CHỮA BỆNH TỔ ĐỈA BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN HIỆU QUẢ

Bạn hoàn toàn có thể dùng lá lốt, lá trầu không, tỏi… để áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian. Thậm chí nhiều người còn cảm thấy bất ngờ trước những gì mà cách điều trị này có thể mang lại.

11 mẹo dân gian trị tổ đỉa không nên bỏ qua

Việc dùng các bài thuốc dân gian luôn được nhiều người ưu tiên khi điều trị bệnh ngoài da bởi tiết kiệm chi phí, cách làm đơn giản. Với bệnh tổ đỉa, những mẹo này cũng không là ngoại lệ. Dưới đây 10+ phương pháp dân gian chữa bệnh tổ đỉa hữu ích nhất bệnh nhân có thể tham khảo.

>>>Xem thêm: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TỔ ĐỈA | Thuanmoc.vn

1/ Lá lốt

Đây là nguyên liệu được sử dụng trong nhiều món ăn trong gian bếp, nhưng còn khả năng điều trị bệnh tổ đỉa thì không phải ai cũng biết. Loại lá này có vị cay, tính nồng có khả năng giảm đau khá hiệu quả. Còn theo nhiều nghiên cứu thì tinh chất của lá lốt có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp điều trị khá nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa.

Lá lốt là nguyên liệu thiên nhiên hữu ích cho bệnh tổ đỉa

Bạn không nên bỏ qua cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt với các bước như sau:

  • Chuẩn bị: 30g lá lốt tươi cùng một ít muối.
  • Lá lốt tươi rửa thật sạch, giã nát cùng với muối rồi vắt nước để uống.
  • Tận dụng phần bã lá, nấu lên cùng 3 chén nước rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 10 phút.
    Áp dụng mỗi ngày 1 lần, trong khoảng 1 tuần thì các triệu chứng bệnh sẽ giảm.

2/ Lá trầu không

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là phương pháp dân gian đơn giản hiệu quả mà chúng ta không thể bỏ qua. Trong thành phần của lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu, có khả năng kháng khuẩn kháng viêm giúp làm lành những tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra.

Tinh dầu trong lá trầu không giúp ức chế bệnh tổ đỉa khá tốt

Bạn có thể tiến hành điều trị bệnh tổ đỉa bằng nguyên liệu này theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị: một nắm là trầu không và một ít phèn chua.
  • Lá trầu không rửa thật sạch, vò nát rồi cho vào nồi nước nấu cùng với phèn chua.
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng nước lá trầu không vệ sinh vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 15 phút. Nhớ lấy thêm bã lá chà xát lên vùng da bị tổn thương.
  • Áp dụng cách này trong khoảng 2-3 tuần thì bệnh sẽ được cải thiện.

3/ Cây chìa vôi

Không chỉ là một cách điều trị bệnh tổ đỉa theo mẹo dân gian mà các nhà nghiên cứu cũng đã tìm hiểu hiệu quả của cây chìa vôi trong việc điều trị căn bệnh này. Trong thành phần của cây chìa vôi có chứa hợp chất phenolic, acid amin, saponin, protid, vitamin C… có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và điều trị những tổn thương do một số bệnh ngoài da gây ra.

Chúng ta có thể tận dụng cây chìa vôi để chữa tổ đỉa

Dân gian vẫn lưu truyền cách dùng cây chìa vôi để điều trị bệnh theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị: vài dây cây chìa vôi.
  • Cây chìa vôi rửa thật sạch, phơi khô rồi sao vàng. Sau đó bảo quản để dùng dần.
  • Mỗi lần dùng một ít nấu với nước cho tinh chất tan ra trong nước.
  • Để nước nguội bớt rồi thì dùng để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa.
  • Áp dụng vài lần mỗi tuần thì các triệu chứng bệnh tổ đỉa sẽ được cải thiện

4/ Lá khế

Theo các thầy thuốc dân gian, lá khế có tính mát, ôn sinh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc đồng thời có tính kháng khuẩn nên giúp làm giảm các tác nhân gây bệnh tổ đỉa khá hiệu quả.

Nếu dùng nguyên liệu này để điều trị bệnh tổ đỉa, bạn chỉ cần thực hiện như sau:

  • Lấy một nắm lá khế rửa sạch cùng 1 ít muối.
  • Giã nát lá khế rồi trộn với 2 thìa nước cốt chanh.
  • Vệ sinh da thật sạch rồi đắp lên vùng da bị tổ đỉa khoảng 1 tiếng rồi vệ sinh lại.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần, trong khoảng 1 tuần thì các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện.

5/ Củ ráy

Củ ráy là một loại củ rất quen thuộc với người nông dân của chúng ta và cùng được tận dụng như một nguyên liệu để điều trị bệnh tổ đỉa. Loại củ này có vị nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm lành vết thương khá hiệu quả.

Ít ai biết củ ráy cũng có thể chữa được bệnh tổ đỉa

Nếu dùng củ ráy để điều trị bệnh, bạn có thể tiến hành theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị: vài củ ráy đã rửa sạch và cạo phần bỏ bên ngoài.
  • Bỏ củ ráy vào cối xay nhuyễn rồi cho vào nồi nước đun sôi lên khoảng 15 phút cho tinh chất tan ra trong nước.
  • Dùng nước đun được ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa. Áp dụng kiên trì trong khoảng 1 tuần thì các triệu chứng sẽ được cải thiện rõ rệt.

6/ Lá đào tươi

Dân gian vẫn dùng lá đào chữa bệnh tổ đỉa và thấy có hiệu quả khá tốt. Theo y học cổ truyền thì lá của cây đào có vị ngọt, tính bình có khả năng ức chế tình trạng sưng, viêm và điều trị dị ứng khá hiệu quả.

Nếu muốn dùng lá đào tươi để trị bệnh tổ đỉa, bạn chỉ cần tiến hành theo những bước sau:

  • Lấy một nắm lá đào tươi ngâm trong nước muối để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Cho lá đào vào cối rồi giã chung với một ít muối hạt.
  • Vệ sinh da thật sạch rồi lấy phần lá đào đã giã đắp lên vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 30 phút.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần, trong khoảng 1 tuần thì các triệu chứng sẽ được cải thiện.

7/ Lá móng tay

Không chỉ là một cách làm dân gian mà các nhà khoa học đã nghiên cứu và công nhận hiệu quả của nguyên liệu này trong điều trị bệnh. Cụ thể, trong thành phần của lá có chứa hoạt chất Lavvsone có khả năng kháng sinh hiệu quả còn tanin cùng tinh dầu có chứa nhiều dưỡng chất giúp phục hồi các triệu chứng cũng như tổn thương bên ngoài da.

Đừng bỏ qua hiệu quả của lá móng tay trong điều trị bệnh tổ đỉa

Dân gian vẫn lưu truyền cách dùng lá móng tay để chữa bệnh tổ đỉa theo các bước sau:

  • Lấy một nắm lá móng tay rửa sạch rồi đổ vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước cho tinh chất của lá tan ra trong nước.
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị bệnh trong khoảng từ 15 đến 20 phút.
  • Mỗi ngày áp dụng khoảng 2 lần thì sẽ nhanh chóng thấy bệnh được cải thiện.

8/ Ké đầu ngựa

Đây là nguyên liệu được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc Đông y chuyên điều trị các bệnh ngoài da. Theo đông y thì nguyên liệu này có tính ôn, vị ngọt, có khả năng sát trùng, trừ thấp giúp làm khô nhanh chóng những tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra. Đồng thời khắc phục tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy khi mắc bệnh.

Bạn có thể thực hiện bài thuốc điều trị bệnh tổ đỉa theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị: 50g ké đầu ngựa, 50g hạ thảo khô, 20g sinh địa, 30g vỏ núc nac, 15g hạt dành dành.
  • Cho tất cả nguyên liệu đem đi sao vàng rồi tán nhuyễn thành bột. Sau đó vo lại thành từng viên nhỏ như hạt đậu xanh rồi bảo quản để dùng dần.
  • Mỗi lần dùng khoảng 10-15 viên để uống sau bữa ăn.
  • Áp dụng kiên trì thì sẽ thấy các triệu chứng giảm hẳn.

9/ Dùng lá ớt

Trong dân gian vẫn lưu truyền bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá ớt khá hiệu nghiệm. Tuy chưa có minh chứng khoa học nhưng vẫn có nhiều người áp dụng. Bạn có thể tham khảo để áp dụng thử như sau:

  • Dùng một nắm lá ớt rửa thật sạch rồi đem giã nát cùng với mẻ chua.
  • Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa rồi đắp hỗn hợp đã chuẩn bị, để qua đêm.
  • Sáng hôm sau vệ sinh lại thật sạch.
  • Kiên trì áp dụng khoảng 1 tháng thì các triệu chứng sẽ hết hẳn.

10/ Tỏi

Không chỉ là gia vị quen thuộc mà tỏi còn là nguyên liệu điều trị các bệnh ngoài da khá hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu thì trong thành phần của củ tỏi có các hoạt chất Allicin, Selenium, Ajoene, có khả năng oxi hóa cao, giúp làm giảm các triệu chứng tổ đỉa khá hiệu quả.

Rượu tỏi có khả năng ức chế các triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Bạn có thể dùng rượu tỏi để chữa bệnh tổ đỉa bằng cách tiến hành theo các bước như sau:

  • Tỏi bóc vỏ rồi bỏ vào hũ ngâm với rượu trắng trong khoảng 7 ngày cho tinh chất của tỏi tan vào trong rượu.
  • Dùng rượu tỏi bôi lên vùng da bị tổ đỉa, để yên trong 10 phút rồi vệ sinh lại thật sạch.
  • Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh.

11/ Muối

Thực chất muối có tác động rất lớn đối với những biểu hiện của bệnh tổ đỉa. Đầu tiên là khả năng diệt trùng, kháng viêm mà chúng ta đã biết. Thêm nữa vùng da bị sừng khi tiếp xúc với muối sẽ mềm ra. Đồng thời dưới sự tác động của nước muối thì bệnh tổ đỉa sẽ không có khả năng lan rộng.

Việc điều trị bệnh tổ đỉa bằng muối cũng khá đơn giản. Bạn tiến hành như sau:

  • Lấy một ít muối hạt rang trong chảo cho nóng đều.
  • Đợi muối nguội bớt thì chà xát lên vùng da bị tổ đỉa.
  • Khi muối nguội hẳn thì rửa sạch với nước.

Lời khuyên của chuyên gia khi chữa tổ đỉa bằng phương pháp dân gian

“Hiệu quả của cách dân gian đã được chứng minh trong thực tế nhưng thường chỉ tốt với những trường hợp nhẹ. Đồng thời phải kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học thì mới có hiệu quả tốt.”

Chúng tôi xin đưa ra một vài điều lưu ý cho bạn khi dùng cách dân gian để điều trị bệnh như sau:

  • Bạn phải kiên trì, áp dụng thường xuyên thì tinh chất của nguyên liệu mới phát huy tác dụng điều trị bệnh.
  • Vệ sinh da thường xuyên, tránh để vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Bên cạnh đó nên hạn chế những loại đồ ăn có thể gây kích ứng da như: hải sản, đồ ăn cay nóng…

Mặt khác, bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng cữ hợp lý và bổ sung nhiều thực phẩm bổ dưỡng cho da, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám sớm và điều trị kịp thời. Bởi chế độ ăn uống chỉ có tác dụng HỖ TRỢ, KHÔNG THỂ THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH, việc chậm trễ thăm khám có thể khiến bạn bỏ qua giai đoạn vàng trong điều trị và bệnh dễ phát triển thành mãn tính sẽ khó chữa hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *