PHÂN BIỆT HEN SUYỄN VÀ VIÊM PHẾ QUẢN

Hen suyễn và viêm phế quản thường bị nhầm lẫn với nhau. Bệnh nhân thường khó xác định được rõ bệnh tình của mình. Làm thế nào để phân biệt 2 chứng bệnh này?

Hen suyễn và viêm phế quản đều là bệnh viêm phổi do các đường hô hấp dưới sưng lên, dẫn đến khó thở. Hen xuyễn là bệnh mạn tính, bộc phát khi đường hô hấp bị co thắt. Viêm phế quản có thể là bệnh ngắn hạn hay còn gọi là bệnh cấp tính thường kéo dài từ 1 đến vài tuần hoặc trong một vài trường hợp cũng có thể kéo dài thành bệnh mạn tính. Viêm phế quản bao gồm các lớp niêm mạc nhầy bị kích ứng. Mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng hen suyễn và viêm phế quản là 2 căn bệnh khác nhau và có phác đồ điều trị khác nhau.

Hen suyễn và viêm phế quản là 2 bệnh khác nhau

Viêm phế quản cấp là trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp đi kèm với ho thường kéo dài vài tuần do nhiễm virus gây ra. Theo bác sĩ, có ít hơn 10% các trường hợp mắc bệnh do nhiễm khuẩn. Sau khi điều trị khỏi nhiễm trùng thì lớp niêm mạc sẽ trở lại bình thường. Viêm phế quản mạn tính là một căn bệnh nghiêm trọng hơn xảy ra chủ yếu ở những người hút thuốc hoặc có tiếp xúc lâu dài với chất gây ô nhiễm không khí, gây tổn thương đường hô hấp vĩnh viễn và khó thở.

Hen suyễn là bệnh mạn tính gây sưng, viêm đường hô hấp. Những người bị hen suyễn thường bị tắc đường hô hấp. Tình trạng bệnh thường xuyên tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, đặc tính này có thể thay đổi bằng cách uống thuốc hoặc tự khỏi.

Vậy, phân biệt hen suyễn viêm phế quản dựa trên những tiêu chí nào?

Phân biệt hen suyễn và viêm phế quản dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng

Các triệu chứng hen suyễn và viêm phế quản tương tự nhau. Cả hai đều khiến đường thở bị viêm và sưng tấy, khiến không khí khó đến phổi hơn. Điều này dẫn đến các triệu chứng, bao gồm: thở khò khè, khó thở, tức ngực, ho khan. Những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở bệnh nhân mắc các bệnh về phổi khác.

Tuy nhiên, hen suyễn viêm phế quản vẫn có một số khác biệt điển hình. Khi lên cơn hen, bệnh nhân thường cảm thấy tức ngực, thở dốc và thở khò khè, ho khan, còn những người bị viêm phế quản sẽ tiết ra chất nhầy khi ho (ho có đờm).

Viêm phế quản cũng khác với hen suyễn ở chỗ nó có hai dạng: mạn tính và cấp tính. Trong khi viêm phế quản mạn tính có xu hướng khá giống hen suyễn, thì viêm phế quản cấp tính thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra và xuất hiện thêm một số triệu chứng phụ, bao gồm: sốt, ớn lạnh, nhức mỏi, khó chịu. Viêm phế quản cấp tính cũng rất dễ lây lan và triệu chứng thường chỉ kéo dài từ vài ngày cho đến vài tuần.

Phân biệt hen suyễn và viêm phế quản dựa trên cách chẩn đoán

Viêm phế quản cấp tính thường được chẩn đoán khi bạn lên cơn ho đột ngột, không do cảm lạnh, hen suyễn hoặc các bệnh hô hấp nghiêm trọng như viêm phổi gây ra. Các bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên bệnh sử, triệu chứng và kết quả khám sức khoẻ.

Viêm phế quản mạn tính là bệnh đi kèm với ho có đờm kéo dài ít nhất 3 tháng trong 2 năm liên tiếp. Ngoài xem xét bệnh sử và kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ có thể đo chức năng hô hấp để kiểm tra lượng không khí lưu thông trong phổi và chụp X-quang ngực.

Hen suyễn đòi hỏi chẩn đoán phức tạp hơn, gồm các xét nghiệm để kiểm tra mức độ tắc nghẽn đường hô hấp và khả năng thở ra trong các điều kiện khác nhau. Sau khi sử dụng thuốc hít làm giãn đường hô hấp để xác định tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí, bạn cần phải tiến hành thực hiện xét nghiệm trên lặp lại nhiều lần.

Nguyên nhân

Bạn cũng có thể phân biệt hen suyễn và viêm phế quản dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Như đã nói ở trên, viêm phế quản cấp thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Mặt khác, viêm phế quản mãn tính có nhiều khả năng được gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố môi trường, yếu tố lối sống và các tình trạng bệnh lý từ trước. Trong đó, hút thuốc lá được cho là nguyên nhân chính gây viêm phế quản mãn tính.

Nguyên nhân của bệnh hen suyễn vẫn chưa được hiểu rõ. Khói thuốc lá có thể gây ra bệnh hen suyễn cho một số người. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác có thể gây bệnh, bao gồm di truyền , tiếp xúc những ngày đầu đời và tiếp xúc với chất gây dị ứng , chất kích thích và virus

Phân biệt hen suyễn và viêm phế quản dựa trên cách điều trị

Viêm phế quản cấp thường tự khỏi vì hầu hết các trường hợp mắc bệnh này là do nhiễm virus nên không cần sử dụng thuốc kháng sinh. Trong một vài trường hợp như ho đi kèm với thở khò khè, bác sĩ có thể kê toa thuốc làm giãn phế quản – thuốc hít làm thông đường hô hấp.

Điều trị viêm phế quản mạn tính bác sĩ thường sử dụng phác đồ điều trị sau:

  • Tiêm chủng ngừa bệnh cúm và viêm phổi
  • Sử dụng steroids để giảm viêm
  • Dùng thuốc kháng sinh, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát.

Các phương pháp điều trị khác bao gồm việc sử dụng thuốc làm giãn phế quản để mở rộng đường hô hấp hoặc thuốc làm sạch chất nhầy dư thừa.

Điều trị hen suyễn hiệu quả, bạn cần tập trung vào hai chiến lược:

  • Giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn hen bằng cách hạn chế tiếp xúc với chất kích thích;
  • Sử dụng thuốc có tác dụng nhanh để điều trị các triệu chứng đột ngột. Kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và co thắt tiềm ẩn của đường hô hấp. Các bác sĩ thường kê toa Corticosteroid dạng hít để điều trị viêm nhiễm lâu dài. Bên cạnh đó, các thuốc điều trị dài hạn khác bào gồm thuốc ức chế leukotriene (Singulair®, Accolate®, Zyflo®) và theophylline (Theolair®, Theo-24®).

Hen suyễn viêm phế quản là những căn bệnh tương tự nhau, nhưng chúng không loại trừ lẫn nhau. Thật không may, những người bị hen suyễn cũng có thể bị viêm phế quản cấp tính nếu họ bị nhiễm trùng. Tình trạng này thường được gọi là viêm phế quản dang hen.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ và biết cách nhận diện chính xác hen suyễn và viêm phế quản để có phương pháp điều trị phù hợp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *