DỊ ỨNG NẤM MỐC Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM: NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT

Những bào tử nấm mốc lơ lửng trong không khí có thể xâm nhập vào mũi của bạn, gây ra dị ứng nấm mốc. Loại dị ứng này tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến công việc và cuộc sống của bạn.

Vậy triệu chứng của dị ứng nấm mốc là gì? Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh?

Tổng quan về dị ứng nấm mốc

Nấm mốc là những loại nấm mọc ở môi trường ẩm ướt, xuất hiện ở cả trong nhà và ngoài trời. Nhà của bạn có thể chứa nấm mốc mà bạn không hề hay biết. Điều này có thể xảy ra do:

  • Rò rỉ nước từ mái nhà hoặc hệ thống ống nước
  • Tích tụ độ ẩm trong tầng hầm
  • Khu vực ẩm ướt dưới những tấm thảm “bị bỏ quên”

Thành phần gây dị ứng chính trong nấm mốc là bào tử nấm mốc. Những bào tử này có thể xâm nhập vào mũi của bạn từ không khí, gây ra phản ứng dị ứng.

Nấm mốc phát triển quanh năm. Do đó, dị ứng nấm mốc không xuất hiện theo mùa như một số loại dị ứng khác. Người bị bệnh có thể gặp triệu chứng bất cứ khi nào tiếp xúc với bào tử nấm mốc, đặc biệt là nếu sống ở khu vực có nhiều mưa.

Dị ứng này thường không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, gây ra cảm giác khó chịu và giảm hiệu quả công việc.

Triệu chứng của dị ứng nấm mốc

Theo Healthline, các triệu chứng của dị ứng nấm mốc bao gồm:

  • Hắt xì
  • Ho
  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mắt, ngứa mắt
  • Chảy dịch mũi sau

Dị ứng nấm mốc rất dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh hoặc viêm xoang vì sự giống nhau giữa các triệu chứng.

Dị ứng nấm mốc và hen suyễn

Nếu bạn bị cả dị ứng nấm mốc lẫn hen suyễn, các triệu chứng hen suyễn sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều khi bạn tiếp xúc với nấm mốc. Ở một số người, tiếp xúc với một số loại nấm mốc có thể gây ra cơn hen nặng. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn bao gồm:

  • Ho
  • Khò khè
  • Khó thở
  • Tức ngực

Dị ứng nấm mốc ở trẻ em

Nếu con bạn là người duy nhất trong gia đình có các triệu chứng dị ứng liên quan đến histamine, có thể trẻ đang bị dị ứng nấm mốc. Dị ứng ở trẻ em không nhất thiết xuất phát từ các khu vực trong nhà. Nó có thể xảy ra ở các địa điểm khác, chẳng hạn như:

Trường học

Một số trường học không được kiểm soát nấm mốc. Điều này có thể dẫn đến dị ứng quy mô lớn cho trẻ khi đi học ở trường.

Các khu vực vui chơi ngoài trời

Một số trẻ có thời gian chơi ngoài trời ở những nơi mà cha mẹ không hề biết. Điều này dẫn đến nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với nấm mốc. Trẻ bị hen suyễn có thể có các triệu chứng nặng hơn khi chơi đùa ở bên ngoài vì lý do này. Bạn có thể nhận thấy con mình biểu hiện nhiều triệu chứng dị ứng hơn vào những tháng mùa hè, khi trẻ chơi bên ngoài thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, việc hít phải nấm mốc trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm phổi quá mẫn. Đây là một tình trạng nghiêm trọng nhưng rất hiếm gặp.

Ngăn ngừa dị ứng nấm mốc

Điều quan trọng để ngăn ngừa dị ứng này là ngăn chặn hơi ẩm tích tụ. Bạn cần kiểm tra và sửa chữa bất kỳ chỗ nào bị rò rỉ nước. Nếu nhận thấy sự tích tụ nước ở bất kỳ khu vực nào trong nhà, hãy ngăn chặn điều đó ngay lập tức.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngăn ngừa nấm mốc phát triển bằng các biện pháp sau:

  • Sử dụng máy hút ẩm ở khu vực có mùi mốc hoặc ẩm ướt, giữ độ ẩm trong nhà dưới 50%
  • Sử dụng máy điều hòa không khí và xem xét việc lắp đặt điều hòa với bộ lọc HEPA
  • Đảm bảo tất cả các phòng tắm đều thoáng mát và được thông gió đúng cách
  • Không trải thảm phòng tắm và tầng hầm
  • Thường xuyên làm sạch máng xối nước mưa
  • Bán hoặc tái chế sách, báo cũ. Nếu để ở những nơi ẩm ướt, chẳng hạn như tầng hầm, chúng có thể nhanh chóng bị mốc.
  • Khi làm việc trong các tình huống có thể phơi nhiễm nấm mốc ngoài trời, bạn nên đeo khẩu trang để giảm sự tiếp xúc với chất gây dị ứng. Khẩu trang sẽ bảo vệ hệ hô hấp của bạn khỏi bị ảnh hưởng bởi việc tiếp xúc bào tử nấm mốc có sẵn trong tự nhiên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *