BẠN BỊ ĐAU HỌNG DO CẢM LẠNH, VIÊM AMIDAN HAY DO LIÊN CẦU KHẨN?

Bạn bị đau họng và nghĩ rằng mình chỉ bị cảm cúm thông thường nên không mấy quan tâm? Nếu bạn đang có suy nghĩ này, hãy “đá bay” điều đó ra khỏi đầu bởi thực tế, bị viêm họng có thể là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh.

Đau họng là triệu chứng phổ biến của nhiều căn bệnh, trong đó có thể là cảm cúm thông thường, viêm amidan hoặc đôi khi “thủ phạm” lại là liên cầu khuẩn, một loại virus có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

Nếu không nhận biết chính xác nguyên nhân và có cách can thiệp kịp thời, tình trạng đau họng không những không thuyên giảm mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Làm thế nào để biết được bạn bị đau họng là do căn bệnh nào? Hiểu được nỗi trăn trở của bạn, Thuanmoc.vn sẽ giúp bạn phân biệt đau họng do cảm cúm, do viêm amidan và do liên cầu khuẩn thông qua những chia sẻ sau.

Bị đau họng do cảm lạnh, do liên cầu khuẩn và do viêm amidan khác nhau như thế nào?

Đau họng là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh và thường kéo dài từ 1 – 2 ngày. Ngoài đau họng, khi bị cảm lạnh, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như sổ mũi và nghẹt mũi.

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn streptococcus gây ra. Bệnh này có thể gây viêm họng, viêm amidan. Nếu bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn, tình trạng đau họng thường nặng và kéo dài. Trong khi đó, viêm amidan là tình trạng amidan (phần mô tuyến nằm hai bên thành sau họng) bị viêm hoặc nhiễm trùng, gây đau họng.

Bị cảm lạnh viêm họng

Cảm lạnh có thể là do virus hoặc vi khuẩn gây ra, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do là virus. Ngoài cảm lạnh, còn có một số nguyên nhân khác gây đau họng như hút thuốc, tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm hoặc các chất kích thích có trong không khí.

Khi bị cảm lạnh viêm họng, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Sổ mũi
  • Hắt xì
  • Ho
  • Đau đầu nhẹ
  • Đau nhức cơ thể nhẹ
  • Sốt

Tình trạng ho và hắt hơi có thể kích thích cổ họng khiến bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu. Những triệu chứng này là dấu hiệu cho thấy bạn không bị nhiễm liên cầu khuẩn. Việc bị cảm lạnh đôi khi cũng gây sốt nhưng thân nhiệt thường không quá cao.

Đau họng do cảm lạnh thường không có cách điều trị đặc biệt nhưng có nhiều cách để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, chẳng hạn như uống nước ấm, súc miệng bằng nước muối ấm. Ngoài ra, bạn cũng cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng.

Khi bị cảm lạnh đau họng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc trị cảm sau:

  • Thuốc giảm đau: acetaminophen, ibuprofen và naproxen, giúp giảm đau họng và các triệu chứng khác do cảm lạnh gây ra.
  • Viên ngậm trị ho để làm dịu cơn đau.

Bạn không nên dùng kháng sinh để điều trị viêm họng do cảm lạnh. Bởi cảm lạnh là bệnh do virus gây ra, trong khi đó kháng sinh chỉ phát huy tác dụng trên vi khuẩn. Ngoài ra, việc uống kháng sinh khi bị cảm lạnh còn có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Khi vi khuẩn thường xuyên tiếp xúc với kháng sinh, chúng sẽ học được cách thích ứng và khiến cho việc điều trị với các loại thuốc hiện có không đạt được kết quả.

Bị đau họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Căn bệnh này lây lan thông qua tiếp xúc nước bọt hoặc dịch tiết mũi của người bị nhiễm bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm họng liên cầu khuẩn có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn như sốt thấp khớp, các bệnh về van tim.

Tình trạng đau họng do liên cầu khuẩn có xu hướng đau dữ dội và dai dẳng hơn, thậm chí là có thể đau tới mức không chịu đựng được. Trong một số trường hợp, việc nhiễm liên cầu khuẩn còn có thể gây nôn, chán ăn, đau đầu và đau bụng. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Xuất hiện các đốm trắng ở vùng cổ họng
  • Sốt nóng lạnh đau họng
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Khó nuốt

Nếu bạn bị viêm họng và sốt trên 38°C thì nhiều khả năng là nhiễm liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, liên cầu khuẩn cũng có thể không gây sốt hoặc sốt rất nhẹ. Ngoài ra, còn có một dấu hiệu ít phổ biến hơn, là phát ban ở vùng cổ, ngực và thường lan tới những vùng cơ thể ít vận động.

Triệu chứng của cảm lạnh và viêm họng do liên cầu khuẩn khá giống nhau. Do đó, nếu nghi ngờ mình bị viêm họng liên cầu khuẩn, bạn hãy đến bệnh viện khám và thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết. Để biết chính xác, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nhanh, cho kết quả sau 5 – 10 phút. Lưu ý là hình thức xét nghiệm nhanh này không phát hiện được 100% các trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn. Nếu kết quả âm tính, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm tại phòng xét nghiệm và thời gian có kết quả sẽ phải mất khoảng 2 ngày và kết quả đảm bảo chính xác 100%.

Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Penicillin và amoxicillin là những kháng sinh hay được sử dụng để điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, khi uống, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn về liều lượng, dù cảm thấy khỏe hơn bạn vẫn nên uống đủ liều lượng được chỉ định.

Đau họng do viêm amidan

Ngoài cảm lạnh và liên cầu khuẩn, nguyên nhân khiến bạn bị đau họng còn có thể là do viêm amidan. Viêm amidan là tình trạng amidan bị viêm do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Khi bị viêm, amidan sẽ bị sưng, có thể xuất hiện những đốm trắng hoặc vàng, đi kèm với các triệu chứng như:

  • Hôi miệng
  • Sốt
  • Thay đổi giọng nói
  • Nuốt đau
  • Các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ

Nếu amidan bị viêm là do vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể cho bạn dùng kháng sinh để điều trị. Nếu nguyên nhân là do virus, kháng sinh sẽ không có tác dụng. Bạn có thể thử các biện pháp sau để cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống nhiều nước
  • Ăn các loại thực phẩm mềm, nhiều nước như súp
  • Tránh thức ăn giòn hoặc cay
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, naproxen hoặc ibuprofen.

Nếu tình trạng viêm amidan tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, bác sĩ có thể đề nghị bạn cắt amidan.

Phương pháp giúp giảm đau họng đơn giản

Khi bị cảm lạnh viêm họng, bị đau họng do liên cầu khuẩn, viêm amidan, bạn có thể thử một số bí quyết sau để giảm cảm giác khó chịu:

  • Các loại thuốc không kê đơn như acetaminophen và ibuprofen để giảm đau. Tránh dùng aspirin cho trẻ nhỏ vì có thể gây hội chứng Reye.
  • Súc miệng bằng nước muối để làm sạch họng và giảm cảm giác đau buốt.
  • Xông mũi bằng nước ấm cũng là cách tốt để duy trì dịch trong họng, giảm đau. Thực hiện 5 – 10 phút mỗi lần, 1 ngày làm vài lần.
  • Chườm ấm vùng cổ họng bằng túi chuyên dụng hoặc khăn thấm nước nóng. Cách này đặc biệt hữu ích nếu hạch bạch huyết bị sưng.
  • Ăn các thực phẩm lỏng mềm như cháo, súp nóng, sữa ấm, thạch hoa quả. Với những trường hợp viêm họng nặng, cần tránh các loại thực phẩm cay, cứng và giòn.
  • Do sốt và sưng đau có thể làm cơ thể mất nước, nên việc bổ sung nước sẽ giúp tăng cường khả năng chống chọi với bệnh. Tránh các đồ uống họ cam quýt vì có thể gây kích thích cổ họng đang viêm.

Để có thể chống lại sự tấn công ồ ạt của các tác nhân gây đau họng như khói bụi ô nhiễm, vi khuẩn, virus… bạn cần có bộ sản phẩm chăm sóc vệ sinh cơ thể phù hợp. Với sữa tắm, bạn nên chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, có thành phần lành tính từ thiên nhiên với những tính năng thanh lọc, làm sạch sâu hiệu quả và an toàn cho làn da. Với nước rửa tay, bạn nên chọn loại có tính năng bảo vệ vượt trội để đánh bay các vi sinh vật gây hại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *