NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ HOÀN TOÀN TRONG 3 THÁNG GIÚP GIẢM NGUY CƠ MẮC BỆNH CHÀM MẠN TÍNH

Theo một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị thường niên năm 2019 của Học viện Dị ứng, Hen suyễn & Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAI), việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có thể không ngăn ngừa bệnh chàm, nhưng nó có thể đóng vai trò bảo vệ trong việc giảm khả năng mắc bệnh chàm mãn tính. Cũng theo nghiên cứu mới đây, việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ em về tác động của các chương trình được thiết kế để hỗ trợ các bà mẹ mới nuôi con bằng sữa mẹ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ trong sáu tháng để giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng, ngăn ngừa dị ứng và cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về vai trò của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh chàm mạn tính.

1. Bệnh chàm ở trẻ em là gì ?

Bệnh chàm có tên khoa học là bệnh eczema, đây là tình trạng viêm da mạn tính và sẽ khiến da bị đỏ, khô, tróc vảy và gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Theo như khảo sát, các trẻ nhỏ thường hay mắc phải bệnh này và trong số đó trẻ sơ sinh chiếm khoảng 15%. Thông thường bệnh sẽ xuất hiện trong năm đầu tiên hoặc trước khi trẻ được 5 tuổi. Tình trạng viêm da nhiễm trùng này thực chất là do các lỗ chân lông trên da quá nhỏ dẫn đến tình trạng da bị khô, do đó da dễ bị nhiễm trùng hơn. Các nhiễm trùng này có thể được nhìn thấy dưới dạng các mảng da ửng đỏ tróc vảy trên đầu, mặt, chân hoặc mặt sau cánh tay. Bệnh chàm không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát thông qua điều trị. Tùy theo cơ địa từng trẻ mà bệnh sẽ nặng hoặc nhẹ, hay tái đi tái lại nhiều lần.

2. Nguyên nhân của chàm ở trẻ sơ sinh.

Cho tới nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang tranh luận về nguyên nhân gây bệnh chàm. Dưới đây là một số nguyên nhân:

  • Di truyền và rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch có thể là một yếu tố góp phần gây ra bệnh chàm ở trẻ. Một thành viên trong gia đình trẻ đã từng bị chàm thì khả năng trẻ cũng bị chàm sẽ rất cao.
  • Da khô có xu hướng dị ứng chàm thường xảy ra đối với trẻ có làn da khô màu đỏ, cấu trúc da lỗ chân lông quá kín khít. Vì vậy, da trẻ dễ bị tổn thương hơn và cho phép sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài thúc đẩy quá trình da bị viêm. Sự phá hủy hàng rào chắn này dẫn đến những phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch được đặc trưng bởi chàm dị ứng.
  • Chàm có thể bắt nguồn do các kích thích bởi hóa chất, thuốc, chẳng hạn như các loại hóa chất được tìm thấy trong bột giặt. Bởi vậy, các mẹ nên chọn cho con những sản phẩm giặt dành riêng cho làn da nhạy cảm của bé.
  • Thời tiết độ ẩm thấp, hanh khô của miền Bắc cũng là nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ.
  • Các loại chăn ga, quần áo, bỉm có quá nhiều sợi nylon và sợi len thô ráp trong quá trình sử dụng cọ xát với da trẻ cũng khiến cho da trẻ trở nên ửng đỏ.
  • Lông động vật và bụi cũng khiến cho chàm trở nên nặng hơn.
  • Chàm cơ bản là tình trạng dị ứng trên da nên chế độ ăn uống có thực phẩm gây dị ứng với trẻ cũng là một nguyên nhân gây bệnh.
Chàm là tình trạng dị ứng trên da

3. Dấu hiệu bệnh chàm ở trẻ sơ sinh.

  • Mụn nước trên da: da của trẻ bắt đầu có những nốt phồng rộp nổi trên da và thô ráp.
  • Da chảy chất lỏng màu vàng: Chất lỏng màu vàng hay còn gọi là huyết tương được tích tụ dưới bề mặt da khô và bắt đầu chảy ra ngoài khi tình trạng da trở nên nghiêm trọng.
  • Da bắt đầu chuyển sang màu đỏ do ngứa và trẻ gãi, dụi liên tục.
  • Xuất hiện các đốm mủ nhỏ do máu không thể lưu thông chuyển sang mủ ở một số bộ phận trên da.
  • Các triệu chứng giống cúm: vì bệnh chàm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch ở một mức độ nào đó, em bé bắt đầu có các triệu chứng giống như bệnh cúm bao gồm ho, hắt hơi và tăng nhiệt độ cơ thể .

4. Điều trị chàm ở trẻ

  • Các bác sĩ chuyên khoa Da liễu sẽ có những thăm khám tỉ mỉ để giúp việc điều trị dễ dàng hơn. Họ kiểm tra tổng quát các nốt phát ban và phân tích bệnh sử chi tiết để xác định chắc chắn liệu trẻ có mắc bất kỳ căn bệnh nào có thể làm phát sinh các nốt mẩn này hay không. Nếu vết chàm đang nổi mẩn đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát khuẩn nhẹ như Milian, Eosin… Nếu tổn thương da khô, đỏ, tróc vảy thì có thể bôi các loại kem chứa corticosteroid nồng độ thấp như Eumovate trong thời gian ngắn (7 – 10 ngày).
  • Khi da tổn thương khô, dày sừng nhiều thì có thể dùng các loại thuốc mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất liệu sừng salicylic acid. Sử dụng Steroid tại chỗ không ảnh hưởng nhiều đến trẻ khi chúng được kê đơn và sử dụng đúng liều lượng.
  • Không dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm, nhưng phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc phải có sự kê đơn và giám sát của bác sĩ.
  • Không nên tiêm phòng chủng ngừa thủy đậu cho trẻ vì có thể dẫn đến mụn mủ dạng thủy đậu. Trẻ bị những mụn này có thể sẽ biểu hiện sốt cao, mụn nước, bóng nước, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quan sát có quầng viêm đỏ, khi lành để lại sẹo rỗ.
  • Các loại thuốc và liệu pháp được kê đơn dựa trên thực tế là nó giúp kiểm soát ngứa, giảm viêm, ngăn ngừa hình thành tổn thương mới và làm sạch nhiễm trùng. Phần quan trọng nhất của việc làm này là giữ ẩm cho da của em bé.
Trẻ cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa

5. Thực hư chuyện cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong ba tháng đầu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh chàm?

Một trong những khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu để bảo vệ chúng khỏi nhiễm trùng, ngăn ngừa dị ứng, và cung cấp chất dinh dưỡng cũng như năng lượng cho trẻ.

Các nhà khoa học tại Hệ thống Y tế Quốc gia Trẻ em ở Washington, DC, đã kiểm tra dữ liệu từ một nghiên cứu dài hạn liên quan đến 2.000 phụ nữ mang thai và thai nhi của họ. Các nhà nghiên cứu đã ghi lại chế độ ăn của phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cùng với cách họ cho con bú trong năm đầu đời. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã theo dõi sức khỏe của những đứa trẻ lúc 6 tuổi, bao gồm cả việc chúng có bị bệnh chàm hay không.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khoảng 300 trẻ em đã mắc bệnh chàm vào một thời điểm nào đó trong suốt thời gian nghiên cứu thì những đứa trẻ với chẩn đoán chàm sữa được bú sữa mẹ hoàn toàn (nghĩa là chúng không được bú sữa công thức nào) trong ít nhất ba tháng đầu, có khả năng vẫn bị bệnh da ở tuổi thứ 6 bằng một nửa so với những đứa trẻ không được bú sữa mẹ hoặc được cho bú sữa mẹ trong thời gian ngắn hơn.

6. Biện pháp khắc phục chàm tại nhà

  • Cha mẹ cố gắng tạo một bầu không khí sạch sẽ, sáng sủa, khô ráo và mát mẻ trong nhà, không nên dùng thảm, nuôi thú cưng. Nếu cần thiết, có thể lắp thêm máy tạo ẩm vì nó sẽ giúp da không bị khô.
  • Nên tránh xà phòng và chất tẩy rửa trong khi tắm cho trẻ hoặc giặt quần áo vì chúng có thể gây bùng phát nếu trẻ bị dị ứng. Ngay sau khi tắm, lau khô trẻ bằng khăn mềm và có thể thoa kem dưỡng ẩm dành riêng cho da nhạy cảm..
  • Các loại kem có tỷ lệ cortisone rất thấp được bán không cần kê đơn tại các cửa hàng dược phẩm, bạn có thể mua nó và dùng cho trẻ khi các nốt chàm không quá lớn nhưng lưu ý không dùng quá dài ngày. Nên tránh mặc quần áo bó sát, cũng như quần áo làm từ chất liệu tổng hợp.
  • Dầu ô liu là một chất thay thế an toàn để thoa lên các vùng bị ảnh hưởng. Dầu lô hội nguyên chất thoa nhẹ nhàng sẽ làm mát vùng ngứa và giảm triệu chứng. Hầu hết các loại dầu này đều chứa axit béo omega-3 giúp cải thiện tình trạng của da và hạn chế các triệu chứng của bệnh chàm.
Kem bôi, thuốc bôi
Sử dụng kem bôi giúp khắc phục chàm tại nhà

Điều trị phát ban chàm mạn tính

  • Để ngăn ngừa phát ban khô, các bậc cha mẹ nên đảm bảo rằng con bạn được dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên. Tốt hơn hết là bạn nên dùng thử một nhãn hiệu kem dưỡng da và chọn nhãn hiệu phù hợp với con bạn nhất.
  • Một số bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamin (thuốc chống dị ứng) để gây ngủ vì trẻ có thể bị khó chịu do ngứa. Tuy nhiên, đây là những biện pháp giúp giảm triệu chứng và không giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
  • Phương pháp điều trị khác có thể được áp dụng là tắm cho trẻ bằng nước ấm hoặc nước lạnh. Nguyên nhân là do nước nóng có thể làm khô da nhanh hơn. Khi tắm cho trẻ nên dùng các loại xà phòng chứa kem làm mềm da và không có mùi thơm. Sau khi trẻ tắm xong, bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da còn ẩm vì khi đó kem sẽ thấm nhanh hơn. Sau đó, bạn có thể tiến hành cho trẻ mặc quần áo nhẹ bằng vải cotton. Tránh lên hoặc chất liệu dày hơn vì chúng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và rất khó chịu. Gỡ các loại mác trên áo hoặc quần để tránh kích ứng da. Quần áo mới mua nên được giặt sạch trước khi mặc.
  • Cố gắng chú ý đến trẻ bất cứ khi nào trẻ gãi, cắt móng tay thường xuyên để tránh việc trẻ làm trầm trọng hơn các tổn thương trên da.
  • Ngoài ra, tắm cho bé từ 5 đến 10 lần trong nước sát khuẩn pha loãng có thể rất hiệu quả trong việc chống lại các trường hợp chàm bội nhiễm. Loại nước này cần được kê đơn của bác sĩ không tự ý mua sử dụng cho trẻ. Ngâm trẻ trực tiếp vào nước tắm đã pha loãng dung dịch sát khuẩn nhưng lưu ý không để trẻ uống phải, sau đó cho trẻ ra và tắm rửa lại bằng nước sinh hoạt rồi lau khô đúng cách.
  • Về chế độ ăn uống của trẻ: Nếu trẻ vẫn bú mẹ thì tiếp tục duy trì cho trẻ bú và mẹ cần kiêng các loại thực phẩm gây dị ứng như đậu phộng, đậu nành, tôm cua, lòng trắng trứng. Nếu mẹ không đủ sữa cho con bú bắt buộc phải dùng sữa công thức thì lưu ý hãy chọn loại sữa công thức không chứa thành phần gây dị ứng.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về vai trò của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh chàm mạn tính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *