CHĂM SÓC TÓC VÀ DA TRONG THAI KỲ

Làm mẹ là thiên chức của phụ nữ. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, người mẹ sẽ có những sự thay đổi nhất định bởi sự tác động của hormone thai kỳ, đặc biệt là làn da và mái tóc của mẹ bầu.

1. Chăm sóc tóc trong thai kỳ

Tóc thường mọc theo ba giai đoạn: tăng trưởng, nghỉ ngơi và rụng. Trong các giai đoạn này, mọi người thường rụng 100 sợi tóc mỗi ngày. Khi bạn đang mang thai, các hormone bổ sung trong cơ thể sẽ làm thay đổi chu kỳ tóc của bạn. Tóc của bạn mọc ở trên đầu và không rụng. Đây là lý do tại sao tóc của bạn có vẻ dài và dày hơn bình thường.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng các sợi tóc thực sự dày lên trong thai kỳ.

Có một số trường hợp, tóc trở nên xoăn hơn ít nhiều trong thời gian mang thai hoặc sau khi mang thai.

Để chăm sóc tóc trong thai kỳ, mẹ bầu nên lưu ý một số điều sau:

  • Tránh hóa chất: nếu bạn thường nhuộm, uốn, hoặc thư giãn tóc, bạn sẽ tự hỏi có nên thực hiện những điều này trong khi mang thai hay không. Một số bác sĩ khuyên bạn nên dừng lại, trong khi những người khác nói rằng vẫn ổn để tiếp tục. Vẫn còn những người khác nói rằng nên tránh việc nhuộm tóc hay uốn tóc trong ba tháng đầu thai kỳ. Tại sao có sự khác biệt về quan điểm như vậy? Thực tế, rất ít nghiên cứu kiểm tra tác động của thuốc nhuộm và các hóa chất tóc khác ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vẫn có khả năng các hóa chất có thể được hấp thụ qua da đầu của bạn trong quá trình thực hiện và ảnh hưởng tới em bé đang lớn trong cơ thể bạn. Tốt nhất, mẹ bầu nên tránh sử dụng hóa chất để chăm sóc tóc trong thời kỳ mang thai.
Rụng tóc
Ba đến sáu tháng sau khi sinh con, người mẹ sẽ bị rụng tóc nhiều hơn
  • Dưỡng tóc: Bạn không cần phải thay dầu gội, dầu xả, keo xịt tóc, gel, mousse hoặc thói quen sấy khô, trừ khi bạn sử dụng dầu gội trị gàu theo toa . Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về một số dầu gội dược phẩm không thể sử dụng khi mang thai. Một số thai phụ bị khó chịu bởi mùi dầu gội đầu hoặc keo xịt tóc, bạn có thể tham khảo các loại không có mùi.

Ba đến sáu tháng sau khi sinh con, bạn sẽ bị rụng tóc nhiều hơn. Một số trường hợp bị rụng tóc rất nhiều, khiến cho không ít chị em lo lắng. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm, tóc của bạn sẽ phát triển bình thường trở lại, rụng tóc khi bạn đang hồi phục lại sau khi mang thai là hoàn toàn bình thường.

2. Chăm sóc da trong thai kỳ

Khi mang thai, da của bạn sẽ trở nên khô hơn và nhạy cảm hơn do cơ thể bạn đang có nhiều sự thay đổi.

Sau đây là một số sự thay đổi da và cách chăm sóc da trong thai kỳ, bao gồm:

  • Mụn trứng cá: Hormone thai kỳ làm cho làn da của bạn sản xuất nhiều dầu hơn, có thể gây ra mụn trứng cá. Tình trạng này diễn ra trong thời gian bạn mang thai và có thể kéo dài cho đến khi bạn đã sinh em bé. Bạn không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa benzoyl, axit salicylic hoặc bất kỳ retinoids nào để giải quyết tình trạng mụn trứng cá. Chúng không an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Bạn nên sử dụng những sản phẩm có chứa axit glycolic hoặc axit alpha hydroxy để điều trị. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc an toàn để sử dụng trong thai kỳ như kem erythromycin và axit azelaic.
  • Da trở nên tối hơn: Một số bộ phận cơ thể thường bị sẫm màu hơn từ hormone thai kỳ. Một dải da phía trên và dưới rốn của bạn được gọi là linea nigra. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau khoảng từ 3-6 tháng sau khi mang thai. Mặc dù không có cách điều trị cụ thể nào để cải thiện sắc tố da, tuy nhiên bạn nên tránh ánh nắng mặt trời nhằm làm giảm tình trạng da tối màu. Đồng thời bạn nên mang áo chống nắng bất cứ khi nào đi ra ngoài. Bạn có thể sử dụng axit azelaic, sản phẩm này rất tốt cho sắc tố, kèm theo đó sử dụng các sản phẩm vitamin C nhằm ức chế sắc tố một cách tự nhiên.
  • Nám: Nhiều phụ nữ phát triển một tình trạng sạm da trên mặt gọi là nám, đôi khi được gọi là “mặt nạ của thai kỳ”. Nám được gây ra bởi hormone kết hợp với ánh nắng mặt trời. Nám mờ dần 3 đến 6 tháng sau khi mang thai, nhưng có thể xuất hiện trở lại khi bạn ra ngoài mà không dùng kem chống nắng. Chính vì vậy, bạn cần ghi nhớ, khi ra ngoài luôn sử dụng kem chống nắng, áo chống nắng và đội mũ.
Nám da
Nhiều phụ nữ phát triển một tình trạng sạm da trên mặt gọi là nám, đôi khi được gọi là “mặt nạ của thai kỳ”
  • Rạn da: đây là tình trạng hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Có thể rạn ở bụng, ngực, và thường rạn da sẽ xảy ra vào tam cá nguyệt thứ ba. Các bác sĩ tin rằng những vết rạn da màu đỏ, xanh tím và nâu…phần lớn đều do di truyền và hầu hết các sản phẩm trị rạn da sẽ không thể ngăn cản chúng xuất hiện. Bôi kem dưỡng ẩm sẽ làm giảm rạn da ở mẹ bầu. Sau khi sinh em bé, mẹ có thể điều trị bằng laser để vết rạn mờ đi.
  • Ngứa da vùng bụng: nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do nội tiết tố và một phần do phần da ở bụng bị căng ra trong thời kỳ mang thai. Phổ biến nhất là tình trạng mề đay trong thai kỳ. Nó thường xảy ra quanh rốn và nhanh chóng lan ra các khu vực khác như đùi, ngực, mông. Mặc dù tình trạng này không nguy hiểm nhưng khiến mẹ bầu rất khó chịu. Nếu bạn không thể chịu được cơn ngứa, bạn có thể sử dụng các loại kem steroid theo đơn của bác sĩ kê. Bạn cũng có thể thử nhúng một miếng vải vào một ít sữa ấm và thoa nó lên da, hoặc thêm một nắm bột yến mạch vào bồn tắm ấm (không nóng). Nếu bạn bị phát ban và các vết mụn nước chứa đầy chất lỏng thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế bởi đây có thể là phản ứng tự miễn dịch, nó có thể làm tăng nguy cơ sinh non và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì thế, bạn cần phải được điều trị sớm. Thường thì khi bị ngứa da, mẹ bầu nên sử dụng kem dưỡng ẩm. Một số ít trường hợp ngứa da khi mang bầu có thể là triệu chứng của ứ mật, điều này khiến làm tăng nguy cơ sinh non hoặc gây suy thai.
  • Sử dụng botox và căng da: nhiều mẹ bầu tự hỏi liệu khi mang thai có thể điều trị nếp nhăn, chống lão hóa như sử dụng botox khi mang thai hay không. Thực tế thì chưa có xét nghiệm nào chứng minh chúng an toàn đối với mẹ bầu cũng như thai nhi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *