Bệnh vảy nến là căn bệnh viêm da tự miễn xảy ra bên ngoài da tạo thành những mảng bám, các mảng bám đó dần bị viêm và bao phủ trong vẩy bạc. Đôi khi các biểu hiện bệnh xuất hiện ở chân và tay. Mà các chuyên gia da liễu vẫn gọi là bệnh vẩy nến Palmoplantar.
Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó số người mắc bệnh vảy nến ở tay và chân chiếm từ 2 đến 5% và người bệnh thường trong độ tuổi từ 20 đến 60 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở tay và chân
Bệnh vảy nến ở tay và chân thường xuất hiện đỏ, vảy, có cảm giác ngứa, đau đớn ở lòng bàn tay và chân. Ngoài ra còn có thể xuất hiện mụn mủ nhỏ, rỗ và móng trở nên dày hơn.
Thực chất vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nên bệnh vảy nến ở tay và chân. Đây là tình trạng rối loạn hệ miễn dịch làm cho các tế bào da phát triển quá nhanh và biểu hiện ở lòng bàn tay và lòng bạn chân. Yếu tố di truyền và môi trường cũng tác động không nhỏ đến nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra người bệnh cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh vảy nến ờ tay và chân do những tác nhân như sau:
- Tay và chân thường xuyên phải tiếp xúc với chất hóa học, tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Tiếp xúc với chất dễ gây dị ứng
- Tiếp xúc với chất tẩy rửa, chất kích thích.
- Một số loại bệnh có thể tác động đến hệ miễn dịch và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Bao gồm: Hút thuốc cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo một nghiên cứu vào năm 2013 thì có tới 95% người mắc bệnh vảy nến ở tay và chân đã từng hút thuốc và đang hút thuốc.
Cách chăm sóc người bị mắc bệnh vảy nến ở tay và chân
Bệnh vảy nến không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu không điều trị sớm thì những biểu hiện sẽ ngày càng nghiêm trọng, dễ chuyển biến thành bệnh vẩy nến mạn tính, viêm khớp vảy nến. Không những vậy còn gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như: xơ cứng động mạnh, tiểu đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa, loãng xương, béo phì… Chính vì vậy mà việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh hết sức quan trọng, bạn có thể tham khảo một vài thông tin ngay bên dưới đây.
1/ Điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Sau khi tiến hành các xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán bác sĩ sẽ vạch ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh vảy nến ở tay và chân. Thông thường bác sĩ hay cho dùng các loại thuốc bôi, dùng thuốc toàn thân, dùng liệu pháp ánh sáng hoặc phương pháp điều trị sinh học.
# Dùng thuốc
Thông thường hay dùng thuốc corticosteroid, đồng thời cho dùng kèm các loại thuốc khác như calcipotriene (Dovonex), vitamin D, Calcitriol (Rocaltrol). Thuốc có thể dùng dưới dạng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc tiêm.
Tùy theo từng tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định loại thuốc cũng như liều lượng phù hợp. Bệnh nhân cũng nên thông báo với bác sĩ về những loại thuốc mà mình đang dùng để tránh tình trạng kháng thuốc, làm tăng tác dụng phụ.
Trong quá trình dùng thuốc cũng nên quan sát các biểu hiện bệnh. Nếu có những phản ứng bất thường thì nên đến gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị hợp lý.
# Dùng liệu pháp ánh sáng
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng là liệu pháp tích cực mà bệnh nhân bị vảy nến nên áp dụng. Vì theo các chuyên gia da liễu thì tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh vảy nến.
Bạn nên áp dụng phương pháp này theo những gì được hướng dẫn như sau:
- Tắm nắng từ 5 đến 10 phút mỗi ngày.
- Lúc đầu chỉ nên áp dụng khoảng 5 phút rồi tăng dần lên.
- Kết hợp thoa loại kem chống nắng phù hợp lên vùng da không bị vẩy nến.
# Áp dụng phương pháp điều trị toàn thân
Do bệnh vảy nến ở tay và chân xuất phát từ tình trạng rối loạn hệ miễn dịch nên phương pháp điều trị toàn thân sẽ hạn chế được tình trạng này. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng cyclosporine, methotrexate…
Nhưng cũng phải căn cứ theo tình trạng bệnh cũng như cơ địa của bệnh nhân để sử dụng liều lượng phù hợp.
# Dùng phương pháp sinh học
Biện pháp này nhằm thay đổi phản ứng miễn dịch trong cơ thể, giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh vảy nến khi các biện pháp khác không có hiệu quả. Nhưng chỉ dùng ở trường hợp nặng vì dễ gây ra tác dụng phụ.
Thông thường bác sĩ hay chỉ định dùng: Thuốc đối kháng IL-17, Thuốc đối kháng Interleukin (IL) -12/23 ustekinumab, chất ức chế phosphodiesterase 4.
2/ Kết hợp cách điều trị tại nhà
Ngoài việc điều trị theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định cũng nên kết hợp với các liệu pháp điều trị tại nhà như sau:
# Tắm và ngâm rửa
Đây là cách vệ sinh da, làm giảm các triệu chứng bệnh. Thông thường nên ngâm tay và chân trong nước ấm, sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, có chiết xuất tự nhiên để không gây kích ứng da.
Chú ý không nên vệ sinh da quá nhiều lần trong ngày và không nên dùng nước quá nóng. Vì như vậy sẽ hủy hoại lớp bảo vệ da tự nhiên, khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
# Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da
Dưỡng ẩm là điều rất cần thiết cho người bị vảy nến ở tay và chân. Tốt nhất là nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ để tránh gây kích ứng da.
Khi sử dụng lần đầu nên áp dụng trước ở một vùng da nhỏ, nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục áp dụng cho các vùng da khác.
3/ Kết hợp thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày
Việc kiểm soát thói quen ăn uống cũng rất quan trọng với bệnh nhân bị vảy nến ở tay và chân. Chế độ ăn có thể hỗ trợ điều trị bệnh hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh nên thường xuyên dùng rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho da. Bên cạnh đó nên hạn chế ăn hải sản, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ để hạn chế béo phì và kích ứng da. Ngoài ra, không nên hút thuốc, dùng đồ uống có cồn có thể tác động xấu đến các biểu hiện bệnh.
Đừng quá lo lắng mà hãy thật sự thoải mái vì stress và bệnh vảy nến có mối quan hệ khá chặt chẽ. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động tập thể, tập luyện thể dục thể thao để luôn có một tinh thần tốt, cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch.
Đừng chủ quan mà hãy tham khảo kĩ thông tin về bệnh vảy nến ở tay và chân một cách thật nghiêm túc. Vì nó có thể ghé thăm bạn vào bất kì thời điểm nào.