VIÊM DA DẦU: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

Viêm da dầu hay còn gọi viêm da tiết bã nhờn, là bệnh về da phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Bệnh thường tiến triển dai dẳng, tái lại nhiều lần kèm theo triệu chứng nóng rát, ngứa, khó chịu, tróc vảy liên tục, khiến làn da “xấu xí”. Đặc bệnh, mức độ bệnh sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều khi thời tiết chuyển Thu – Đông làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ và tâm lý người bệnh. Vậy viêm da dầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Viêm da dầu là gì?

Bệnh viêm da dầu hay viêm da tiết bã nhờn là bệnh về da mãn tính, làm xuất hiện nhiều mảng da đỏ kèm theo hiện tượng nóng rát, da bong tróc từ ít tơi nhiều tùy theo mức độ. Thông thường, bệnh không gây ngứa, nhưng không ít trường hợp lại gặp tình trạng ngứa, gây nhiều tổn thương da.

Bệnh viêm da dầu thường tái phát lại nhiều lần gây mãn tính

Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ: Trẻ nhỏ dễ bị viêm da tiết bã nhờn ở giai đoạn từ 2 – 10 tháng tuổi. Nếu chú ý quan sát, các mẹ sẽ thấy trẻ có dấu hiệu có vết da đỏ ở mặt, mí mắt, vùng nếp gấp giữa đùi. Đặc biệt, ở vùng da đầu có nhiều mảng vảy bong tróc, dân gian gọi là “cứt trâu.”

Viêm da dầu ở người lớn: Ở người lớn, bệnh xuất hiện ở độ tuổi từ 18 – 40 tuổi và nam giới sẽ mắc nhiều hơn nữ giới. Nhiều người bị viêm da đầu nhưng sau khi trị khỏi không tái phát lại. Song, cũng không ít đối tượng lại bị bệnh “đeo bám” dai dẳng, tái phát lại nhiều lần.

Vị trí dễ bị viêm da tiết bã nhờn

Viêm da là bệnh ngoài da, có thể xuất hiện triệu chứng ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Nhưng, thường tập trung nhiều nhất ở những vùng như:

Viêm da dầu ở mặt: Da có dấu hiệu khô nẻ, bong tróc vảy. Người bệnh nếu không chú ý có thể dễ bị nhầm lẫn với những triệu chứng khô da thông thường.

Viêm da dầu ở đầu: Ngưởi bệnh sẽ thấy phần da trên đầu thường xuyên bị bong tróc vảy trắng hoặc vàng, tóc bết dính do tăng tiết bã nhờn, da đầu ửng đỏ kèm theo hiện tượng ngứa, khó chịu.

Vùng da đầu cũng là vị trí dễ bị mắc bệnh

Bệnh viêm da dầu ngón tay: Da vùng ngót tay, nhất là ở kẽ ngón tay, mu bàn tay thường xuyên rơi vào tình trạng khô, nứt nẻ, da bị bong tróc, nổi nhiều vết mẩn đỏ, sần ngứa ngáy khó chịu

Viêm da dầu ở cánh mũi: Vùng cánh mũi cùng là vị trí dễ xuất hiện các triệu chứng viêm da dầu vì tuyến dầu ở đây thường hoạt động mạnh. Khi bị viêm da dầu, sẽ thấy có hiện tượng da xung quanh mũi bị nhờn rít, đổ bóng dầu và sưng đỏ, ngứa rát.

Ngoài ra, bệnh viện da tiết bã dầu còn xuất hiện ở những vị trí có tuyến bã dầu hoạt động mạnh khác như vùng ngực, lưng, ở các nếp gấp trên cơ thể,…

Dấu hiệu nhận biết chứng bệnh viêm da dầu

Các dấu hiệu bệnh viêm da dầu thường diễn ra một cách từ từ theo từng cấp độ chứ không đột ngột. Khi bị mắc bệnh, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bằng các triệu chứng bên ngoài như:

Hiện tượng ngứa: Thông thường bệnh không gây ngứa, tuy nhiên không ít người lại cảm thấy vùng da bị bệnh ngứa rát rất khó chịu. Mức độ nghiêm trọng sẽ tăng lên khi bệnh nhân có hoạt động mạnh khiến mồ hôi đổ ra nhiều.

Xuất hiện mảng có màu đỏ: Do viêm da dầu, nên người bệnh sẽ thấy da bị khô, có mảng ban đỏ rát, nhất là ở vùng hai bên cánh mũi, má, cằm, trán,…

Da bong tróc: Nếu để ý kỹ, các bạn sẽ thấy tình trạng da bong tróc, kết vảy rất nhiều, nhất là ở vùng da dầu. Nhiều người dễ nhầm lẫn với gàu hoặc bệnh khác dẫn tới điều trị không đúng cách.

Trên đây là những triệu chứng chung khi bị mắc bệnh viêm da dầu. Ngoài ra, bệnh ở từng đối tượng khác nhau thì cũng có biểu hiện nhận biết khác nhau. Để an toàn, khi thấy da xuất hiện những dấu hiệu bẩn thường, các bạn nên chủ động tới bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và xác định tình trạng sức khỏe từ đó có phương pháp xử lý phù hợp và kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm da bã nhờn

Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, viêm da tiết bã nhờn là do sự tấn công của một số loại vi khuẩn, nấm đặc biệt là nấm malassezia khi da đầu sản sinh ra lượng bã nhờn quá mức dẫn tới viêm, phùng phát các triệu chứng bên ngoài da.

Vùng da đầu cũng là vị trí dễ bị mắc bệnh

Một số tác nhân được coi là nguyên nhân chính dẫn tới tính trạng này như:

Ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu: Theo thống kê, bệnh viêm da tiết bã nhờn có xu hướng tăng nhanh vào những ngày có thời tiết khô hanh, thời điểm giao mùa từ Hạ – Thu, Thu – Đông. Do độ ẩm không khí xuống thấm, khiến da dễ bị mất nước. Ngoài ra, những ngày nắng nóng tuyến nhờn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều bã dầu dư thừa tạo điều kiện thuận lợi để nấm malassezia và nhiều loại vi khuẩn khác phùng phát.

Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng một số loại kháng sinh, lạm dụng thuốc cũng gây ra tác dụng phụ làm viêm da tiết bã nhờn.

Gặp các vấn đề về thần kinh: Thường xuyên bị stress, mệt mỏi, căng thẳng làm tâm lý mất cân bằng hoặc Parkinson sẽ gây ra hậu quả rối loạn sinh học, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành viêm da tiết bã nhờn.

Di truyền: Trong gia đình có bố hoặc mẹ bị viêm da dầu, thì khả năng con sinh ra cũng bị mắc bệnh do gen từ bố mẹ.

Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác gây ra bệnh như do tính chất da, thể trạng sức khỏe, vệ sinh da không đúng cách, thiếu dinh dưỡng, bệnh nhân bị nhiễm HIV,…

Viêm da dầu không tự khỏi nếu không áp dụng biện pháp điều trị nào. Do vậy thay vì chờ đợi các triệu chứng bệnh tự biến mất, bạn nên lựa chọn cách chữa trị phù hợp để loại bỏ bệnh lý.

Cách trị viêm da dầu tại nhà

Lựa chọn phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian là cách được nhiều người lựa chọn. Với mẹo này, các bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại nhà để giúp loại bỏ triệu chứng sau một thời gian sử dụng.

Một số cách trị viêm da dầu tại nhà được nhiều chị em áp dụng và truyền tai nhau như:

Trị viêm da tiết bã nhờn bằng dầu dừa: Đối với vùng da đầu, sau khi gội đầu sạch sẽ bạn có thể thoa dầu dừa rồi ủ trong vòng 20 phút rồi gội lại bằng nước sạch. Còn viêm da tiết bã nhờn ở da mặt, chân, tay,… bạn có thể dùng một lượng dầu vừa phải massage nhẹ nhàng khoảng 2 phút rồi để khoảng 30 phút sau mới vệ sinh lại sạch sẽ.

Dầu dừa cấp ẩm, dưỡng da, giảm tình trạng da khô bong tróc

Chữa viêm da dầu bằng lá trầu không: Bạn dùng một nắm lá trầu không tươi, mang rửa sạch rồi cho vào cối giã nát, ép lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm dung dịch nước trầu không rồi bôi lên vùng da bị bệnh. Để khoảng 30 phút thì rửa sạch. Các bạn nên thực hiện những mẹo trị bệnh tại nhà trên đây khoảng 3 – 4 lần/tuần kết hợp với chế độ chăm sóc, bảo vệ da phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ưu điểm: Phương pháp này dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm kiếm, an toàn, không gây tác dụng phụ, chi phí thấp nên ai cũng đủ điều kiện để thực hiện.

Nhược điểm: Tác động chậm, hiệu quả tốt hay không, ở mức độ nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người. Do vậy nếu bạn áp dụng nhiều lần không có kết quả tốt nên chủ động thay đổi phương pháp, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng sẽ khó điều trị hơn.

Sử dụng dầu gội trị viêm da tiết bã nhờn

Đây cũng là phương pháp loại bỏ triệu chứng viêm da tiết bã nhờn được nhiều người lựa chọn. Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại dầu gội vừa có khả năng loại bỏ bụi bẩn, làm sạch da đầu đồng thời đóng vai trò như một loại thuốc giúp điều trị bệnh viêm da dầu hiệu quả.

Dầu gội Thanh Mộc Hương

Dầu gội Thanh Mộc Hương: Với các thành phần từ thảo dược tự nhiên như bồ kết, sả, chanh, mần trầu, hương như… Giúp làm sạch tóc, tóc mềm mượt, chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng tóc gãy rụng, khắc phục tình trạng rụng tóc và ngứa da đầu. Đặc biệt loại bỏ viêm da đầu hiệu quả.

Ngoài việc áp dụng các cách điều trị trên thì để phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh các bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:

Ngủ nghỉ đủ giấc, tránh thức khuya để có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch không bị suy giảm.

Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh stress, căng thẳng

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không sử dụng xà phòng hoặc dầu gội có tẩy rửa cao.

Không nên gãi ngứa vì điều trị sẽ da bị tổn thương khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Nên hạn chế sử dụng các sản phẩm tạo kiểu như thuốc xịt tóc, gel hoặc các sản phẩm tạo kiểu khác trong thời gian điều trị bệnh.

Tránh dùng những sản phẩm chăm sóc da và tóc có chứa cồn bởi những sản phẩm này có thể khiến bệnh bùng phát.

Mặc quần áo phù hợp, nên mặc quần áo được làm bằng chất liệu cotton để giảm kích ứng.

Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, tránh tình trạng da bị khô ráp hoặc bong tróc.

Tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa, thăm khám da liễu định kỳ để sớm phát hiện những vấn đề giúp chăm sóc da được tốt nhất.

Như vậy có thể thấy rằng, viêm da dầu là bệnh ngoài da không nguy hiểm nhưng gây nhiều tác động xấu tới tâm lý và thẩm mỹ. Người bệnh hãy chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh sớm để hiệu quả nhanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *