Mùi hôi chân gây ra rất nhiều sự bất tiện trong cuộc sống và giao tiếp hằng ngày. Với một số người, đây chỉ là tình trạng tạm thời và được xử lý dễ dàng bằng các cách trị hôi chân tại nhà. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, hôi chân có thể do bệnh lý gây ra. Khi này, người bệnh cần can thiệp y khoa để chữa hôi chân triệt để.
Làm sao để hết hôi chân? Cùng Thuần mộc tìm hiểu 7 cách trị hôi chân hiệu quả trong bài viết sau nhé!
4 cách trị hôi chân tại nhà đơn giản và hiệu quả
Với tình trạng hôi chân không nghiêm trọng, cách chữa hôi chân tại nhà sẽ giúp bạn lấy lại sự tự tin.
1. Cách trị hôi chân đơn giản với việc chọn giày và tất (vớ)
Giày và vớ không vệ sinh hoặc không phù hợp là một trong những nguyên chân gây hôi chân thường gặp nhất. Khi đó, bạn hãy thực hiện những bước sau để loại bỏ mùi hôi chân liên quan đến tất hoặc giày/dép.
- Đối với tất
Những loại tất được làm từ vật liệu thấm hút mồ hồi có khả năng giảm mùi khó chịu cho bàn chân của bạn. Bạn có thể thay tất nhiều lần trong ngày để giảm mùi hôi nếu cần.
Sau khi thay, bạn giặt sạch rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, giảm tình trạng chân có mùi hôi.
- Đối với giày/dép
Một đôi giày có lỗ thoáng khí sẽ giúp chân giảm tỷ lệ đổ mồ hôi và tích tụ độ ẩm. Với mẹo trị hôi chân, bạn hãy chọn những đôi giày có đế dạng lưới hoặc có lỗ thông khí. Thiết kế này sẽ giúp chân bạn được “hít thở” để khô thoáng, giảm tỷ lệ gây mùi do mồ hôi chân.
Người bị hôi chân nên đặc biệt tránh những đôi giày làm từ nhựa vì chất liệu này không thoáng khí và tăng tiết mồ hôi ở chân.
- Đối với miếng lót giày
Bạn hoàn toàn có thể khử mùi hôi chân bằng cách thay đổi đế giày hoặc dùng chất kháng khuẩn, chất khử mùi vệ sinh đế giày bạn đang dùng.
Tuy nhiên, người bị hôi chân nên thường xuyên thay mới đế giày và để đế giày ở trạng thái khô ráo để hạn chế môi trường phát triển của các loại vi khuẩn gây mùi.
Một cách chữa bệnh hôi chân khác giúp bạn trị hôi chân khi mùi hôi xuất phát từ giày dép là mỗi ngày mang một đôi. Cách này sẽ giúp những đôi còn lại có thời gian khô ráo trước khi sử dụng.
Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một đôi tất để thay đổi trong ngày. Điều này sẽ giúp chân bạn giảm mồ hôi và giảm mùi khó chịu khi ở trong môi trường kín như văn phòng, lớp học…
2. Cách chữa hôi chân bằng tẩy tế bào chết
Cách trị mùi hôi chân bằng tẩy tế bào chết: Bạn hãy dùng đá bọt hoặc dụng cụ chà chân để loại bỏ tế bào chết trên da chân là cách khử mùi hôi chân hiệu quả. Như vậy, bạn cũng đã đồng thời phá bỏ nguồn “thức ăn” của vi khuẩn gây mùi hôi chân. Nếu bị hôi chân, bạn hãy tẩy tế bào chết cho bàn chân khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
3. Ngâm chân với nước muối để trị hôi chân
Ngâm gì để hết hôi chân? Cách giảm hôi chân bằng cách ngâm chân với hỗn hợp muối pha nước ấm sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích trong việc trị hôi chân.
Khi bạn ngâm chân với nước muối, các tế bào da cũng sẽ nở ra, dễ bong tróc hơn. Vì thế, mẹo chữa hôi chân này cũng sẽ hỗ trợ việc tẩy tế bào chết thực hiện dễ dàng hơn.
Cách giảm mùi hôi chân bằng nước muối: Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít muối biển rồi hòa chung với nước ấm trong một cái thau vừa phải rồi cho chân vào ngâm trong khoảng 10-20 phút/lần. Sau đó, bạn cần lau khô chân trước khi làm những việc khác. Nếu thực hiện đều đặn mỗi ngày hoặc từ 3-4 lần mỗi tuần, mùi hôi ở chân bạn sẽ giảm thiểu đáng kể.
4. Cách trị hôi chân bằng cách ngâm chân với giấm
Để áp dụng cách chữa hôi chân này, bạn hãy thêm 2 phần nước ấm vào một phần giấm rồi ngâm chân trong khoảng 15-20 phút. Cách hết mùi hôi chân này hiệu quả bởi giấm có đặc tính kháng khuẩn nên sẽ nhanh chóng giúp bạn loại bỏ mùi hôi chân sau một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, người đang có vết thương hở ở chân không nên ngâm chân với giấm để tránh vết thương bị kích ứng.
3 cách chữa hôi chân bằng phương pháp y khoa
Với một số người, dù đã áp dụng rất nhiều cách trị hôi chân nặng nhưng họ vẫn không đạt được kết quả như mong muốn. Khi đó, họ phải gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách chữa hôi chân bằng biện pháp y khoa, bao gồm các biện pháp sau đây:
1. Chạy ion
Thuật ngữ y khoa của hình thức điều trị chạy ion này là iontophoresis. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cho một dòng điện nhẹ chạy qua bàn chân để giảm tỷ lệ đổ mồ hôi chân. Như vậy, theo thời gian, mùi hôi chân sẽ được kiểm soát.
2. Tiêm botox
Cách làm hết hôi chân bằng botox này thường được áp dụng cho những người có đôi chân quá nặng mùi. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm botulium hoặc botox vào bàn chân của bạn bằng mũi kim chuyên dụng.
Dù có tác dụng ức chế mùi hôi chân nhanh chóng nhưng những mũi tiêm này có thể khiến bạn bị đau. Kết quả điều trị sẽ kéo dài trong khoảng 3-4 tháng. Sau đó, bạn cần điều trị tiếp để kiểm soát mùi hôi chân.
3. Dùng thuốc chống mồ hôi chân
Mặc dù theo truyền thống, thuốc chống mồ hôi thường được áp dụng ở khu vực nách hoặc háng nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng trên bàn chân.
Thuốc chống mồ hôi sẽ làm ức chế quá trình tiết mồ hôi ở bàn chân để phá bỏ môi trường hoạt động của vi khuẩn. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc chống mồ hôi có hoạt tính mạnh hơn để sử dụng cho bàn chân.
Nhiều người không biết hôi chân phải làm sao, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều cách trị hôi chân để bạn không còn mất tự tin vì loại mùi khó chịu này. Nếu bạn không thể kiểm soát mùi bằng những biện pháp khắc phục tại nhà, hãy đến bệnh viện để bác sĩ hướng dẫn cách chữa hôi chân bằng phương pháp y khoa.