Bệnh vẩy nến là bệnh mãn tính, có thời gian bùng phát và thoái lui nhanh. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó 2 nguyên nhân chính là do hệ thống miễn dịch và yếu tố di truyền. Mục tiêu điều trị chính của bệnh là ngăn chặn các tế bào da phát triển quá nhanh.
1. Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến
Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học đã có kết luận chung về hai yếu tố chính: di truyền và hệ thống miễn dịch.
1.1 Hệ thống miễn dịch
Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn dịch. Trong cơ thể bình thường, các tế bào bạch cầu được triển khai để tấn công và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập và chống lại nhiễm trùng. Ở bệnh vẩy nến, các tế bào bạch cầu lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da.
Cuộc tấn công sai lầm này làm kích hoạt các tế bào da mới hình thành quá nhanh. Thông thường, các tế bào da được thay thế sau mỗi 10 – 30 ngày. Với bệnh vẩy nến, các tế bào mới phát triển cứ sau 3 – 4 ngày. Sự tích tụ của các tế bào cũ được thay thế bởi các tế bào mới tạo ra các vảy bạc.
1.2 Di truyền học
Bệnh vẩy nến có tính chất di truyền, nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Bệnh thường có xu hướng di truyền bỏ qua một thế hệ. Ví dụ, ông nội bị bệnh, thì cháu trai có nguy cơ bị bệnh cao. Nhìn chung, bạn có nguy cơ bị bệnh vẩy nến cao hơn nếu có thành viên trong gia đình bị bệnh.
2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Các tác nhân phổ biến nhất đến bệnh vẩy nến bao gồm:
2.1 Thay đổi nội tiết tố
Bệnh thường xuất hiện hoặc bùng phát ở tuổi dậy thì hoặc mãn kinh. Khi mang thai, các triệu chứng của bệnh giảm dần hoặc thậm chí biến mất. Nhưng sau khi sinh con, bệnh có thể bùng phát trở lại.
2.2 Rượu
Những người nghiện rượu nặng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là những người đàn ông trẻ tuổi. Rượu có thể làm giảm hiệu quả phương pháp điều trị.
2.3 Hút thuốc
Hút thuốc có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Nếu bạn còn có thêm người thân mắc bệnh, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao gấp 9 lần. Hút thuốc làm việc loại bỏ các triệu chứng bệnh trở nên khó khăn hơn. Bệnh có thể nặng hơn với bệnh vẩy nến mủ, ảnh hưởng đến lòng bàn tay và lòng bàn chân của bạn.
2.4 Căng thẳng
Các nhà khoa học nghĩ rằng hệ thống miễn dịch có thể bị rối loạn bởi áp lực cảm xúc và tinh thần giống như cách nó phản ứng với các vấn đề thể chất như chấn thương và nhiễm trùng.
2.5 Thuốc
Một số loại thuốc điều trị có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn, bao gồm:
- Lithium: Điều trị rối loạn lưỡng cực và các bệnh tâm thần khác
- Thuốc điều trị huyết áp cao và thuốc tim mạch khác: Propranolol (Inderal) và các thuốc chẹn beta khác, thuốc ức chế men chuyển và quinidine
- Thuốc chống sốt rét: Chloroquine, hydroxychloroquine (Plaquenil) và quinacrine
- Thuốc điều trị viêm: Indomethacin (Indocin)
2.6 HIV
Bệnh vẩy nến thường nặng hơn ở giai đoạn đầu của bệnh HIV. Sau khi áp dụng điều trị HIV thì triệu chứng của bệnh chàm cũng giảm dần.
2.7 Nhiễm trùng khác
Nhiễm trùng Strep, đặc biệt làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến guttate. Trẻ em thường sẽ bị viêm họng liên cầu khuẩn trước khi bùng phát bệnh lần đầu tiên. Ngoài ra, bệnh cũng có thể bùng phát sau các vấn đề sức khỏe khác như đau tai, viêm phế quản, viêm amidan hoặc nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm hoặc các vấn đề về da.
2.8 Ánh sáng mặt trời
Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên là tốt cho hầu hết những người bị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, một số ít trường hợp, ánh sáng mặt trời có thể làm cho tình trạng của bệnh tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn nên bảo vệ làn da nếu đi ra ngoài.
2.9 Chấn thương da
Một vết cắt, cạo, cắn, nhiễm trùng hoặc gãi quá nhiều cũng có thể gây ra bệnh vẩy nến
2.10 Trọng lượng
Những người béo phì có xu hướng bị vẩy nến và nếp nhăn.
2.11 Thời tiết
Bệnh vẩy nến có thể biểu hiện nặng hơn vào mùa đông. Không khí khô, ít ánh sáng mặt trời tự nhiên và nhiệt độ lạnh có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn nên nhớ phải giữ cho làn da ẩm vào mùa đông.
3. Chẩn đoán
3.1 Khám sức khỏe
Khám bệnh có thể giúp bác sĩ nhận biết các triệu chứng để chẩn đoán bệnh. Bệnh thường dễ dàng chẩn đoán, đặc biệt là nếu bạn có mảng bám trên các khu vực như:
- Da đầu
- Tai
- Khuỷu tay
- Đầu gối
- Rốn
- Móng tay
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỏi bạn về tiền sử gia đình có ai bị bệnh vẩy nến hay không.
3.2 Xét nghiệm
Bác sĩ có thể chỉ định làm sinh thiết bằng cách lấy một mảnh da nhỏ và kiểm tra để chắc chắn rằng bạn không bị nhiễm trùng da. Không có xét nghiệm nào khác để xác nhận hoặc loại trừ bệnh vẩy nến.
4. Điều trị bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến không có cách chữa dứt điểm. Việc điều trị chỉ nhằm giảm viêm và vảy, làm chậm sự phát triển của các tế bào da và loại bỏ các mảng bám. Các biện pháp điều trị bệnh vảy nến bao gồm:
4.1 Điều trị tại chỗ
Kem và thuốc mỡ bôi trực tiếp lên da được sử dụng điều trị bệnh vẩy nến mức độ nhẹ đến vừa.
Các thuốc điều trị bệnh vẩy nến tại chỗ bao gồm:
- Ccorticosteroid tại chỗ
- Retinoids tại chỗ
- Anthralin
- Vitamin D
- Axit salicylic
- Kem dưỡng ẩm
4.1 Điều trị toàn thân
Những người mắc bệnh vẩy nến từ trung bình đến nặng, và những người không đáp ứng tốt với các loại điều trị trên, có thể cần sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ nghiêm trọng nên thường được bac sĩ kê đơn trong thời gian ngắn.
Những loại thuốc này bao gồm:
- Methotrexate
- Cyclosporine (Sandimmune)
- Thuốc sinh học
- Retinoids
- Liệu pháp ánh sáng