ĐIỀU TRỊ ĐAU HỌNG CHO TRẺ TỪ A-Z MÀ BỐ MẸ NÊN BIẾT

Trong điều kiện khí hậu thay đổi như hiện nay hay vào các mùa lạnh, tỉ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng đặc biệt là bệnh đau họng. Với những chia sẻ dưới đây, bố mẹ có thể giúp con yêu đề phòng các nguyên nhân gây ra đau họng.

Những nguyên nhân gây đau họng ở trẻ em?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau họng ở trẻ em, trong đó phổ biến nhất là do virus, cảm lạnh hoặc cúm. Ngoài ra, các bệnh như sởi, thủy đậu và viêm thanh khí phế quản cũng có thể gây ra đau họng. Nếu bé được chẩn đoán bị viêm amidan, điều này có nghĩa là có sự xuất hiện của các mô viêm do vi khuẩn hoặc vi-rút gây ra ở thành bên của cổ họng.

Loại vi khuẩn thường gặp trong trường hợp này là liên cầu (streptococus). Thêm vào đó, ho gà cũng là một loại nhiễm trùng vi khuẩn có thể gây ra đau họng.

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống hoặc có cảm giác đau khi nuốt thức ăn, có thể là do lở miệng. Trường hợp này giống như bệnh tay-chân-miệng ở trẻ hoặc viêm nướu và miệng (gingivostomatitis).

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau họng ở trẻ đó là sự ảnh hưởng của các chất kích thích trong không khí như khói thuốc lá, lông thú, bụi và phấn của một số loại hoa.

Bệnh viêm họng thường kéo dài trong bao lâu?

  • Viêm họng cấp

Trong trường hợp bị viêm họng cấp, bé sẽ có các triệu chứng gây ra bởi một loại virus cảm lạnh. Tình trạng bệnh sẽ bắt đầu được cải thiện sau vài ngày và bắt đầu thuyên giảm ro rệt sau 7-10 ngày.

  • Viêm họng do vi khuẩn streptococus:

Các triệu chứng viêm họng do streptococus thường biến mất trong 3-4 ngày cho dù có điều trị bằng kháng sinh hay không. Kháng sinh đôi khi chỉ có hiệu quả giúp làm giảm bớt sự đau đớn và khó chịu do viêm họng.

Đối với các trường hợp trẻ em bị viêm họng có nguy cơ gây sốt thấp khớp (hay còn được gọi là bệnh thấp tim) thường được khuyến khích sử dụng thuốc kháng sinh. Thông thường, tình trạng của bệnh thường chấm dứt sau quá trình 10 ngày kháng sinh để diệt vi khuẩn streptococus và ngăn ngừa sốt thấp khớp phát triển. Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, một bệnh do virus Epstein Barr gây ra và có các triệu chứng có thể kéo dài hơn, khoảng vài tuần.

Phương pháp nào điều trị đau họng hiệu quả?

Làm giảm cảm giác đau và khó chịu cho trẻ khi ăn uống là rất quan trọng. Bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm cơn đau cho con.

  • Uống paracetamol

Bạn có thể sử dụng paracetamol để giảm khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, bạn cần làm đúng theo hướng dẫn liều dùng trên hộp thuốc. Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, bạn không nên tự ý uống thuốc mà phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác

  • Súc miệng bằng nước muối ấm

Bên cạnh đó, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối ấm. Bạn có thể pha loãng nước muối theo tỉ lệ 1 muỗng cà phê muối pha với mỗi cốc nước.

  • Thuốc xịt cổ họng

Ngoài ra, bạn có thể cho bé sử dụng thuốc xịt họng, tuy nhiên bạn cần hỏi bé có cảm giác thoải mái khi sử dụng không, nếu con bạn không thích hãy ngưng sử dụng nó.

  • Ngậm mật ong và chanh

Một biện pháp hiệu quả là uống mật ong pha với nước ấm hoặc chanh. Mật ong và chanh có tính sát trùng giúp điều trị một số bệnh viêm họng.

  • Thuốc kháng sinh

Nhiễm trùng gây ra bởi virus khó có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu bé bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, bạn không nên cho bé dùng thuốc kháng sinh vì kháng sinh không có tác dụng kháng virus. Trong thực tế, một số loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là amoxycillin, có thể gây phát ban ở trẻ em bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh phải do bác sĩ nhi khoa chỉ định.

Đau họng gây khó chịu không chỉ cho người lớn và cả trẻ em, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nói chuyện và ăn uống. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị phù hợp để giúp con em mình duy trì một sức khỏe tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *