GIẢI MÃ CHÀM DA TIẾT BÃ HAY HIỆN TƯỢNG CỨT TRÂU

Chàm da tiết bã là một bệnh da rất phổ biến. Nó còn được gọi là viêm da tiết bã. Khi trẻ sơ sinh bị bệnh này thì người ta dùng một tên khác gọi là bệnh “cứt trâu” – hiện tượng cứt trâu.

Chàm tiết bã được cho là có hai nguyên nhân chính. Nguyên nhân đầu tiên là do da sản xuất dầu dư thừa. Nguyên nhân thứ hai là do một loại nấm men gọi là Malassezia, được tìm thấy trong các loại dầu của da và đóng vai trò như một chất kích ứng với những người bị bệnh này.

Mặc dù không có cách chữa bệnh khỏi hoàn toàn, nhưng bạn cần biết cách nhận biết để tránh xa các nguyên nhân gây bệnh và tạo các thói quen chăm sóc da tốt để kiểm soát căn bệnh này.

Bệnh chàm da tiết bã bao gồm những triệu chứng nào?

Vùng bị ảnh hưởng

Chàm tiết bã có xu hướng phát triển ở khu vực nhiều dầu trên cơ thể. Những vùng da thường bị ảnh hưởng bao gồm:

  • Trong và xung quanh tai
  • Lông mày
  • Khu vực mũi
  • Lưng
  • Phần trên ngực.

Hình dạng

Chàm tiết bã có hình dạng đặc trưng và gồm có rất nhiều các triệu chứng:

  • Da xuất hiện những mảng vảy tróc. Các mảng da có màu trắng hoặc màu hơi vàng, thường được gọi là gàu
  • Khu vực bị ảnh hưởng hay bị nhờn và dầu
  • Da ở khu vực bị ảnh hưởng có màu đỏ
  • Da ở khu vực bị ảnh hưởng gây ngứa
  • Rụng tóc.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Không phải tất cả các trường hợp bệnh chàm tiết bã có thể kiểm soát bằng việc duy nhất là sử dụng dầu gội trị gàu. Trong những trường hợp nặng, bạn phải sử dụng các loại thuốc, dầu gội theo toa, các loại kem và gel cho da đầu và các khu vực khác của cơ thể mới làm giảm được các triệu chứng.

Nói chung, bạn nên đến khám bác sĩ nếu:

  • Ddầu gội trị gàu thông thường không có tác dụng
  • Một vài vùng rất đỏ
  • Một vài vùng bị đau đớn
  • Một vài vùng bị chảy mủ, chảy dịch hoặc dày lên
  • Bạn thấy cực kỳ khó chịu và cần đi cấp cứu gắp.

Ai có nguy cơ bị chàm tiết bã?

Các bác sĩ vẫn chưa xác định được lý do tại sao một số người bị mắc bệnh chàm viêm da tiết bã còn một số khác thì không. Nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng lên nếu thành viên trong gia đình bạn cũng mắc bệnh này.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ bao gồm:

  • Béo phì
  • Mệt mỏi
  • Các yếu tố môi trường (như thời tiết)
  • Da ít được chăm sóc
  • Căng thẳng
  • Các bệnh về da khác (chẳng hạn như mụn trứng cá)
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da (đặc biệt là những người uống rượu).

Bên cạnh đó, nếu từng mắc một số căn bệnh nghiêm trọng, bạn sẽ dễ có khả năng mắc bệnh da hơn. Nếu bạn từng bị đột quỵ, nhiễm HIV hoặc Parkinson, hoặc có chấn thương đầu, bạn có khả năng mắc bệnh chàm tiết bã cao hơn.

Chàm da tiết bã có thể gây những biến chứng nào?

Tin tốt là bệnh này không dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh này lại có thể ảnh hưởng đến tâm lý, một phần là do vẫn còn nhiều hiểu lầm về bệnh chàm tiết bã.

Ví dụ, nhiều người lo sợ bị “lây” hay những người bị bệnh là do không giữ gìn vệ sinh tốt. Có rất nhiều cách để che đi những vấn đề trên da, giúp bạn có thể tự tin hơn.

Làm thế nào để điều trị chàm viêm da tiết bã tại nhà?

Dùng dầu gội trị gàu thường xuyên để điều trị bệnh chàm tiết bã trên da đầu. Bạn nên sử dụng hằng ngày để đạt được kết quả tối ưu nhất. Thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng trên vỏ chai. Bên cạnh đó, bạn nên luân phiên sử dụng dầu gội có hoạt chất khác nhau có thể khiến bệnh ngưng hoạt động sau một thời gian.

Ngoài ra, một số biện pháp chăm sóc da giúp bạn kiểm soát các loại chàm bao gồm:

  • Ssử dụng kem kháng nấm và kem chống ngứa không kê đơn
  • Sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa không gây dị ứng
  • Rửa tay và gội đầu kỹ bằng xà phòng và dầu gội
  • Cạo râu, đôi khi giúp giảm bớt các triệu chứng
  • Mặc quần áo cotton giúp da thoáng khí
  • Mặc quần áo không dệt để tránh gây kích ứng da.

Hiện tượng cứt trâu

Đối với trẻ sơ sinh bị “cứt trâu”, hãy thử điều trị bằng những phương pháp sau đây đều đặn hằng ngày:

  • Giảm vùng bị bệnh bằng cách massage da đầu hoặc sử dụng một bàn chải lông mịn
  • Gội đầu cho bé bằng loại dầu gội êm dịu
  • Gội đầu kỹ và sạch sẽ
  • Chải đầu cho bé bằng bàn chải sạch, lông mịn.

Nếu khó làm giảm hoặc rửa sạch vùng da bị bệnh, hãy xoa bóp da đầu của bé bằng muối khoáng hoặc dầu ô liu trước khi gội đầu. Bác sĩ có thể sẽ kê toa loại dầu gội thuốc hoặc kem dưỡng da cho bé bị bệnh cứt trâu nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng và kéo dài.

Những người có bệnh chàm tiết bã có thể sẽ phải chịu đựng căn bệnh này trong quãng đời còn lại, ở mức độ nào thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn có thể chuyển qua các thời kỳ thuyên giảm khi có ít hoặc không có triệu chứng. Bạn sẽ cũng sẽ qua thời kì “bùng phát” khi các triệu chứng trở nặng hơn.

Tuy nhiên qua một thời gian, có rất nhiều người có bệnh chàm tiết bã sẽ tìm ra phương pháp chăm sóc da (có thể kết hợp với thuốc) có hiệu quả và giảm thiểu tác động của bệnh trong cuộc sống hằng ngày.

Riêng hiện tượng cứt trâu thường tự biến mất trong một vài tháng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *