Nguyên nhân khiến bạn bị viêm mũi dị ứng quanh năm có thể là do bạn dị ứng với một yếu tố nào đó trong môi trường sống xung quanh. Vì vậy, việc nhận biết nguyên nhân gây ra bệnh là cách phương pháp để điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng quanh năm.
1. Viêm mũi dị ứng quanh năm là gì?
Bệnh viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với một số tác nhân trong và ngoài cơ thể (ví dụ: bụi, khói, lông, thời tiết, nhiệt độ,…). Đây là biểu hiện tại chỗ ở mũi do niêm mạc mũi nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh đó và gây nên phản ứng quá mẫn.
Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng gồm:
- Chảy nước mũi trong, sung huyết, hắt hơi và áp lực xoang.
- Ngứa mũi, nghẹt mũi
- Có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
- Sưng, có màu xanh vùng da dưới mắt.
- Giảm cảm giác hoặc mất mùi, vị giác
Khi các triệu chứng xuất hiện thì lúc đầu chỉ là phản ứng tự nhiên để bảo vệ khi cơ thể tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng qua đường hô hấp. Đây là những phản ứng tự nhiên giúp cơ thể chống đỡ và loại bỏ tác nhân gây hại ra ngoài nhanh hơn. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, phản ứng này quá phát và sẽ trở thành nguy hiểm. Khi đó, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm xoang: Nếu nghẹt mũi kéo dài do viêm sẽ dẫn đến các xoang bị nhiễm trùng, viêm.
- Biến chứng ở mắt: Viêm kết mạc, ngứa mắt dẫn đến suy giảm thị lực.
- Rối loạn giấc ngủ: Vì những triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh nên khiến giấc ngủ bị rối loạn.
- Hen suyễn
- Biến chứng về tai: Viêm mũi dị ứng có thể dẫn đến viêm tai giữa nếu không chữa trị kịp thời.
- Biến chứng đường hô hấp: Khi người bệnh bị viêm tai giữa có thể sẽ gây điếc, viêm họng…
2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng quanh năm
Viêm mũi dị ứng nói chung xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với tác nhân gây dị ứng có trong môi trường sống. Khi viêm mũi dị ứng chỉ xuất hiện tại một thời điểm nhất định trong năm thì gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa. Vì vậy, nếu bị viêm mũi dị ứng quanh năm, nguyên nhân có thể là do:
- Dị ứng lông và da của động vật: Lông và da của động vật có khả năng kích ứng các phản ứng dị ứng và gây viêm mũi dị ứng quanh năm cho người bệnh.
- Nấm mốc: Nấm có thể phát triển ở những nơi ẩm ướt và gây ra các triệu chứng dị ứng quanh năm, vì vậy, nhiều người sống ở ở môi trường ẩm ướt, khả năng thông gió kém có nhiều khả năng bị viêm mũi dị ứng quanh năm.
- Mạt bụi: Đây là những con bọ cực nhỏ có trong không khí. Nó sẽ ăn các tế bào da người và không khí rồi thải phân và nước bọt nước bọt. Điều này khiến một số người bị kích ứng và gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm.
- Bệnh lý: Ngoài ra, viêm mũi dị ứng quanh năm có thể liên quan đến một số bệnh lý (viêm mũi, viêm xoang…), thuốc (như Aspirin, thuốc chống viêm,…).
3. Điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng quanh năm
3.1. Điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm
Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm tương tự như điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa. Cụ thể:
Điều trị bằng thuốc
- Thuốc kháng Histamin: Thuốc kháng histamin không kê đơn có thể điều trị các triệu chứng dị ứng.
- Thuốc thông mũi: Các loại thuốc như Oxymetazoline, Phenylephrine thường được sử dụng trong 3 ngày để làm giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên không được sử dụng thuốc thông mũi trong thời gian dài vì có thể hại đến niêm mạc mũi.
- Thuốc xịt mũi Steroid hoặc Corticosteroid: Thuốc xịt mũi có thể làm giảm ngứa và các triệu chứng liên quan khác. Thuốc xịt mũi loại Steroid thường được khuyến cáo dùng lâu dài để kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Còn thuốc xịt mũi loại Corticosteroid thường mang lại hiệu quả cao hơn, nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu mũi và đau mũi.
- Các loại thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng thường đi kèm một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bị bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng.
Liệu pháp miễn dịch:
- Liệu pháp miễn dịch được chỉ định cho các trường hợp: tác nhân gây dị ứng không thể tránh khỏi được; thuốc điều trị không thể kiểm soát được các triệu chứng; viêm mũi dị ứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Liệu pháp miễn dịch thường được điều trị trong suốt 3 – 5 năm. Vì vậy, người bị bệnh có thể áp dụng liệu pháp miễn dịch kèm theo các loại thuốc chống dị ứng để điều trị các triệu chứng gây viêm mũi dị ứng.
Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi:
- Liệu pháp này sẽ dùng một viên thuốc nhỏ chứa hỗn hợp chất gây dị ứng rồi đặt bên dưới lưỡi. Thuốc này sẽ có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm, hen suyễn do phấn hoa, lông động vật và dị ứng mạt bụi gây nên.
- Tuy nhiên, khi sử dụng liệu pháp này, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như ngứa miệng, kích thích vòm họng và tai. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể sẽ bị sốc phản vệ.
3.2. Phòng ngừa viêm mũi dị ứng quanh năm
Cách tốt nhất để ngăn ngừa các triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm là tránh khỏi các tác nhân dị ứng như:
- Nếu bạn có nuôi thú cưng trong nhà thì hãy tắm cho nó thường xuyên. Giữ thú cưng của bạn tránh xa phòng ngủ, giường và các vật dụng cá nhân của mình.
- Nơi ở phải thông thoáng, tránh môi trường ẩm ướt, nhiều nấm mốc. Sử dụng máy hút ẩm và vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ thường xuyên.
- Phòng tránh mạt bụi bằng việc giặt giũ vật dụng trong nhà của bạn. Hút bụi tại nơi sinh sống và làm việc thường xuyên.
- Tránh khỏi côn trùng đặc biệt là gián; luôn đậy thùng rác, rửa sạch sạch bát đĩa và vụn thức ăn để tránh tạo điều kiện cho côn trùng sinh sôi, phát triển.
- Loại bỏ các đồ vật dễ bám bụi như sách vở, giấy báo,….
Nếu trong trường hợp người bệnh không tìm ra các tác nhân gây dị ứng thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên môn để bác sĩ có thể làm xét nghiệm và kiểm tra để xác nhận nguyên nhân dị ứng quanh năm.