CÁC BƯỚC CHĂM SÓC DA HẰNG NGÀY MÀ BẠN CẦN THUỘC LÒNG

Nhiều người có thể cảm thấy lười biếng hoặc đánh giá thấp tầm quan trọng của thói quen chăm sóc da chu đáo. Tuy nhiên việc thực hiện các bước chăm sóc da hàng ngày chính là nền tảng để bạn sở hữu một làn da mịn màng, khoẻ khoắn.

Mỗi hoa thơm quả ngọt đều cần đến một quá trình chăm bón dài ngày và đòi hỏi người làm vườn phải kiên nhẫn. Việc chăm sóc da cũng vậy. Hãy cùng theo dõi các bước chăm sóc cơ bản dưới đây để nuôi dưỡng một làn da khoẻ đẹp nhé!

Bước 1: Làm sạch da

Bước chăm sóc da đầu tiên và quan trọng nhất là làm sạch da. Bước này nhằm mục đích loại bỏ bụi bẩn, dầu và chất trang điểm khỏi da, đồng thời giúp dưỡng chất ở các bước sau có thể dễ dàng thẩm thấu hơn.

Để làm sạch da, bạn có thể dùng sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt. Thế nhưng, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên hiểu về loại da của mình và chọn sản phẩm phù hợp với nó nhất.

Trước khi rửa mặt bạn có thể sử dụng nước ấm để làm lỗ chân lông nở ra. Nhờ đó sữa rửa mặt sẽ đẩy được nhiều cặn bã, bụi bẩn ra khỏi da mặt hơn. Tuy nhiên sau khi đã sử dụng sữa rửa mặt, bạn nên rửa lại bằng nước lạnh nhằm se khít lỗ chân lông lại.

Bạn cũng cần lưu ý rằng không nên quá lạm dụng sữa rửa mặt. Điều này sẽ khiến làn da mặt trở nên thô ráp, bã nhờn tiết ra nhiều hơn khiến lỗ chân lông bị bí, tăng tỉ lệ xuất hiện mụn. Các bác sĩ khuyên rằng nên dùng sữa rửa mặt 2 lần/ngày, những lần khác bạn có thể dùng nước để làm sạch da.

Bước 2: Tẩy tế bào chết

Những tổn thương do môi trường xung quanh dễ khiến cho bề mặt da trở nên thiếu mịn màng và không đồng đều, rửa mặt thôi sẽ không bao giờ là đủ.

Bằng cách tẩy tế bào chết, bạn sẽ loại sạch những tạp chất gây tắc lỗ chân lông, làm màu da không đồng đều và làm giảm đi sự xuất hiện của những đường nhăn và nếp nhăn sâu.

Tẩy tế bào chết còn là một bước cần thiết trong các bước chăm sóc da khi giúp loại bỏ các tế bào da chết và tránh nhiễm khuẩn, đồng thời tăng khả năng chất thụ các dưỡng chất vào da.

Bạn chỉ nên tẩy tế bào chết một lần mỗi tuần, bởi vì nếu tẩy bào chết thường xuyên sẽ dễ làm mỏng da, dẫn đến da dễ bị tổn thương.

Bước 3: Thoa toner

Một trong các bước chăm sóc da tiếp theo là thoa toner. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và loại toner (nước hoa hồng) cụ thể mà nó đem lại cho bạn những lợi ích khác nhau.

Tuy nhiên, khả năng giữ cân bằng độ pH và độ ẩm cho làn da mới là lý do tại sao bạn nên sử dụng toner. Toner cũng giúp làn da hấp thu tốt hơn với các sản phẩm chăm sóc da khác mà bạn sử dụng sau đó.

Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy các loại khác nhau của toner trên thị trường với dạng lỏng, gel hay dạng sương. Tốt nhất là bạn nên sử dụng toner sau khi làm sạch và tẩy tế bào chết trên da mặt để đạt được lợi ích tối ưu.

Dùng bông thấm lượng nước toner vừa phải rồi vỗ nhẹ khắp vùng da mặt, không nên dùng lực quá mạnh sẽ gây tổn thương đến những vùng da nhạy cảm. Ở những vùng da quá nhiều dầu như trán hoặc mũi, các bạn có thể thao tác lâu hơn.

Bước 4: Thoa kem dưỡng ẩm

Nhiều người có thể không quen sử dụng kem dưỡng ẩm. Thế nhưng bạn nên hiểu tầm quan trọng của giữ ẩm da trong cuộc chiến chống lại trên các vết nứt, khô và giữ sự mịn màng cho da. Bởi vì sau khi da mất độ ẩm, nó cũng mất đi tính đàn hồi và có thể dẫn đến các nếp nhăn. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp bạn bằng cách giữ lại nước từ lớp trong cùng của da.

Sau các bước chăm sóc da nói trên, bạn hãy cho một lượng nhỏ kem dưỡng ẩm da mặt vào ngón tay sạch. Dùng ngón tay nhẹ nhàng thoa kem dưỡng ẩm lên da.

Khi sử dụng kem dưỡng ẩm quanh mắt, hãy dùng đầu ngón tay đeo nhẫn để nhẹ nhàng thoa kem trên da. Nếu chọn đúng loại kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da của bạn, bạn sẽ luôn cảm thấy thoải mái khi có sự hiện diện của chúng trên da.

Xây dựng một thói quen chăm sóc da đều đặn có thể cải thiện da nhiều hơn bạn tưởng. Hãy nhớ rằng làn da là một cơ quan sống cần thích nghi với thế giới xung quanh nó, cần được cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng thường xuyên trong suốt quá trình làm da đẹp lâu dài. Và đừng quên áp dụng các bước chăm sóc da hàng ngày nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *