Xét ở một góc độ nào đó, mái tóc đối với mỗi người chính là biểu tượng của vẻ đẹp, sức sống, nó còn góp phần làm nổi bật hình ảnh cá nhân. Chính vì vậy, tình trạng bệnh rụng tóc nhiều khiến không ít người tự ti vì ngoại hình kém duyên và lo lắng về vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ cần xác định được nguyên nhân gây rụng tóc đột ngột, bất thường và có giải pháp tác động trúng đích, việc mọc tóc dù khó đến đâu cũng hóa thành đơn giản.
Rụng tóc là gì?
Rụng tóc là tình trạng rối loạn khi số lượng tóc rụng nhiều bất thường hơn số lượng tóc mọc. Trong một số trường hợp, tóc không tiếp tục phát triển, dẫn đến mảng hói hoặc hói đầu. Trung bình, bạn sẽ mất đi từ 25-100 sợi tóc mỗi ngày.
Hiện tượng tóc bị rụng có thể diễn tiến theo thời gian hoặc xảy ra đột ngột và tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng này có thể là tạm thời hoặc hoặc vĩnh viễn. Loại rụng tóc hay gặp nhất là rụng tóc nam (MPHL) và kiểu nữ (FPHL) mà nguyên nhân có liên quan nhiều đến thần kinh nội tiết dẫn đến suy yếu tế bào mầm tóc với cơ chế khác nhau giữa nam và nữ.
- Ở nam: rụng kiểu chữ M, C và U ở các mức độ khác nhau
- Ở nữ: kiểu nhẹ vừa và nặng
Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều bất thường
Khi tóc bị rơi rụng đột ngột với số lượng lớn, rất nhiều người thường tự “chẩn đoán” những lý do khiến mái tóc cứ ngày một mỏng dần như: stress, dùng dầu gội không hợp, tiếp xúc nhiều với hóa chất tạo kiểu, chế độ ăn uống thiếu chất…
Tuy nhiên mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã có phát hiện đáng kể: Cơ chế gây nên bệnh rụng tóc khởi nguồn từ chính suy yếu của tế bào mầm tóc – những “hạt giống” giúp một sợi tóc hình thành và phát triển. Đặc biệt, có nhiều yếu tố nguy cơ khiến tế bào mầm tóc suy yếu, dẫn đến mất đi số lượng tóc lớn trên da đầu, khó mọc và chúng có sự khác biệt ở nam và nữ:
1. Rối loạn thần kinh nội tiết
- Đối với nữ: Thường xảy ra khi sau sinh, thay đổi thuốc ngừa thai, đặc biệt là phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Khi hormone nội tiết nữ bị mất cân bằng sẽ dẫn đến thần kinh nội tiết nữ bị rối loạn, khiến cho khả năng bảo vệ tế bào mầm tóc suy giảm và gây rụng tóc.
- Đối với nam: Xảy ra khi có sự tăng hoặc giảm nồng độ nội tiết tố nam, dẫn đến sự gia tăng tác động của hậu nội tiết nam tại da đầu.
2. Căng thẳng/stress, trầm cảm
Một trong những lý do tại sao tóc rụng nhiều hơn mức bình thường là do căng thẳng. Khi phải đối mặt với căng thẳng/stress trong một thời gian dài, thần kinh nội tiết sẽ ứng phó lại bằng cách tăng cường sản sinh ra chất P nhằm bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chính chất P lại là tác nhân tấn công làm tổn thương tế bào mầm tóc, khiến tóc rụng nhiều, khó mọc hơn.
Nguyên nhân gây căng thẳng/stress ở mỗi giới thường có sự khác nhau. Với nam giới, đó là áp lực khi phải chứng tỏ sự nghiệp, kiếm tiền, gánh nặng trụ cột gia đình… Trong khi đó, phụ nữ thường chịu áp lực trong việc chăm sóc con cái; dung hòa giữa công việc gia đình và xã hội, mối liên hệ hai bên nội – ngoại…
3. Di truyền
Di truyền là tác nhân làm suy yếu tế bào mầm tóc và gây ra tình trạng tóc bị rụng, hói đầu chủ yếu ở nam giới. Theo quy luật di truyền, “gen rụng tóc” trên nhiễm sắc thể X nên thường là tình trạng trội ở bé trai còn bé gái là gen lặn. Nếu trong gia đình có bố bị hói đầu, bé trai sinh ra có 50% nguy cơ bị hói và ngay cả khi ông ngoại bị hói, tỷ lệ đứa trẻ có nguy cơ bị hói là 25%. Đặc biệt, nếu cả cha và ông ngoại bị hói đầu, khả năng bị hói là 100%.
4. Chăm sóc tóc sai cách
Chuyện làm đẹp cho tóc không phải là điều xa lạ đối với cả nam, nữ giới hiện nay. Tuy nhiên, lạm dụng hóa chất làm đẹp, đưa nhiều hóa chất lên tóc để thực hiện uốn, duỗi, nhuộm… liên tục với sự bức nhiệt nặng nề khiến tóc xơ yếu, xơ khô, dễ gãy, từ đó rụng tóc là điều khó tránh khỏi.
Ngoài ra, lạm dụng sấy tóc, dùng dầu gội đầu có nhiều chất tẩy, cồn hoặc formaldehit có thể làm tổn hại cho tóc từ đó gây ra tình trạng tóc rụng nhiều.
Thường xuyên uốn, duỗi, nhuộm tóc có thể khiến tóc gãy rụng nhiều
5. Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng
Tóc luôn cần hấp thụ một lượng dinh dưỡng đủ lớn để duy trì độ chắc khỏe. Do đó, khi bạn có ăn uống không khoa học, thiếu chất dẫn tới tóc không được cung cấp những dưỡng chất thiết yếu nhất là chất béo, sắt, kẽm, protein, vitamin B5 để duy trì mái tóc phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, chị em phụ nữ thường bị thiếu hụt dinh dưỡng mỗi lúc hành kinh, sinh nở, nuôi con, ăn kiêng giảm cân sai cách, phẫu thuật…tóc sẽ dễ rụng nhiều hơn bình thường.
6. Ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt
Thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia có thể làm thay đổi quá trình phát triển và phục hồi của tóc, giảm sự tuần hoàn máu nuôi dưỡng sợi tóc, gây rụng tóc. Ngoài ra, thức khuya, thiếu ngủ, để tóc ướt khi ngủ cũng ảnh hưởng xấu đến mái tóc của bạn. Đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn tới rụng tóc quá mức mà nhiều người thường bỏ qua, ít để tâm tới.
Ngoài ra, cần phải theo dõi thêm thời tiết và các mùa rụng tóc nhiều trong năm để có hướng xử lý, phòng tránh như thế nào cho hợp lý.
7. Ảnh hưởng của bệnh lý
- Rụng tóc ở nam giới cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số yếu tố liên quan đến bệnh lupus ban đỏ, bệnh lý tự miễn, viêm nhiễm da đầu, đái tháo đường, huyết áp…
- Riêng với nữ giới mắc bệnh lý liên quan đến tuyến giáp (cường giáp hay suy giáp), buồng trứng đa nang cũng có nguy cơ bị rụng tóc.
8. Các phương pháp điều trị bệnh (hóa trị, xạ trị…)
Song song với việc đảm nhận trọng trách chữa bệnh cho cơ thể, thì các biện pháp điều trị bệnh ung thư như hóa trị, xạ trị lại có thể gây rụng tóc ở người bệnh.
Theo các chuyên gia hàng đầu, nếu tình trạng trên liên tục kéo dài mà không có giải pháp chăm sóc cho các tế bào mầm tóc, khả năng cao sẽ khiến tóc ngưng mọc và cuối cùng gây tình trạng thưa tóc, hói đầu ở cả 2 giới.
Triệu chứng của bệnh rụng tóc nhiều bất thường
Như đã chia sẻ ở phần trên, rụng tóc thường do rất nhiều lý do khác nhau và tùy thuộc vào nguyên nhân gây rụng tóc mà bệnh mà có thể có dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu bị rụng tóc nhiều bạn có thể thấy:
- Tóc rụng nhiều mỗi lúc chải, gội đầu, thậm chí vuốt nhẹ, tóc ngày một thưa mỏng.
- Tóc rụng theo từng mảng hình tròn, sờ vào da đầu có cảm giác mịn. Đôi khi sẽ đi kèm thêm cảm giác ngứa hoặc nóng rát.
- Tóc rụng nhiều hơn thường ngày và liên tục trong thời gian dài nhưng không thấy tóc mọc lại hoặc mọc lại rất ít. Nhiều mảng da đầu bị lộ ra.
- Thông thường bệnh rụng tóc chỉ ảnh hưởng đến da đầu, nhưng trong một số trường hợp, râu hay lông mày cũng có thể bị ảnh hưởng.
Phân biệt giữa rụng tóc bệnh lý và sinh lý
Trung bình, mỗi người khi sinh ra sẽ có từ 80.000 đến 120.000 nang tóc có thể phát triển thành sợi tóc trên da đầu. Mỗi ngày sẽ có khoảng 30 – 100 sợi rụng đi. Đây được gọi là rụng tóc sinh lý (hiện tượng bình thường, chứ không liên quan gì tới bệnh tật).
Còn rụng tóc bệnh lý là một khi số lượng tóc rụng lớn hơn 100 sợi/ngày kèm theo các biểu hiện bất thường như:
- Tóc rụng không rõ nguyên nhân, liên tục trong thời gian dài. Tóc rụng từng nhúm mỗi khi gội đầu, chải tóc, thậm chí cả khi vuốt tóc.
- Tóc rụng liên tục nhưng mãi không thấy có tóc mọc lại, tóc ngày càng mỏng và ít đi.
- Sợi tóc mỏng yếu, dễ đứt gãy và tóc rụng cả gốc. Tóc mảnh, thưa thớt, có thể dễ dàng nhìn thấy rõ da đầu (ở nữ). Tóc rụng từng mảng, thậm chí có thể gây hói (ở nam).
- Tóc rụng kèm theo ngứa ngáy, bong tróc hoặc xuất hiện nhiều vết hồng ban trên da đầu. Đây có thể là hiện tượng rụng tóc do nấm da đầu và cần có can thiệp chuyên khoa da liễu để ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả.
- Nhiều trường hợp tóc sau khi rụng thì chậm mọc lại, tại một số vị trí có khi không thấy tóc mọc trở lại. Nếu có tóc con mọc lên thì sợi tóc rất yếu, mảnh có khi xoăn tít và rụng.
Ngoài ra, có thể kiểm tra nhanh bằng cách lấy một lọn tóc (~10 sợi) ở vùng tóc hay bị rụng rồi kéo mạnh, nếu có 3 sợi tóc rời khỏi da đầu thì chứng tỏ đã bị bệnh rụng tóc, nếu có 2 sợi rụng thì đây cũng là dấu hiệu của rụng tóc giai đoạn sớm.
Cách chẩn đoán hiện tượng rụng tóc
Hiện nay, để chẩn đoán hiện tượng cũng như xác định chính xác vì sao tóc rụng nhiều bác sĩ thường dựa vào tiền sử gia đình của người bệnh, đồng thời chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: Nhằm xác định các bệnh gây rụng tóc nhiều như tuyến giáp, rối loạn thần kinh nội tiết (suy giảm sinh lý ở nam), hội chứng buồng trứng đa nang (ở nữ),…
- Sinh thiết da đầu: các bác sĩ sẽ lấy 1 mảng nhỏ trên da đầu để kiểm tra, từ đó xác định các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm da đầu, nấm… gây rụng tóc.
Xét nghiệm máu là một trong những cách chẩn đoán nguyên nhân của việc rụng tóc nhiều
Các đối tượng, độ tuổi và giai đoạn dễ bị hiện tượng tóc rụng nhiều
1. Khi mang thai
Thông thường, trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy mái tóc trở nên chắc khỏe hơn bình thường, bởi lúc này nồng độ estrogen trong cơ thể chị em tăng lên làm chậm chu kỳ rụng tóc tự nhiên. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số mẹ bầu “kém may mắn” gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều khi mang thai. Tuy nhiên, chị em không cần quá lo lắng, bởi tình trạng này thường không kéo dài và không cần đến các phương thức trị liệu nào quá đặc biệt.
2. Sau sinh
Theo các chuyên gia, phụ nữ sau sinh là một trong những nhóm đối tượng phải chịu cảnh rụng tóc nhiều nhất hiện nay. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều sau sinh là do rối loạn thần kinh nội tiết. Cụ thể, sau sinh lượng estrogen sụt giảm đáng kể, cùng với đó việc nuôi con bằng sữa mẹ khiến cơ thể tiết ra chất prolactin, kích thích tuyến sữa tiết sữa cho em bé bú, nhưng chất này lại ức chế estrogen khiến tóc rụng không ngớt sau sinh.
Ngoài ra, sau sinh tâm lý chị em thường không ổn định, căng thẳng (stress), mệt mỏi, thức khuya chăm con nhỏ, thiếu ngủ, ăn uống kiêng cử dẫn đến thiếu chất… cũng là những “thủ phạm” làm gây ra bệnh tóc tự nhiên rụng nhiều hơn. Giờ thì bạn hãy bấm vào bài viết rụng tóc sau sinh để tiếp tục cập nhật thêm nhiều thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề cực hot này!
3. Nam giới tuổi trung niên
Nếu như chị em phụ nữ thường phải đối mặt với tình trạng rụng tóc sau sinh thì đa số đấng mày râu lại bị rụng tóc khi bước vào giai đoạn “ngấp nghé qua bên kia đỉnh dốc cuộc đời”, lúc này không chỉ mái tóc bắt đầu thưa khiến diện mạo của các quý ông trở nên già trước tuổi, mất đi phong độ và sự hấp dẫn của mình mà cơ thể cũng bắt đầu “xuống cấp”.
Nam giới trung niên, thường phải “gánh gồng” trên vai trách nhiệm gia đình, chịu nhiều áp lực trong công việc, cuộc sống hơn khi còn trẻ. Đồng thời, lúc này nồng độ nội tiết tố nam trong cơ thể phái mạnh cũng bắt đầu suy giảm. Theo nghiên cứu của bệnh viện Mayoclinic (Hoa Kỳ), sau 30 tuổi, hàm lượng nội tiết tố trung bình giảm khoảng 1% mỗi năm và giảm mạnh từ 30% – 50% khi ở độ tuổi ngoài 50, cùng với đó thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, lạm dụng rượu bia, thuốc lá… khiến tóc rụng ngày một nhiều, thậm chí thưa hói.
Căng thẳng/stress, rối loạn nội tiết tố nam là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở nam giới tuổi trung niên
Ngoài ra, hiện tượng rụng tóc sớm ở người trẻ cũng đang được quan tâm nhiều vì ngày càng có nhiều bạn than vãn mỗi ngày là tại sao số lượng tóc càng ngày càng vơi ít!
Các loại rụng tóc khác nhau
Như đã chia sẻ ở trên, rụng tóc là một rối loạn xảy ra khi số lượng tóc rụng đi nhiều hơn số tóc mọc. Và khi nghiên cứu sâu về tình trạng này các bạn sẽ thấy được rụng tóc không chỉ đơn thuần là tóc rụng nhiều hơn bình thường mà được phân thành nhiều loại khác nhau như:
1. Phân loại theo mô học/ cấu trúc
- Rụng tóc không có sẹo: Đây là tình trạng tóc rụng không để lại sẹo nang tóc, tóc rụng nhưng nang tóc vẫn còn nên tóc vẫn có thể mọc trở lại, thường xảy ra trong trường hợp có tổn thương vật lý hoặc hóa học lên sợi tóc.
- Tình trạng tóc bị rụng có sẹo: Vì một nguyên nhân nào đó như viêm da tự miễn, mắc bệnh lupus ban đỏ, tai nạn… gây tổn thương nang tóc (và da đầu), để lại sẹo khiến nang tóc bị teo lâu dần tóc không thể mọc lại.
2. Phân loại theo căn nguyên
- Rụng tóc từng mảng (loang lổ): Đây là hiện tượng tóc bị rụng nhiều ở một vài chỗ trên da đầu, tóc rụng theo mảng dẫn đến hói lởm chởm. Thông thường những khoảng trống tóc rụng sẽ hơi ngứa, mẩn đỏ còn những phần tóc và da đầu xung quanh mảng rụng thì vẫn khỏe mạnh bình thường.
- Rụng tóc do tật nhổ tóc: Nhiều người thường nhổ tóc khi căng thẳng, lúc bực mình, lúc đi ngủ… lâu dần thành thói quen gây tổn thương cho tóc, thậm chí ảnh hưởng đến da đầu.
- Rụng tóc do nấm da đầu: Thường do chủng nấm Microsporum hoặc trichophyton gây ra. Khi mắc bệnh trên da đầu sẽ xuất hiện các đám tròn to nhỏ không đều, phủ vảy da màu trắng đục, có xu hướng liên kết với nhau thành đám lớn hình nhiều vòng cung khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu.
- Rụng tóc androgen di truyền: Hay còn gọi là chứng hói tiến triển, chủ yếu xuất hiện ở nam giới do độ nhạy cảm của các thụ thể hậu hormone nam giới tại da đầu. Cụ thể, khi nồng độ nội tiết nam suy giảm, da đầu nam giới sẽ tăng cường sản sinh hậu nội tiết tố nam khiến tóc mọc yếu và mảnh, dẫn đến hiện tượng tóc rụng nhiều, lâu dần gây hói đầu.
Rụng tóc androgen di truyền là một trong những kiểu rụng tóc phổ biến ở nam giới hiện nay
- Rụng tóc telogen: Đây là vấn đề tóc rụng hàng ngày tăng dần, khiến tóc mỏng thưa đều. Nguyên nhân thường do: giảm cân đột ngột trong một thời gian ngắn, sau phẫu thuật ngoại khoa, sinh con, tác dụng phụ của thuốc…
- Rụng tóc anagen: Đây là kiểu tóc bị rụng lan tỏa, thường bắt đầu và kết thúc nhanh, nó có thể kìm hãm quá trình mọc tóc hoặc khiến các sợi tóc chuyển từ giai đoạn nghỉ sang giai đoạn rụng và rụng đi nhanh chóng. Phần lớn rụng tóc anagen thường do thuốc, nhiễm độc và hoá trị liệu gây ra.
Qua toàn bộ những thông tin chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán bệnh rụng tóc nhiều đột ngột, bất thường ở trên, hy vọng có thể giúp ích được các bạn.
Xem thêm: CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH RỤNG TÓC HIỆU QUẢ | Thuanmoc.vn