LÀM THẾ NÀO ĐỂ BỆNH CHÀM Ở TRẺ EM KHÔNG BỊ TÁI PHÁT?

Bệnh chàm ở trẻ em rất phổ biến với các bé dưới 5 tuổi. Do đó, bạn nên biết cách chăm sóc con đúng cách để bệnh không tái phát.

Nhiều trẻ khỏi bệnh chàm khi được 4 tuổi, một số tới giai đoạn trưởng thành mới dứt bệnh dù da vẫn còn khô và nhạy cảm. Một số khác có thể mắc bệnh chàm suốt đời nhưng vẫn có cách để giảm nhẹ các triệu chứng. Chàm thường hay di truyền trong những gia đình có tiền sử mắc bệnh hoặc bị các vấn đề về dị ứng như viêm mũi dị ứng hay hen suyễn. Bệnh cũng không lây từ người này sang người khác.

Ai có thể mắc bệnh chàm?

Khoảng 65% trẻ em trước 1 tuổi mắc triệu chứng này và khoảng 90% mắc bệnh chàm trước 5 tuổi. Rất nhiều bé sẽ phát triển bệnh ở tầm 4 tuổi, một số lại mắc bệnh ở độ tuổi thanh thiếu niên mặc dù lúc đó da vẫn khô và nhạy cảm. Có rất ít trường hợp bị bệnh suốt đời nhưng vẫn có cách để giảm bớt triệu chứng.

Nếu gia đình có người mắc bệnh chàm hoặc dị ứng như dị ứng bụi hay hen phế quản thì bé sẽ dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh chàm không hề lây nhiễm.

Triệu chứng bệnh chàm ở trẻ em

Do chàm là một vấn đề về da mãn tính nên các triệu chứng cứ xuất hiện rồi biến mất. Có những thời điểm các triệu chứng trở nặng rồi sau đó tình trạng chàm sẽ giảm đi hoặc biến mất hoàn toàn.

Triệu chứng bệnh chàm ở trẻ em đều khác nhau với mỗi cá nhân. Những triệu chứng thường gặp bao gồm da bị khô, mẩn đỏ, ngứa ngáy và tróc vảy. Các tổn thương trên da có thể rỉ nước hoặc rất khô ráp.

Vết chàm có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể hoặc chỉ ở một số vùng nhất định:

  • Với những trẻ sơ sinh, vết chàm thường xuất hiện ở trên mặt, 2 bên má và da đầu.
  • Với những trẻ lớn hơn, chàm hay xuất hiện ở nếp gấp khuỷu tay và đầu gối.
  • Với những trẻ ở độ tuổi dậy thì, chàm thường xuất hiện trên bàn tay hoặc bàn chân.

Các tác nhân kích ứng gây ngứa da

Bệnh chàm ở trẻ em không phải lúc nào cũng gây ngứa. Bệnh chàm đôi lúc rơi vào trạng thái ngủ. Tuy nhiên, có một vài yếu tố khiến bệnh hoạt động và bắt đầu gây ngứa cho trẻ. Những yếu tố này gọi là các tác nhân gây kích ứng mà trẻ nên tránh, đặc biệt là khi những nhân tố này khiến trẻ bị ngứa.

Những tác nhân kích ứng thường gặp gồm:

  • Vi khuẩn hoặc nước dãi động vật (khi vật nuôi liếm con bạn)
  • Các loại vải gây ngứa (len)
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Xà phòng
  • Các chất tẩy rửa
  • Bụi bẩn
  • Ho, cảm lạnh và cảm cúm.

Điều trị bệnh chàm ở trẻ em

Sử dụng thuốc đặc trị

Thuốc đặc trị có thể giúp giảm ngứa và kiểm soát nổi ban. Bạn hãy sử dụng những loại thuốc giảm ngứa tạm thời nếu những cách trên không hiệu quả.

Sử dụng phương pháp tại nhà

1. Kem dưỡng ẩm

Bạn hãy giữ làn da của con luôn ẩm bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi tắm. Điều này có thể kìm hãm sự bùng phát của chàm và hiện tượng ngứa tại một số nơi trên cơ thể.

Ngoài ra, thuốc mỡ cũng có công dụng dưỡng ẩm. Một số bé có thể không thích cảm giác khi thoa thuốc mỡ trên da nên bạn hãy lựa chọn loại phù hợp với da con.

2. Đắp miếng vải ẩm

Một số phụ huynh nhận thấy những cách này có thể giúp con giảm ngứa. Thời gian tốt nhất để đắp là trước khi bé đi ngủ. Cách làm như sau:

  • Cho bé tắm bằng nước ấm khoảng từ 5 đến 10 phút;
  • Nhẹ nhàng lau khô bằng khăn và thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc theo đúng hướng dẫn;
  • Làm ẩm băng gạc bằng nước sạch và để lên vùng da bị tổn thương;
  • Che băng ướt bằng băng khô hoặc khăn khô nhằm giữ độ ẩm và để qua đêm.

Bạn có thể áp dụng cách trên bất kỳ vùng nào của cơ thể con, đặc biệt là những chỗ ngứa.

3. Bấm móng tay

Nếu bé thích cào hoặc gãi khắp người thì móng tay ngắn sẽ ít gây tổn thương đến da hơn. Nếu bé hay gãi vào ban đêm, bạn hãy đeo bao tay cho bé.

4. Sử dụng túi đá để làm giảm cơn ngứa

Bạn hãy thử sử dụng khăn lạnh hoặc bỏ đá viên vào một chiếc khăn mềm rồi giữ trên da trong vài phút nhằm giúp bé giảm ngứa. Bạn có thể lặp lại điều này nhiều lần trong ngày nếu cần thiết.

5. Bao phủ vùng da ngứa

Bé thường chỉ có xu hướng gãi ở những phần cơ thể lộ ra bên ngoài. Bạn hãy lựa chọn trang phục thật thoải mái. Chất liệu vải bông là tốt nhất. Len và một số loại vải tổng hợp có thể gây ra kích ứng khiến bé hay gãi làm xước da nhiều hơn.

6. Làm bé phân tâm để không chú ý đến việc bị ngứa

Cảm giác ngứa khi bị chàm sẽ vô cùng khó chịu ngứa. Việc làm bé phân tâm chính là đang giúp bé thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Bạn có thể massage cho bé trước khi đi ngủ, bôi kem dưỡng ẩm trên ngón tay trỏ và xoa vào mặt, cọ nhẹ vào lưng hoặc chân của con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *