TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ VẢY NẾN TRÊN MẶT

Vảy nến trên mặt là hiện tượng tăng sinh và viêm tế bào tại khu vực: lông mày, trán trên, đường chân tóc, phần da giữa môi và mũi. Không giống như vị trí khác trên cơ thể, da mặt khá mỏng và nhạy cảm nên cần cẩn trọng khi điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược thiên nhiên.

vảy nến trên da mặt
Hình ảnh vảy nến tại chân mày.

I. Triệu chứng của bệnh vảy nến trên mặt

Bệnh vảy nến trên mặt là kết quả của bệnh vảy nến da đầu không được điều trị sớm và đúng cách. Thông thường, lớp vảy sẽ xuất hiện ở chân tóc (nhiều người nhầm lẫn đó là gàu). Về sau, vảy nến xuất hiện ở các khu vực:

  • Lông mày
  • Phần da giữa môi và mũi
  • Trán trên

Tùy vào vị trí xuất hiện vảy nến trên mặt mà triệu chứng bệnh biểu hiện không giống nhau:

✧ Vảy nến ở mí mắt:

  • Lớp vảy che phủ hàng mi.
  • Vành mi mắt có màu đỏ và cứng hơn bình thường.
  • Vành mi mắt có thể hướng lên hoặc cụp xuống dưới gây căng mí mắt, thậm chí là viêm mí mắt nếu tình trạng viêm kéo dài.

✧ Vảy nến ở mắt

  • Mắt khô, bị kích thích.
  • Khó khăn khi quan sát.

✧ Vảy nến ở tai

  • Vảy tích tụ chặn ống tai, gây ảnh hưởng đến thính lực.
  • Bệnh vảy nến thường không ảnh hưởng đến tai trong.

✧ Vảy nến ở miệng

  • Khu vực lợi hoặc lưỡi, trong má, mũi, trên môi xuất hiện lớp vảy màu trắng hoặc xám.

II. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ gây vảy nến trên mặt

Bệnh vảy nến xảy ra do tế bào T trong cơ thể hoạt động quá mức. Tế bào T chỉ được kích hoạt để bảo vệ cơ thể khi có vi khuẩn và một số tác nhân gây hại xâm nhập. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nào đó mà các tế bào T vẫn được sản sinh kể cả khi cơ thể không bị nhiễm trùng. Điều này khiến cho tế bào da phát triển nhanh chóng, hình thành bệnh vảy nến.

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở mặt. Chỉ biết rằng, yếu tố miễn dịch và gen có liên hệ mật thiết đến bệnh. Theo một số khảo sát, nếu trong gia đình có người bị vảy nến thì nguy cơ những người thân xung quanh mắc bệnh lên đến 40%.

Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến ở người, bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Béo phì
  • Ảnh hưởng của thuốc tây
  • Tiền sử nhiễm trùng da
  • Uống rượu
  • Thiếu Vitamin D
  • Thường xuyên trong trạng thái căng thẳng

Triệu chứng bệnh vảy nến sẽ nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc khói thuốc lá.

IIIl. Phương pháp điều trị bệnh vảy nến trên mặt hiện nay

Hiện nay, các chuyên gia chưa tìm ra được biện pháp điều trị bệnh vảy nến triệt để. Tuy vậy, một số phương pháp như: dùng thuốc, liệu pháp ánh sáng… có thể khiến cho bệnh thuyên giảm và ổn định trong thời gian dài. Cụ thể các phương pháp điều trị như sau:

1. Dùng thuốc Tây y điều trị

Các loại thuốc được dùng để điều trị vảy nến ở da mặt gồm:

Thuốc trị bệnh vảy nến ở mặt
Dùng thuốc điều trị kết hợp với kem dưỡng ẩm để làm mềm mại da, cải thiện tình trạng ngứa, tróc vảy.
  • Thuốc chứa Corticosteroid nồng độ thấp: Thuốc có dạng mỡ, dạng kem và dạng xịt, có tác dụng giảm đỏ, sưng trên da. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên dùng một vài lần trong tuần, tránh dùng trong thời gian dài vì các dược chất trong thành phần có thể bào mỏng da, gây rạn da, mạch máu.
  • Vitamin D tổng hợp: Gồm dạng thuốc mỡ và kem bôi như Calcipotriene (Dovonex, Sorilux). Dược phẩm có tác dụng làm chậm sự phát triển tế bào da. Tuy nhiên, cần đặc biệt cẩn thận khi dùng bởi chúng có thể gây kích ứng lên da mặt. Đối với những người có làn da nhạy cảm, nên sử dụng Calcitriol (Rocaltrol, Vectical) để điều trị bệnh.
  • Retinoids (tên gọi khác của vitamin A): gồm Tazarotene (Tazorac). Thuốc có tác dụng loại bỏ vảy, giảm thiểu tình trạng sưng, viêm…
  • Pimecrolimus  (Elidel) và tacrolimus (Protopic): Đây là hai loại thuốc được FDA phê chuẩn cho người bị bệnh chàm, vảy nến. Tuy nhiên tổ chức trên cũng đưa ra khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn bởi nhiều nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ mật thiết giữa dược phẩm trên và bệnh ung thư.
  • Thuốc mỡ Crisaborole (Eucrisa): Đây cũng là dược phẩm được FDA phê chuẩn trong điều trị bệnh chàm da, vảy nến nhờ vào tác dụng giảm viêm. Thuốc có thể gây kích ứng nhẹ nên cần thận trọng khi dùng.
  • Coal tar (dẫn xuất của than đá): Đây là sản phẩm không kê toa. Thuốc có nhiều dạng khác nhau: gel, kem, mỡ, dầu gội đầu, xà phòng… Công dụng chính của Coal tar là kháng khuẩn, kháng kí sinh trùng, chống ngứa, kháng lại sự tăng sinh tế bào sừng và tế bào gai
  • Lotion, kem, kem dưỡng ẩm: Những sản phẩm này không có tác dụng trị bệnh vảy nến nhưng có thể giảm ngứa, cải thiện tình trạng da khô và đóng vảy.
  • Axit salicylic: Đây là loại thuốc không cần kê đơn được áp dụng điều trị bệnh ngoài da phổ biến, trong đó có bệnh vảy nến. Thông thường, thuốc sẽ được chỉ định dùng kèm với steroids hoặc coal tar để đẩy nhanh tiến độ điều trị.

Nếu phương pháp trên không hữu ích, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được chỉ định một số thuốc điều trị theo toa cho phù hợp. Một số thuốc điều trị theo toa gồm:

  • Apremilast (Otezla)
  • Cyclosporine (Neoral)
  • Retinoids liều thấp
  • Methotrexate (Trexall)
  • Thuốc sinh học gồm: Adalimumab (Humira), Adalimumab-atto (Amjevita), Brodalumad (Sliq), Etanercept ( Enbrel), Etanercept-szzs (Erelzi), Infliximab (Remicade), Secukinumab (Cosentyx), Ustekinumab (Stelara)

2. Quang trị liệu

Bên cạnh việc dùng thuốc tây điều trị, bệnh nhân có thể được áp dụng phương pháp quang trị liệu để đặc trị bệnh vảy nến trên cơ thể. Quang trị liệu là thuật ngữ mô tả cách điều trị vảy nến bằng áng sáng tự nhiên hay tổng hợp.

điều trị bệnh vảy nến
Quang trị liệu giúp khắc phục tình trạng da bong tróc, giúp bệnh ổn định trong thời gian dài.
  • Ánh sáng tự nhiên: Ánh sáng mặt trời tự nhiên hay nhân tạo đều hữu ích cho bệnh nhân bị bệnh vảy nến.
  • Quang trị liệu UVB: Tia cực tím được phân thành tia UVA và UVB. Trong đó, tia UVB được ứng dụng trong điều trị bệnh vảy nến phổ biến vì chúng có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng và bong tróc tế bào da (theo National Psoriasis Foundation, 2012).
  • Quang trị liệu UVB dải hẹp: Phương pháp này đáp ứng với những trường hợp bị vảy nến mức độ vừa và nặng. Theo nghiên cứu từ bệnh viên Da liễu Trung ương và một số bệnh viện lớn trên thế giới, hơn 50% bệnh nhân áp dụng liệu pháp trên bệnh ổn định trong vòng 6 tháng.
  • Liệu pháp Goeckerman: Là sự kết hợp giữa tia UVB và coal tar (một loại than đá). Dẫn xuất của than đá hỗ trợ cho việc hấp thu tia UBV được dễ dàng hơn. Phương pháp này được chỉ định cho những bênh nhân bị vảy nến ở mức độ trung bình – nhẹ.
  • Tia Laser excimer: Đây là liệu pháp được chỉ định cho đối tượng bị vảy nến ở mức độ trung bình. Tia Laser có thể tập trung chùm sáng UVB tại vùng da bị vảy nến mà không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Tuy nhiên, do diện tích tiếp xúc của tia laser lên da nhỏ nên cách trên chỉ áp dụng cho đối tượng có vùng da bị vảy nến không quá rộng.
  • Kết hợp tia cực tím UVA (PUVA) với chất psoralen hoặc liệu pháp ánh sáng: Thuốc Psoralen có tác dụng tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng, thường được dùng kết hợp với liệu pháp ánh sáng UVA khi điều trị bệnh vảy nến. Người bệnh sẽ được bôi kem lên da, sau đó bước vào hộp chiếu sáng UVA. Vì tia UVA có bước sáng sâu nên phương pháp trên chỉ được áp dụng điều trị bệnh vảy nến mức độ vừa và nặng.

3. Chữa vảy nến ở mặt bằng phương pháp Đông y

Theo Đông y, vảy nến còn được gọi là bạch sang hay tùng bì tiễn. Căn bệnh này do các yếu tố phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới huyết nhiệt, làm rối loạn điều hòa của cơ thể, gây ra tình trạng vảy nến.

Đây là một dạng viêm da mãn tính, thường tái phát thành từng đợt. Bệnh có thể được điều trị rất hiệu quả bằng phương pháp Đông y. Với chứng ngứa Đông y cho rằng nguyên nhân do phong, có thể điều trị bằng các bài thuốc khu phong. Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, lở loét, Đông y cho rằng nguyên nhân do nhiệt, có thể điều trị bằng các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc.

So với phương pháp Tây y, Đông y đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài hơn. Bởi phương pháp này không chỉ đi vào điều trị triệu chứng bệnh, mà chú trọng chữa bệnh từ gốc, loại bỏ căn nguyên gốc rễ gây ra tình trạng vảy nến. Nhờ đó Đông y thường mang lại hiệu quả lâu bền hơn và giúp phòng ngừa tái phát vảy nến trở lại.

Mặt khác phương pháp Đông y sử dụng các bài thuốc Nam có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, do đó rất an toàn cho sức khỏe của người bệnh.

IV. Phương pháp trị bệnh vảy nến cho các khu vực cụ thể

Tại những vùng da cụ thể, sẽ có những loại thuốc hay chỉ định điều trị không giống nhau. Cụ thể:

✧ Mí mắt:

  • Dùng thuốc Corticosteroid để hạn chế tình trạng tróc vảy. Tuy nhiên, không được lạm dụng hoặc để thuốc dây vào mắt bởi dược phẩm trên có thể gây biến chứng tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
  • Một số thuốc loại thuốc mỡ Crisaborole (Eucrisa), Pimecrolimus (Elidel), hoặc Tacrolimus (Protopic) không gây tác dụng như một số loại steroid nên có thể dùng trong thời gian đầu điều trị bệnh vảy nến.

Cẩn thận khi dùng thuốc điều trị bệnh vảy nến xung quanh khu vực mắt bởi da mắt, mi mắt rất mỏng, nhạy cảm, dễ bị tổn thương.

Nếu bị vảy nến ở mi mắt, người bệnh có thể tiến hành dùng thuốc kháng sinh điều trị, tránh tình trạng mắt bị nhiễm trùng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

✧ Tai

Trong trường hợp vảy nến xuất hiện ở tai, cần dùng thuốc cẩn thận để tránh những ảnh hưởng tiêu cực lên màng nhĩ. Các loại thuốc trị vảy nến ở tai an toàn được bác sĩ chỉ định gồm:

  • Thuốc Corticosteroid nhỏ hoặc bôi ngoài tai theo toa.
  • Phối hợp Calcipotriene hoặc tazarotene với kem hoặc thuốc mỡ corticosteroid.

✧ Mũi và miệng

Vùng da tại khực mũi và miệng ẩm ướt hơn bình thường. Do đó, người bệnh sẽ được chỉ định một số thuốc điều trị sau:

  • Kem Steroid hoặc thuốc mỡ.
  • Thường xuyên rửa vùng da vảy nến bằng dung dịch nước muối loãng để giảm đau, ngứa.
  • Dùng thuốc thuốc mỡ Hydrocortison liều thấp 1%.
  • Dùng Pimecrolimus hoặc Tacrolimus

Một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh vảy nến cho da mặt

Da mặt tương đối nhạy cảm. Vì thế, khi dùng thuốc điều trị, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:

  • Sử dụng một số lượng nhỏ
  • Đặc biệt cẩn thận khi thoa kem, thuốc mỡ quanh mắt.
  • Dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ, nhất là đối với một số thuốc steroid.
  • Hãy hỏi thăm ý kiến của bác sĩ nếu bạn có nhu cầu trang điểm để che giấu triệu chứng của bệnh vảy nến trên mặt.
  • Trong trường hợp các thuốc điều trị không phát huy tác dụng hoặc gây nhiều tác dụng phụ, nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để tìm giải pháp khác hữu ích hơn.

Trên đây là một số thông thông tin tổng quan về bệnh vảy nến trên mặt và cách điều trị. Nếu có bất kì thắc mắc nào chưa rõ, bệnh nhân nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *