CHĂM SÓC CHO DA KHI BỊ DỊ ỨNG MỸ PHẨM

Công dụng của mỹ phẩm và các chất liệu vệ sinh là để “phù phép” làn da trở nên rực rỡ hơn cũng như vệ sinh cho da. Nhiều người thuộc mọi lứa tuổi trên toàn thế giới vẫn đang sử dụng và không hề gặp phải vấn đề gì với mỹ phẩm. Tuy nhiên, vẫn có những người gặp phải các triệu chứng như phát ban và kích ứng da từ dạng nhẹ đến nặng, gây không ít phiền toái.

Vì sao da bạn bị dị ứng mỹ phẩm?

Phản ứng dị ứng thường biểu hiện của hệ thống miễn dịch của cơ thể đang chống lại khả năng bị nhiễm trùng, nhưng đôi khi không đạt được mục tiêu này. Trong trường hợp này chính là do thành phần của mỹ phẩm. Để phát triển thành dị ứng, da bạn phải tiếp xúc với tác nhân gây ra dị ứng nhiều lần, và thường xuyên.

Điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể bị dị ứng với những sản phẩm bạn đã sử dụng trong một thời gian dài trước đó mà không gặp phải vấn đề gì. Nguyên nhân gây quá trình dị ứng vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng một khi bạn đã bị dị ứng, thì nó sẽ trở thành một “căn bệnh kinh niên”.

Dị ứng liên quan tới viêm da/eczema gây ra cảm giác ngứa, đau, nổi mẩn đỏ, dần tạo thành vảy trên da và khiến da khô. Nếu bạn tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, tình trạng da sẽ được cải thiện trong vòng một tuần hoặc lâu hơn tùy trường hợp. Đôi khi, có thể bạn dùng mỹ phẩm vùng da này nhưng dị ứng còn lan cả sang vùng da khác trên cơ thể. Sử dụng kem bôi có chứa thành phần steroid sẽ giúp làm mờ các nốt ban trên da bạn nhanh hơn.

Da bị kích ứng mỹ phẩm như thế nào?

Phản ứng kích ứng có thể xảy ra sau khi sử dụng mỹ phẩm hoặc các chất tẩy rửa vệ sinh trên da. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy nồng độ chất tẩy rửa là quá nhiều hoặc dầu gội dính trên da dẫn đến nứt nẻ, khô và đau nhức.

Các vùng da nhạy cảm trên cơ thể bao gồm những vùng da mỏng như các vùng da có nếp nhăn, da mặt, và đặc biệt mí mắt vốn rất dễ bị tổn thương dẫn đến phản ứng bị kích ứng. Các loại mỹ phẩm có thể gây ra viêm loét da bao gồm kem nền, mascara, mặt nạ, toner hay kem chống lão hóa.

Một số người sở hữu làn da đặc biệt nhạy cảm có thể sẽ bị ngứa, nóng rát hoặc đau nhói trong vòng vài phút đầu sau khi sử dụng mỹ phẩm. Tình trạng này thường là do da bị kích thích nhiều hơn là dị ứng và thường dẫn đến các vấn đề về da như trứng cá đỏ và viêm da.

Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng các sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm vì các sản phẩm này đã được tiến hành thử nghiệm nhằm giảm nguy cơ kích ứng xảy ra. Bạn có thể dùng thử sản phẩm trên những vùng da mỏng trên cơ thể trước khi dùng trên mặt để tìm ra được sản phẩm nào thực sự phù hợp cho làn da của bạn.

Bạn nên làm gì nếu sở hữu làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng?

Viêm da tiếp xúc dị ứng là một loại dị ứng trì hoãn và phản ứng trên bề mặt da có thể xuất hiện trong vài giờ hoặc vài ngày đầu sau khi sử dụng mỹ phẩm. Trường hợp này chúng ta rất khó tìm ra được nguyên nhân thực sự gây ra dị ứng.

Thử nghiệm miếng dán trên da có thể giúp xác định các hóa chất trong mỹ phẩm mà da bạn có thể có phản ứng dị ứng. Bác sĩ da liễu sẽ thoa một lượng nhỏ chất gây dị ứng trên da lưng và quan sát phản ứng của da trong một vài ngày. Khi các chất gây dị ứng đã được xác định, bạn nên tránh tiếp xúc với các chất này hay các loại mỹ phẩm và chất tẩy rửa có chứa các thành phần này. Hơn nữa, Liên minh châu Âu đã thông qua quy định yêu cầu các sản phẩm dùng trên da phải in danh sách đầy đủ các thành phần có thể gây ra dị ứng trên bao bì hoặc gói sản phẩm bán ra trên thị trường.

Để kiểm nghiệm xem loại mỹ phẩm đó có phù hợp với da của bạn hay không, bạn nên thoa thử lên vùng da mỏng trên cơ thể vào buổi sáng và vào ban đêm trong vòng một tuần. Bạn không nên áp dụng cách này cho các sản phẩm tẩy rửa như dầu gội đầu hoặc sữa tắm, vì các sản phẩm này rất dễ gây kích ứng da. Nếu da bị đỏ và nổi mẩn, có nghĩa là bạn có thể bị dị ứng với thành phẩm của sản phẩm đó. Hãy tiến hành thử nghiệm miếng dán để xác định rõ chất nào hoặc thành phần trong sản phẩm đó gây ra những phản ứng dị ứng trên da để tránh tiếp xúc về sau nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *