BIẾN CHỨNG DO VIÊM XOANG Ở TRẺ EM

Viêm xoang trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi, gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, siêu vi, dị ứng. Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh viêm mũi xoang trẻ em được chia làm ba thể: viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần, viêm mũi xoang bán cấp kéo dài từ 4 – 8 tuần và viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất từ 8 – 12 tuần. Bệnh viêm xoang trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng và triệt để.

1. Viêm xoang ở trẻ em là gì?

Xoang là những khoang rỗng trong xương mặt gần quanh mũi. Có 4 loại xoang:

  • Xoang sàng: vị trí nằm ở phần sống mũi giữa hai mắt. Xoang sàng được hình thành từ lúc trẻ mới sinh và tiếp tục phát triển theo thời gian.
  • Xoang hàm: ở khu vực xương gò má. Xoang hàm cũng được hình thành từ lúc trẻ mới sinh và cũng tiếp tục phát triển theo thời gian.
  • Xoang trán: nằm ở khu vực trán. Ở trẻ sơ sinh chưa hình thành xoang trán. Xoang trán không phát triển cho đến khi trẻ tròn 7 tuổi.
  • Xoang bướm: ở sâu bên trong mũi. Xoang bướm không phát triển ở trẻ em mà phát triển ở tuổi thiếu niên.

Trong xoang mũi thường có độ ẩm tương đối. Khi các mô lót xoang bị nhiễm trùng, sưng viêm được gọi là viêm xoang.

Viêm xoang ở trẻ em
Một số loại viêm xoang ở trẻ em

Cảm lạnh hoặc dị ứng dễ dẫn đến viêm xoang. Viêm xoang là tình trạng phổ biến. Viêm xoang trẻ em chia làm 3 thể:

  • Viêm xoang cấp tính: Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm xoang trong ngắn hạn, kéo dài không quá 12 tuần. Các triệu chứng viêm xoang trẻ em cấp tính dần được cải thiện khi áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.
  • Viêm xoang mạn tính: Viêm xoang trẻ em mạn tính là viêm xoang kéo dài trên 12 tuần.
  • Viêm xoang trẻ em mạn tính hồi viêm từng đợt: Tình trạng nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều đợt, thành 3, 4 đợt viêm xoang cấp tính trong một năm.

2. Biến chứng viêm xoang trẻ em

Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, nhưng nếu không được điều trị triệt để, viêm xoang trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm não, viêm màng não
  • Nhiễm trùng huyết
  • Giảm thị lực hay mù mắt do tổn thương dây thần kinh thị
  • Giảm thính lực do viêm tai giữa tái đi tái lại
  • Viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản
  • Rối loạn tiêu hóa
Viêm màng não có để lại di chứng không?
Viêm xoang trẻ em có thể gây biến chứng viêm não

3. Nguyên tắc điều trị viêm xoang ở trẻ em

Một số thuốc điều trị viêm xoang trẻ em cấp tính

  • Thuốc kháng sinh: Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn dẫn tới viêm xoang trẻ em thì dùng thuốc kháng sinh sẽ đạt hiệu quả, nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nếu triệu chứng viêm xoang trẻ em không thuyên giảm sau 3-5 ngày, bác sĩ thường sẽ đổi sang dùng loại kháng sinh khác.
  • Thuốc dị ứng: Nếu trẻ bị dị ứng dẫn tới viêm xoang trẻ em thì dùng thuốc kháng histamin và các loại thuốc dị ứng khác có tác dụng giảm sưng.

Điều trị viêm xoang trẻ em mạn tính ngoại khoa:

Phẫu thuật cũng là một phương pháp điều trị tuy nhiên phương pháp này thường không được áp dụng với viêm xoang trẻ em.

Vì sao một loại thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau
Điều trị viêm xoang ở trẻ em bằng thuốc

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang trẻ em:

  • Bổ sung nhiều rau củ quả, uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước, làm loãng dịch mủ trong xoang.
  • Rửa mũi với dung dịch nước muối sinh lý là một cách an toàn và hiệu quả giúp giữ độ ẩm cho xoang và mũi, làm sạch mũi, giảm đáng kể triệu chứng khó chịu, ngứa gây ra bởi tình trạng viêm mũi do dị ứng, virus và vi khuẩn.
  • Xông mũi họng với tinh dầu. Dùng các tinh dầu như tinh dầu bạch đàn để xông mũi họng được cho là có tác dụng kháng khuẩn, làm thông thoáng đường thở, giúp trẻ bị viêm xoang dễ thở hơn.
  • Chườm ấm để giảm tình trạng đau nhức xoang và thư giãn. Dùng khăn hoặc túi chườm ấm áp nhẹ lên mũi, má, mắt để giảm đau các vùng trên mặt.

Trẻ cần nhập viện điều trị khi có các dấu hiệu sau:

  • Cảm lạnh kéo dài quá 7-10 ngày mà không thuyên giảm
  • Cảm lạnh chuyển nặng hơn sau 7 ngày xuất hiện triệu chứng
  • Dấu hiệu của viêm xoang chuyển biến nặng, bao gồm:
    • Đau, căng mắt và ở vùng má
    • Sưng quanh mắt
    • Sốt
    • Triệu chứng cảm tồi tệ hơn dù không rõ ràng
Trẻ sốt cao tay chân lạnh
Sốt là dấu hiệu của viêm xoang chuyển biến nặng

4. Phòng tránh bệnh viêm xoang trẻ em

  • Khi bé viêm xoang trẻ em nên đưa bé đi khám bệnh và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ. Không tự ý cho bé dùng thuốc hay ngưng thuốc khi chưa hỏi ý kiến Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ, không nuôi súc vật trong nhà.
  • Không hút thuốc lá, không cho bé đến gần những khu vực sản xuất nhiều khói bụi.
  • Cho trẻ mang khẩu trang y tế mỗi khi ra đường để giảm nguy cơ hít phải khói bụi và các chất gây ô nhiễm khác.
  • Dùng nước muối sinh lý hay nước biển sâu để vệ sinh mũi xoang cho bé mỗi ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *