.
>>>Nếu muốn biết thêm chi tiết về bệnh chàm, bạn có thể tham khảo bài viết: VIÊM DA CƠ ĐỊA: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT | THUẦN MỘC CHÍNH HÃNG
Cách chữa bệnh chàm khi mang thai
Việc điều trị bệnh trong giai đoạn này cần phải hết sức thận trọng vì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Cụ thể như sau:
1/ Sử dụng thuốc đúng cách
Nhiều chị em lo ngại việc dùng thuốc trong thời kì này có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi, dễ làm bé bị dị tật. Điều này là đúng nhưng vẫn có nhiều loại thuốc có thể dùng trong thời kỳ mang thai.
Khi mắc bệnh, bạn không nên cố gắng chịu đựng mà nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Có một số thuốc có thể dùng chữa bệnh chàm khi mang thai mà mẹ có thể dùng như kem bôi hydrocortisone, thuốc kháng histamin… Nhưng việc dùng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, việc dùng sai thuốc hoặc quá liều rất dễ gặp phải tác dụng phụ.
Một số thuốc bôi có thể dùng cho phụ nữ mang thai
Mẹ cần nhớ là không được tự ý dùng thuốc hoặc thay thế các loại thuốc đã chỉ định. Chú ý quan sát nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc cũng cần phải liên hệ ngay với bác sĩ, tránh để lâu có thể xảy ra những tình huống đáng tiếc.
2/ Chăm sóc da đúng cách
Da lúc này đã bị tổn thương, rất nhạy cảm cùng với hệ miễn dịch yếu đi nên dễ làm bệnh chàm nặng hơn đồng thời đối mặt với nguy cơ mắc nhiều bệnh ngoài da khác. Vì vậy việc chăm sóc da đối với chị em trong giai đoạn này rất quan trọng. Chúng tôi xin gợi ý một vài biện pháp như sau:
Dưỡng ẩm da là một cách hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa khi mang thai hiệu quả
- Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân có thể gây bệnh như: xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm…
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn cho da. Cách này giúp duy trì lớp màng bảo vệ tự nhiên, giúp giảm ngứa hiệu quả. Ban đầu nên thử trước ở một vùng da nhỏ, nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục dùng cho các vùng da khác.
- Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách. Mẹ cũng nên dùng thêm các loại nước tắm từ các loại lá có khả năng kháng khuẩn cao như lá chè xanh, lá trầu không…
- Chú ý mặc những trang phục thoáng mát, rộng rãi dễ thấm hút mồ hôi.
3/ Có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh
Trong thời kỳ mang thai chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì lúc này việc ăn không chỉ để duy trì hoạt động cho cơ thể của mẹ mà còn đảm bảo cho sự phát triển của bé. Có khá nhiều loại thực phẩm có thể làm cho tình trạng bệnh ngày một trầm trọng nên mẹ cần phải biết nên ăn gì và không nên ăn gì ở giai đoạn này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin cùng các loại khoáng chất giúp tăng sức đề kháng hiệu quả.
Ngoài ra nên bổ sung các thực phẩm nhiều kẽm để đẩy nhanh quá trình chữa lành những tổn thương do bệnh chàm gây ra. Bạn có thể ăn nhiều: thịt bò, thịt lợn, bột yến mạch…
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên biết những thực phẩm nên hạn chế vì có thể làm bệnh nặng hơn. Cụ thể đó là: thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống chứa cồn…
Bạn đừng quá lo lắng nếu không may bị chàm khi mang thai vì tâm lý không ổn định có thể tác động làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Hơn nữa cũng không được chủ quan mà phải tiến hành các biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt.