“Sức khỏe” của tóc sẽ thay đổi theo độ tuổi giống như những bộ phận khác trên cơ thể. Khi bước vào độ tuổi trung niên trở đi, các nang tóc nhỏ đi, sản xuất bã nhờn giảm, một số người bị mất tế bào sắc tố khiến tóc chuyển dần sang màu trắng. Dưới đây là 10 mẹo chăm sóc tóc chống lão hóa, từ đó giúp mái tóc chắc khỏe mạnh, dày dặn hơn.
Đến 1 độ tuổi trung niên trở đi, các hormone thay đổi, cơ thể dần lão hóa gây rụng tóc nhiều hơn và tóc mọc lại chậm hơn, dần dần khiến mái tóc mỏng đi. Ngoài ra, các hormone kích hoạt giảm sản xuất bã nhờn khiến tóc có cảm giác khô hơn, các tế bào sắc tố trong bóng tóc sẽ suy yếu theo thời gian.
1. Chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Protein và sắt là hai chất quan trọng nhất cần có trong chế độ ăn uống hàng ngày để có một mái tóc khỏe mạnh. Nếu chế độ ăn uống không đảm bảo đủ dưỡng chất, đặc biệt là sắt và protein có thể khiến lão hóa gây rụng tóc. Vì thế nên chủ động bổ sung thêm sắt và protein cho cơ thể bằng cách ăn các loại thịt đỏ, hải sản, trứng,…
Ngoài ra, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kẽm và các chất chống oxy hóa khác cũng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc như: sữa, các sản phẩm từ sữa, bưởi, cam,…
2. Dưỡng ẩm tóc
Độ ẩm là yếu tố rất quan trọng để giúp mái tóc suôn mượt. Do đó, chị em nên hạn chế sử dụng các sản phẩm dầu gội khô, sấy tóc hay sử dụng gel tạo kiểu, vì chúng sẽ khiến tóc trông xỉn màu, khô xơ tóc và mất đi độ bóng từ đó khiến tóc yếu hơn, dễ rụng tóc.
Nên dưỡng ẩm cho tóc bằng các liệu pháp dưỡng ẩm. Có thể sử dụng dầu hạt macadamia, dầu dừa, dầu oliu,… để ủ tóc khoảng 30 phút sau khi gội đầu, mỗi tuần một lần. Dầu dừa sẽ giúp tăng độ ẩm cho tóc được dễ dàng bằng cách thâm nhập vào thân tóc, bảo vệ tóc khỏi bị khô xơ, rụng. Chỉ cần sau 1 thời gian, sẽ thấy mái tóc trở nên mềm mại, óng ả, tóc cũng mọc nhiều hơn.
Ngoài ra, không nên gội đầu quá nhiều, theo khuyến cáo, chỉ nên gội đầu 1 tuần từ 2-3 lần để tránh khiến tóc yếu, mất độ bóng tự nhiên. Khi gội, nên xả sạch dầu xả bằng nước lạnh, vì dùng nước lạnh tốt cho cả độ bền và độ bóng của tóc.
3. Chải tóc hàng ngày
Nhiều người khi thấy tóc rụng nhiều thường hạn chế tối đa chải tóc để tránh bị rụng tóc. Tuy nhiên, khi thực hiện chải tóc sẽ giúp kích thích lưu lượng máu khỏe mạnh đến da đầu giống như hoạt động massage da đầu, từ đó có thể tăng độ dày của tóc. Vì vậy hãy thực hiện chải tóc nhẹ nhàng để kích thích da đầu.
Chú ý nên chọn các loại lược chải sợi mỏng để sử dụng.
4. Kiểm tra sản phẩm dầu gội, chăm sóc tóc đang sử dụng
Nên chọn các sản phẩm dầu gội có thành phần dịu nhẹ. Các sản phẩm chứa nhiều thành phần có thể làm khô tóc và khiến tóc bị gãy, dẫn đến rụng tóc.
Những sản phẩm dầu gội chứa thành phần kẽm pyrithione, loại dầu này thường có trong công thức trị gàu. Thành phần này không chỉ giúp trị gàu mà còn có khả năng dưỡng ẩm và làm dịu da đầu và giúp cải thiện tình trạng cảm thấy căng hoặc ngứa do giảm sản xuất bã nhờn trên da đầu. Khi dùng dầu xả, chỉ nên thoa chút dầu xả ở phần chân tóc.
5. Sử dụng tinh dầu
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sử dụng tinh dầu giúp cải thiện tình trạng rụng tóc. Các loại tinh dầu có hiệu quả có thể kể tới hoa oải hương, sả và bạc hà. Hãy thử trộn một vài giọt bất kỳ hoặc tất cả các loại dầu này với một vài thìa dầu jojoba hoặc hạt nho, và thoa lên da đầu trong 10 phút trước khi gội sạch. Điều này giúp giảm tình trạng tóc bị khô xơ.
6. Hạn chế làm tóc thường xuyên
Tạo kiểu tóc bằng nhiệt có thể đặc biệt gây hại khiến sợi tóc trở nên xơ xác, mỏng manh do tóc tiết ra ít bã nhờn hơn, nên khả năng bảo vệ tóc kém trước sức nóng từ các dụng cụ tạo kiểu tóc. Vì vậy không nên sử dụng quá nhiều dụng cụ nhiệt và khuyến cáo nên giữ ở mức tối thiểu dù khi là tóc, làm xoăn hay sấy tóc.
Nên cắt tỉa tóc vài tuần một lần để loại bỏ những sợi tóc màu nâu và thô ráp. Cắt khoảng 1/4 mái tóc sau mỗi 6 đến 8 tuần để tránh tóc chẻ ngọn mọc trở lại.
7. Tránh căng thẳng
Căng thẳng đầu óc thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, stress cũng sẽ khiến tóc nhanh lão hóa gây rụng tóc.
8. Hạn chế sử dụng sản phẩm xịt tóc, nhuộm tóc
Chất cồn có trong các sản phẩm xịt tóc, nhuộm tóc tạo kiểu sẽ làm khô tóc, dễ gãy. Các phương pháp tạo kiểu tóc bằng hóa chất, như uốn hoặc nhuộm tóc, có thể làm hỏng tóc và da đầu. Có thể lựa chọn giải pháp thay thế bằng các sản phẩm thuốc nhuộm tóc hữu cơ và những loại khác không chứa amoniac, peroxide hoặc para-phenylenediamine (PPD). Và hãy nhớ rằng cần chọn các sản phẩm ủ tóc trong mỗi lần gội đầu. Điều này giúp tóc được bóng mượt hơn.
9. Gặp bác sĩ tư vấn
Có nhiều nguyên nhân khác có thể gây rụng tóc, vì vậy cần gặp bác sĩ để được thăm khám, từ đó tìm ra những nguyên nhân gây rụng tóc như: Bị thiếu máu, thiếu sắt, rối loạn tự miễn dịch hoặc tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng. Hiện nay có phương pháp điều trị như minoxidil và Propecia có tác dụng nhanh mọc tóc. Tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi điều trị.
10. Lựa chọn kiểu tóc phù hợp
Cuối cùng là bạn nên chú ý tới dưỡng tóc, chọn cắt và tạo kiểu tóc phù hợp có thể là giải pháp hiệu quả để trông mái tóc dày dặn hơn.
Thực tế việc chăm sóc tóc đúng cách không có quá khó và phức tạp, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà theo các hướng dẫn trên để có được mái tóc chắc khỏe, hạn chế sự gãy rụng và lão hóa theo thời gian.