Mề đay cấp tính có xu hướng khởi phát đột ngột và thuyên giảm trong vài giờ nếu điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên 90% người bệnh mề đay thể cấp tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính dai dẳng. Giai đoạn cấp tính người bệnh dễ bị sốc phản vệ, phù mạch nguy hiểm. Thông tin chi tiết về kiến thức bệnh và liệu pháp điều trị mề đay cấp tính hiệu quả sẽ được cập nhật đầy đủ trong nội dung sau.
Nổi mề đay cấp tính là gì?
Nổi mề đay cấp tính là phản ứng của các mao mạch dưới da trước tác nhân gây dị ứng gây sự phù mạch và những vết thương đỏ lan rộng thành từng mảng (nổi mề đay). Khi đó toàn bộ vùng da bệnh sẽ sưng to trong 72 giờ, bao quanh chúng là những lớp ban đỏ kéo dài và lan rộng trong khoảng thời gian từ vài phút đến 24 giờ. Kèm theo dấu hiệu sưng to và ban đỏ là cảm giác nóng rát và ngứa ngáy.
Mề đay cấp tính nếu không chữa trị kịp thời có thể lây lan rộng trên các vùng da của cơ thể. Thêm vào đó, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng da: Bệnh gây ra triệu chứng ngứa ngáy liên tục và làm tổn thương các vùng da. Ở vị trí tổn thương này vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và gây nhiễm trùng.
- Phù mạch: Các báo cáo y tế cho thấy có khoảng 25% bệnh nhân bị mề đay cấp tính có biểu hiện của phù mạch. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở vùng môi, mắt, miệng hoặc trong lưỡi. Phù mạch kéo dài là nguyên nhân khiến cơ thể bị tích nhiều dịch, nguy hại trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.
- Sốc phản vệ: Một số bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ, huyết áp tụt gây nghẹt thở đe dọa đến tính mạng.
Biến chứng bệnh mề đay cấp
Để không phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời.
Dấu hiệu của bệnh mề đay cấp tính
Khi mắc bệnh mề đay cấp tính, người bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện lâm sàng như sau:
- Phù mạch lan rộng và thường xuất hiện nhiều ở khuôn mặt (nhất là mí mắt và những vị trí quanh mí mắt), hai chân, hai tay và bộ phận sinh dục. Ngoài ra, trong một vài trường hợp, bệnh nhân sẽ nhận thấy vùng lưỡi, vòm miệng, thanh quản đều có dấu hiệu sưng to
- Nổi mề đay với những vết thương đỏ trên da có đường kính từ vài mm đến vài cm, đôi khi lan rộng và nối dài thành từng mảng lớn có màu trắng hoặc đỏ
- Những vết thương đỏ do nổi mề đay gây nên thường có hình tròn và nối lại với nhau thành mảng như bản đồ. Những vết thương này có thể thay đổi hình dạng trong vài phút hoặc vài giờ.
- Ngứa ngáy khó chịu cả ngày
- Nóng rát và ửng đỏ.
Nguyên nhân nổi mề đay cấp tính
Bệnh mề đay cấp tính xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Bệnh nhân bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn từ môi trường bên ngoài qua đường hô hấp trên
- Bệnh nhân bị dị ứng hoặc có tiền sử bị dị ứng với thực phẩm (trứng, sữa, đậu phộng, cá, thịt gà, thịt bò, chất bảo quản và một vài thực phẩm có khả năng gây dị ứng khác)
- Dị ứng với thuốc kháng sinh, các loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau, thuốc điều trị huyết áp cao, aspirin
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, thực phẩm và nguồn nước bẩn
- Dị ứng thuốc khi tiêm phòng…
Ngoài ra những người bị bệnh về gan cũng có thể bị nổi mề đay cấp tính. Việc nắm được chính xác nguyên nhân giúp người bệnh tìm được phương pháp điều trị đúng cách, kịp thời.
Cách chẩn đoán mề đay cấp tính
Để hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của mề đay cấp tính, người bệnh nên đi thăm khám ngay khi có những biểu hiện nghi ngờ bệnh. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Đối với những bệnh nhân có vết thương đỏ do nổi mề đây gây nên kéo dài dưới 24 giờ và những bệnh nhân không xuất hiện tình trạng phù mạch, bệnh mề đay cấp tính được chẩn đoán bằng cách kiểm tra lâm sàng và tìm kiếm các nguyên nhân cơ bản.
Bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi để đánh giá sơ bộ về thể trạng bệnh:
- Các biểu hiện ngứa ngáy, sẩn phù bắt đầu từ khi nào?
- Tần suất nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy có thường xuyên không?
- Trước khi xuất hiện triệu chứng, bạn đã ăn thực phẩm nào?
- Bạn có đang sử dụng thuốc kháng sinh điều trị?
Ngoài ra, để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh mề đay cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm. Cụ thể:
- Xét nghiệm máu
- Thử nghiệm lẩy da hoặc áp da với dị nguyên nghi ngờ
- Sinh thiết da trong trường hợp tình trạng nổi mề đay kéo dài và nghi ngờ viêm mao mạch
- Tiến hành test 36 dị nguyên.
Cách điều trị nổi mề đay cấp
Mề đay cấp tính có thể dễ dàng điều trị nếu phát hiện bệnh sớm và tiến hành biện pháp can thiệp kịp thời. Trong trường hợp nổi mề đay ở dạng nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian. Trường hợp nặng hơn chủ yếu sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc với hình thức uống, bôi ngoài hoặc tiêm.
1. Thuốc chữa mề đay cấp tính
Sử dụng thuốc Tây chủ yếu nhằm kiểm soát các triệu chứng do mề đay gây ra như: giảm mẩn đỏ, giảm ngứa, ngăn chặn phù mạch,… Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê toa phù hợp. Một số loại thuốc Tây xuất hiện trong đơn thuốc chữa mề đay cấp như sau:
- Thuốc kháng histamin H1: Thuốc có tác dụng ức chế chất histamin, giảm tổn thương da và các triệu chứng đi kèm. Một số tên thuốc histamin H1 thường gặp như: Loratadin (Clarytin), Cetirizin (Zyrtec), Acrivastin (Semplex)
- Trường hợp cơ thể không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với thuốc, bác sĩ có thể phối hợp thuốc kháng H1 và H2 để gia tăng tác dụng.
- Kết hợp Corticoid với thuốc kháng Histamin H1 trong trường hợp bệnh nặng, mề đay đã chuyển sang thể mãn.
- Dùng Epinephrin phối hợp kháng Histamin liều cao. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng trong trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng phù mạch cấp tính.
Lưu ý: Khi điều trị mề đay cấp tính bằng Tây y người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý gia giảm hoặc sử dụng quá liều để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.
2. Chữa mề đay cấp tính theo dân gian
Trường hợp bệnh nhân bị nổi mề đay ở dạng nhẹ có thể áp dụng một số bài thuốc truyền miệng tại nhà như sau:
- Dùng lá khế chua: Rửa sạch 1 nắm lá khế chua sau đó cho vào nồi, thêm nước và đun sôi. Khi tắm hòa thêm nước sạch rửa kỹ vùng da bị mề đay. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần.
- Lá trà xanh: Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh sau đó đun lấy nước tắm. Tận dụng lá trà xanh rồi vò nát chà lên vùng da bị mề đay.
- Cây sài đất: Cây sài đất rửa sạch rồi vò nát hòa vào nước ấm để tắm. Hoặc người bệnh có thể giã lấy nước cốt rồi bôi lên vùng da bị mề đay.
- Gừng tươi: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo vỏ rửa sạch rồi thái lát mỏng. Sau đó chỉ cần xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh.
- Lá kinh giới: Chuẩn bị khoảng 30g lá kinh giới, rửa sạch rồi vò nát. Pha thêm 200ml nước đun sôi để nguội rồi lấy khăn mềm, sạch, thấm lên vùng da bị bệnh.
Bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng giảm triệu chứng mề đay tạm thời chứ không điều trị triệt để gốc rễ bệnh vì thế dễ tái phát trở lại. Khi nổi mề đay mẩn ngứa bệnh nhân nên chủ động tới cơ sở Y tế để thăm khám và điều trị theo phương pháp khoa học, chính thống.
3. Cách chữa mề đay cấp tính bằng Đông y
Theo quan niệm Đông Y, mề đay cấp tính xảy ra do cơ thể người bệnh bị các yếu tố ngoại tà ( phong hàn, phong nhiệt) xâm nhập, kết hợp lúc tạng phủ bị suy yếu, cơ thể không có khả năng đào thải độc tố ra ngoài gây ra tình trạng khí huyết bất túc, cơ thể suy nhược lâu ngày nổi mẩn đỏ và gây ngứa ngáy.
Do vậy nguyên tắc điều trị nổi mề đay trong Đông y cần tập trung loại bỏ gốc rễ nguồn bệnh, giải độc cơ thể, đồng thời phục hồi chức năng tạng phủ, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.
Chăm sóc và phòng ngừa nổi mề đay cấp tính
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, song song với việc sử dụng thuốc, người bị nổi mụn mề đay cấp cần thiết lập chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, có như vậy bệnh mới nhanh chóng được đẩy lùi.
Chăm sóc người bị mề đay
- Bổ sung đủ nước, vitamin và khoáng chất: Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị mề đay. Người bệnh nên bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó một số loại rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất như cam, bưởi. rau ngót, bông cải xanh,… có tác dụng làm mát cơ thể, nâng cao sức khỏe chống chọi với bệnh tật.
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da: Người bệnh có thể sử dụng thêm một số sản phẩm kem dưỡng ẩm đều làm dịu vùng da nóng rát và giảm những cơn ngứa. Các loại kem dưỡng có chiết xuất từ yến mạch, nha đam sẽ là sự lựa chọn tốt cho người bị mề đay mẩn ngứa.
- Nghỉ ngơi, thư giãn: Hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý mỗi ngày. Nên thiết lập thời gian biểu cho việc học tập và nghỉ ngơi.
Phòng ngừa mề đay tái phát
- Tránh các thực phẩm có khả năng gây kích ứng cho da như: thịt bò, đậu phộng, hải sản,…
- Tránh tiếp xúc với một số yếu tố gây kích ứng như lông thú, mạt bụi, nước hoa,…
- Mặc quần áo thông thoáng, không bó sát
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước lạnh hoặc chườm đá.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
- Tránh sử dụng xà phòng, mỹ phẩm chứa chất tẩy rửa mạnh.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mề đay cấp tính. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu mề đay hãy liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được tư vấn và hỗ trợ điều trị tận tình bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành.