BỆNH VIÊM XOANG SÀNG LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Viêm xoang nói chung và viêm xoang sàng nói riêng là một trong những bệnh lý hô hấp thường gặp. Cùng Thuanmoc.vn tìm hiểu về bệnh viêm xoang sàng qua bài viết dưới đây.

1. Viêm xoang sàng là bệnh gì?

Viêm xoang sàng là tình trạng niêm mạc ở các xoang bị viêm, có dịch mủ bị ứ đọng, gây bít tắc và tạo áp lực lên vùng xoang sàng (gồm 4 khoang rỗng thông với nhau, nằm giữa hai bên mắt).

Có 2 loại viêm xoang sàng, đó là viêm xoang sàng trước (xoang tiếp giáp giữa xoang trán và xoang hàm, hốc mũi và hốc mắt) và viêm xoang sàng sau (xoang nằm ở phía sau xoang sàng trước, phía sau gáy).

2. Triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng

Viêm xoang sàng gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau đầu: Đau nhức âm ỉ ở hai bên thái dương, giữa hai khóe mắt, ở đỉnh đầu, gần trán và trên sống mũi, sau gáy…
  • Giảm thị lực, mờ mắt: Người bệnh có khi bị mờ mắt đột ngột, nặng có thể làm mất thị lực.
  • Ù tai, choáng váng: Người bệnh có cảm giác nặng trong tai.
  • Đàm trong cổ họng: Gây ngứa họng, khiến người bệnh khó chịu, ho, nặng có thể bị khó thở hoặc thở khò khè khi ngủ.
  • Hôi miệng: Dịch viêm xoang chảy xuống họng và gây ra hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin, căng thẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp trong cuộc sống. Hôi miệng trầm trọng hơn khi người bệnh ít uống nước hoặc vệ sinh răng miệng kém.

3. Điều trị bệnh viêm xoang sàng

3.1 Điều trị nội khoa

Với các trường hợp viêm xoang sàng nhẹ, có thể được điều trị nội khoa, như:

  • Dùng thuốc điều trị viêm xoang sàng:

Thuốc phải được dẫn vào bên trong xoang với tác dụng đủ mạnh để có thể tiêu diệt nấm, vi khuẩn, giúp làm giảm lượng dịch mủ gây ứ tắc trong xoang, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng của cơ thể, tránh bệnh tái phát.

Có một số loại thuốc có tác dụng chống nghẹt mũi tức thời, nhưng nếu sử dụng liều lượng cao và dùng trong thời gian dài sẽ bị phụ thuộc vào thuốc. Một số thuốc điều trị viêm xoang có thể gây tác dụng phụ, nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến gan, thận. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tránh dùng thuốc bừa bãi.

  • Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang khác:
    • Làm loãng các chất dịch và thông thoáng mũi bằng phương pháp xông mũi với tinh dầu. Bên cạnh đó, tinh dầu cũng giúp làm dịu các cơn đau nhức, giúp cơ thể thư giãn.
    • Làm sạch khoang mũi bằng cách rửa mũi với nước muối sinh lý (1 – 2 lần/ngày), giúp kháng khuẩn, diệt và ngăn ngừa virus.
    • Làm giảm các triệu chứng của bệnh về hô hấp như viêm xoang, cảm cúm bằng cách sử dụng thực phẩm như tỏi.
Viêm xoang sàng: Những điều cần biết
Viêm xoang sàng là bệnh thường gặp

3.2 Điều trị ngoại khoa

Nếu người bệnh sau khi áp dụng những phương pháp điều trị nội khoa mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh có thể đã tiến triển nặng và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Lúc này, bác sĩ điều trị sẽ xem xét và chỉ định thực hiện phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật điều trị viêm xoang sàng hiện nay là phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng – FESS. Phương pháp này giúp phục hồi chức năng lưu thông và dẫn lưu khí của mũi xoang. Lưu ý, những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, hoặc khả năng miễn dịch kém thì khả năng tái phát bệnh sẽ cao hơn.

4. Biến chứng của bệnh viêm xoang sàng

Bệnh viêm xoang nói chung và viêm xoang sàng nói riêng nếu không điều trị có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bởi vì các xoang nằm gần mắt và sọ não. Một số biến chứng nguy hiểm gồm:

  • Đau nhức mắt: Viêm xoang sàng cấp tính có thể gây đỏ mắt, viêm mí mắt, sưng mắt, có thể có mủ, áp xe nhãn cầu, viêm dây thần kinh thị giác, thị lực giảm, nghiêm trọng có thể mờ mắt, mất dần thị lực.
  • Biến chứng ở đường hô hấp dưới: Viêm amidan, viêm họng, áp xe họng.
  • Viêm tai: Viêm xoang lan đến tai có thể gây viêm tai giữa, có mủ trong tai. Nếu để lâu, mủ trong tai sẽ gây áp lực đối với màng nhĩ và có thể làm thủng màng nhĩ, gây điếc. Nghiêm trọng hơn, viêm tai nặng có thể gây ra viêm màng não mủ, nguy hiểm đến tính mạng.

5. Phòng ngừa bệnh viêm xoang sàng như thế nào?

  • Hạn chế và tránh tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây dị ứng như: khói bụi, môi trường ô nhiễm, hóa chất, phấn hoa, nơi có nhiều mầm bệnh;
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ;
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng xoang mũi khi thời tiết giao mùa, trời chuyển lạnh, độ ẩm thay đổi.

>>>Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *