Tháp ăn dinh dưỡng là mô hình hình tháp, giúp bạn cung cấp những thông tin về các nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể. Dựa vào tháp dinh dưỡng, bạn sẽ có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn lành mạnh, khoa học. Vậy tháp dinh dưỡng cân đối là gì và đóng vai trò quan trọng như thế nào? Hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Tháp dinh dưỡng cân đối là gì?
Tháp dinh dưỡng cân đối phải gồm 7 phần và được chia thành 5 nhóm thực phẩm chính như sau:
Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành
Nhóm tinh bột: Được xếp ở vị trí dưới cùng, nhóm thực phẩm này chiếm từ 60 đến 65% khẩu phần ăn mỗi ngày của một người trưởng thành. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Tinh bột có nhiều trong món ăn quen thuộc của chúng ta, chẳng hạn như ngũ cốc, gạo, bánh mì, ngô, khoai tây, khoai lang,…
Bổ sung tinh bột trong mỗi bữa ăn hằng ngày
Tiếp đến là nhóm rau, củ, quả: Đây là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể và là loại thực phẩm lành mạnh, được khuyến khích bổ sung. Những loại rau của quả là còn cung cấp carbohydrate, vitamin, các loại khoáng chất và những chất chống oxy hóa, rất tốt cho cơ thể.
Lớp giữa của tháp dinh dưỡng chính là chất đạm – Một loại dưỡng chất vô cùng cần thiết đối với cơ thể. Chất đạm có trong động vật và cả thực vật, trong đó đạm động vật bao gồm các loại thịt lợn, thịt bò, thịt gà, các loại hải sản,… Còn các loại đạm thực vật có nhiều trong các loại đậu, các chế phẩm từ sữa, sữa và trứng,… Những loại thực phẩm này không những bổ sung đạm mà còn cung cấp cho cơ thể một số loại vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin B12,…
Rau củ quả là nhóm thực phẩm nên được ưu tiên
Tiếp theo là chất béo: Nhiều người cho rằng, chất béo không tốt và kiêng hoàn toàn chất béo trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm, bạn nên cung cấp cho cơ thể một lượng chất béo lành mạnh vì nó rất cần thiết cho não bộ và tim duy trì hoạt động. Một số nguồn chất béo lành mạnh cho cơ thể đó là dầu oliu, dầu gạo, đậu nành, bơ và các loại hạt,…
Hạn chế ăn đường muối để giảm nguy cơ bệnh tật
Đường, muối: Đây là nhóm thực phẩm mà bạn nên cắt giảm, hạn chế tiêu thụ trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, bệnh tim mạch hoặc bệnh về gan thận,… Ăn quá nhiều đường cũng là nguyên nhân gây ra những bệnh lý về tim mạch, bệnh đái tháo đường, tình trạng béo phì, bệnh lý về răng miệng,… Bạn không nên ăn quá nhiều các loại kẹo, bánh ngọt, nên ăn các loại trái cây để cung cấp đường tự nhiên cho cơ thể.
2. Tháp ăn dinh dưỡng cân đối có vai trò quan trọng như thế nào?
Tháp ăn dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Cụ thể như sau:
Là cơ sở, gợi ý để bạn có thể thiết lập một chế độ ăn lành mạnh:
Khi bạn chưa có nhiều kiến thức về dinh dưỡng, bạn có thể dựa vào bảng dinh dưỡng để biết được rằng những loại thực phẩm nào bạn nên ăn và những loại thực phẩm nào bạn cần phải cắt giảm, hạn chế. Từ đó, bạn sẽ dần dần thiết lập được một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, cải thiện sức khỏe.
Vai trò của các loại dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, vì thế, các bậc phụ huynh và nhà trường có thể xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cho trẻ dựa vào tháp dinh dưỡng giúp trẻ được bổ sung những dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh, đủ năng lượng cho hoạt động vui chơi và học tập.
Nhắc nhở bạn: Hãy ăn uống khoa học
Nếu như những thông tin về dinh dưỡng khiến bạn khó khăn để ghi nhớ thì có một mẹo nhỏ, đơn giản nhưng rất hiệu quả như sau: Bạn hãy in hình ảnh của tháp dinh dưỡng, sau đó dán trên tủ lạnh hoặc những nơi bạn dễ nhìn thấy trong căn bếp. Những hình ảnh của tháp dinh dưỡng sẽ nhắc nhở bạn lựa chọn những loại thực phẩm cần thiết và tốt cho sức khỏe.
Dù là trẻ em hay người trưởng thành, một chế độ ăn uống khoa học dựa vào tháp dinh dưỡng cũng sẽ giúp chúng ta có thể hạn chế được nguy cơ mắc rất nhiều loại bệnh tật, nhất là những bệnh về đường tiêu hóa.
3. Cần lưu ý gì khi xây dựng thực đơn mỗi ngày?
Bạn cần lưu ý rằng, chúng ta cần dựa vào tháp dinh dưỡng cân đối để xây dựng những bữa ăn lành mạnh, tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số điều dưới đây để giúp bữa ăn của bạn ngon hơn, hấp dẫn hơn những vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe:
Thay vì dùng quá nhiều muối để nêm nếm thức ăn, bạn có thể sử dụng các loại gia vị thảo mộc để giúp cho những món ăn của gia đình thêm hấp dẫn, kích thích khẩu vị, mang lại vị thơm ngon tự nhiên. Hơn nữa những loại gia vị thảo mộc lại vô cùng tốt cho sức khỏe của bạn
Uống nhiều nước: Nước là một phần không thể thiếu đối với mỗi chúng ta. Uống đủ nước là một yếu tố luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích hàng đầu. Khi được bổ sung đủ nước, cơ thể của bạn sẽ có thể duy trì hoạt động tốt hơn.
Nên xây dựng một chế độ ăn phù hợp: Mỗi đối tượng khác nhau sẽ phù hợp với những chế độ ăn khác nhau, chẳng hạn chế độ ăn của trẻ em không thể giống với người lớn, chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường không thể giống với người khỏe mạnh. Vì thế, dựa vào mỗi độ tuổi, dựa vào từng đối tượng mà bạn có thể xây dựng chế độ ăn hợp lý, khoa học.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhưng bên cạnh đó, bạn phải kết hợp với yếu tố rèn luyện thể chất mới có thể giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và phòng ngừa tốt các loại bệnh tật. Những bài tập thể dục hàng ngày cũng có thể giúp bạn tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai hơn. Hãy lựa chọn những bài tập phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tháp dinh dưỡng cân đối để có thể xây dựng cho mình chế độ ăn và vận động hợp lý, đảm bảo sức khỏe và phòng tránh nguy cơ bệnh tật.