TÌM HIỂU BỆNH VIÊM KHỚP Ở TRẺ EM (BỆNH STILL)

Định nghĩa

Viêm khớp ở trẻ em (bệnh still) là bệnh gì?

Viêm khớp ở trẻ em (JRA) hay còn được gọi là “viêm khớp vô căn” hoặc “bệnh Still”. Viêm khớp ở trẻ em khác so với viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Nó là một căn bệnh mãn tính kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng khoảng 75% trẻ sẽ khỏi bệnh.

Những trẻ mắc viêm khớp ở trẻ em sẽ gặp khó khăn trong những hoạt động thường nhật như viết, mặc áo quần và mang vác đồ vật (ảnh hưởng tay, cổ tay), chơi đùa, đi đứng (ảnh hưởng hông, đầu gối, bàn chân) và xoay đầu (ảnh hưởng cổ).

Những ai thường mắc phải bệnh viêm khớp ở trẻ em (bệnh still)?

Bệnh still phổ biến ở trẻ em dưới 17 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp ở trẻ em (bệnh still) là gì?

Những triệu chứng của viêm khớp vô căn bao gồm đau và cứng khớp, nhiều nhất vào buổi sáng nhưng đỡ hơn về cuối ngày. Ba thể viêm khớp dạng thấp là thể viêm ít khớp, thể viêm đa khớp và thể hệ thống.

Thể viêm ít khớp ảnh hưởng chỉ một vài khớp (thông thường ít hơn 4: khớp gối, khuỷu tay và mắt cá), gặp trong khoảng 50% trẻ bị viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường gặp ở bé gái nhiều hơn. Bệnh về mắt (viêm và sưng) cũng có thể xảy ra.

Thể viêm đa khớp hưởng nhiều khớp, gặp ở 30% trẻ bị viêm khớp dạng thấp. Bệnh thường gặp ở bé gái nhiều hơn. Cổ, đầu gối, mắt cá, bàn chân, cổ tay và bàn tay bị ảnh hưởng. Trẻ mắc phải thể này cũng có thể bị viêm mắt.

Thể hệ thống gặp ở 20% trẻ bị viêm khớp vô căn, cả trai và gái có tỷ lệ mắc bệnh gần như nhau. Bệnh thường bắt đầu với sốt cao, phát ban, thay đổi tế bào máu và đau khớp.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu con bạn bị đau khớp, khớp sưng hay cứng hơn một tuần, đặc biệt là các triệu chứng đi kèm với sốt. Trong trường hợp trẻ đang được điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, hay gọi bác sĩ khi:

  • Trẻ gặp tác dụng phụ của thuốc;
  • Thuốc không hiệu nghiệm hay bạn cần giới thiệu đến chuyên gia vật lý trị liệu hay trị liệu nghề nghiệp.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp ở trẻ em (bệnh still) là gì?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, tuy nhiên vẫn chưa được xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Tự miễn nghĩa là hệ thống chống nhiễm khuẩn của cơ thể (hệ miễn dịch) tấn công các mô của chính nó. Những tác nhân di truyền và môi trường có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp. Bệnh không thể bị lây từ người khác.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ở trẻ em (bệnh still)?

Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vô căn là:

  • Di truyền;
  • Giới tính: các bé gái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm ở trẻ em (bệnh still)?

Phương pháp tốt nhất là phối hợp thuốc, trị liệu, tập luyện, giáo dục và hoạt động đều đặn để ngăn ngừa mệt mỏi.

Thuốc điều trị viêm bao gồm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc cải thiện bệnh trạng (chẳng hạn như methotrexate) cũng có thể được thử.

Các bài tập vật lý trị liệu rất quan trọng đối với bệnh nhân viêm khớp, đặc biệt là bài tập vận động khớp và sức cơ. Bó nẹp có thể giúp khớp giảm đau và sưng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm khớp ở trẻ em (bệnh still)?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên bệnh sử, khám khớp. Bác sĩ có thể thực hiện thêm các xét nghiệm và chụp X-quang. Xét nghiệm protein đặc hiệu trong máu là yếu tố dạng thấp (RF) và kháng thể kháng nhân (ANA) có thể giúp chẩn đoán. Thể viêm khớp dạng thấp hệ thống khó chẩn đoán bởi vì triệu chứng viêm không xảy ra ngay từ lúc đầu.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm khớp ở trẻ em (bệnh still)?

Viêm khớp vô căn ở thiếu niên có thể được hạn chế nếu bạn cho trẻ áp dụng các thói quen sinh hoạt sau:

  • Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ dẫn;
  • Khuyến khích trẻ tập luyện;
  • Khuyến khích con bạn tham gia nhiều hoạt động cùng với những đứa trẻ khác, nhưng nên hoạt động luân phiên với nghỉ ngơi;
  • Nói chuyện với thầy cô và y tá của trường. Bạn nên nhờ nhà trường hỗ trợ con bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *