5 BỆNH NẤM DA THƯỜNG GẶP Ở VIỆT NAM VÀ LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BẠN

Tại Việt Nam, với khí hậu “sáng nắng, chiều mưa” nên lang ben, hắc lào, nấm bàn chân, nấm móng và các loại nấm tóc khác là 5 bệnh nấm da thường gặp. Bạn đã biết gì về các loại nấm da này? Cần làm gì khi bị nấm da hay cách phòng tránh thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của Thuanmoc.vn!

Các bệnh nấm da không gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nhưng việc chúng thường xuyên “ghé thăm” sẽ gây ra không ít phiền toái cho chúng ta. Dưới đây là 5 bệnh nấm da phổ biến nhất tại các vùng có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Mời bạn cùng tìm hiểu để có cách phòng tránh hiệu quả!

5 bệnh nấm da thường gặp

1. Lang ben

Lang ben là một nhiễm trùng nấm trên da quen thuộc với người Việt, bởi đây là một nhiễm trùng được gây ra bởi một loài nấm da ưa mỡ. Do đó, lang ben thường xuất hiện trên da vùng cổ da đầu, lưng, ngực, cánh tay và lan ra toàn cơ thể. Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, lang ben phổ biến đến mức 30-40% dân cư ở các khu vực này đều bị một lần trong đời. Biểu hiện điển hình của bệnh lang ben là những mảng thay đổi sắc tố da (sậm màu hay nhạt màu hơn), thỉnh thoảng có viêm đỏ nhẹ.

2. Hắc lào trên da đầu

Hắc lào được xếp vào hàng 5 loại nấm da đầu phổ biến tại các nước nhiệt đới. Bệnh hắc lào trên da đầu là một nhiễm trùng nấm trên da đầu và chân tóc, phổ biến ở trẻ nhỏ trong độ tuổi biết đi đến đi học. Đây là một bệnh lý da liễu do một loại nấm mốc thuộc nhóm nấm dermatophytes gây ra.

Trẻ em bị hắc lào da đầu thường có triệu chứng ngứa da đầu, xuất hiện những vòng tròn hình nhẫn xung quanh là những mụn nước nhỏ. Sau đó, các vòng tròn này sẽ lan rộng và kết vảy thành mảng. Tóc ở khu vực nhiễm hắc lào giòn và dễ gãy rụng hơn. Khi bệnh tiến triển, những mảng da đầu sẽ bong tróc kèm theo tóc tạo thành những mảng lởm chởm “nhẵn trụi” trên đầu tóc trẻ.

3. Nấm tóc hay nấm da đầu khác cũng là 1 trong 5 bệnh nấm da phổ biến

Ngoài bệnh hắc lào da đầu thì da đầu và tóc cũng thường có nguy cơ mắc nhiều loại nhiễm trùng do nấm khác. Nấm dermatophytes vẫn là tác nhân chính gây ra các bệnh nấm tóc và da đầu. Biểu hiện ban đầu của nấm da đầu do loài trichophyton thuộc nhóm nấm dermatophytes gây ra là những nốt sần nhỏ. Khi nấm lan rộng và nghiêm trọng cũng sẽ xuất hiện những mảng vảy da bong tróc trên da đầu tương tự như hắc lào da đầu và làm cho người bệnh hói một mảng tóc lớn.

4. Nấm bàn chân (Nấm kẽ bàn chân)

Nấm bàn chân là những ban đỏ gây ngứa thường gặp ở giữa các ngón chân, còn gọi là nấm kẽ. Nguyên nhân gây ra bệnh lý da liễu này là một chủng nấm gây hắc lào và các vấn đề gây ngứa trên da khác. Điều kiện thuận lợi để nấm bàn chân phát triển là môi trường ẩm mốc. Do đó, bạn dễ mắc nhiễm trùng do nấm nếu thường xuyên mang giày, tất ẩm ướt hay khi bàn chân tiếp xúc trực tiếp với nền nhà tắm, vệ sinh công cộng không đảm bảo vệ sinh thường xuyên.

Nấm bàn chân được xem là bệnh phổ biến nhất thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển và là 1 trong 5 bệnh nấm da phổ biến.

5. Nấm móng

Nấm móng là một nhiễm trùng do nấm gây ra trên móng tay, đôi khi là móng chân. Triệu chứng phổ biến là sự sậm màu móng từ vàng đến nâu, móng dày lên, giòn và dễ vỡ vụn. Nấm có thể lây lan sang các vùng da trên ngón tay, ngón chân và thể hiện các triệu chứng như nhiễm nấm kẽ.

Trong trường hợp bệnh nhân suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh đái tháo đường… nấm móng có thể lây lan nhanh chóng. Nếu tiến triển nghiêm trọng, bác sĩ có thể phải chỉ định cắt bỏ móng và ngón tay, ngón chân bị ảnh hưởng bởi nấm.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Các loại nấm da thường sinh sản và phát triển trên các bề mặt niêm mạc da. Do đó chúng rất dễ lây lan khi dùng chung đồ dùng cá nhân và thường xuyên tái nhiễm. Những bệnh nhiễm trùng da do nấm gây ra thường không có những biến chứng nguy hiểm nhưng khi có đợt bùng phát mạnh hay còn gọi là phát ban, sẽ cần có sự can thiệp y khoa để khắc phục và ngăn chặn chúng.

Đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu như nhiễm HIV, bệnh tiểu đường,… khi bị nhiễm 1 trong 5 bệnh nấm da thường gặp đều nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Thuốc chống nấm thường có dạng bôi ngoài da được bán dưới dạng không cần đơn thuốc của bác sĩ (OTC). Nếu sau khi dùng các loại thuốc kháng nấm OTC nhưng nấm da vẫn dai dẳng thậm chí lan rộng và nghiêm trọng, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu. Lúc này thuốc kháng nấm kê đơn có tác động mạnh hơn sẽ được sử dụng ở dạng ngoài da hay uống tuỳ vào tình trạng nhiễm trùng.

Mách bạn cách chăm sóc tại nhà cho các bệnh nấm da thường gặp

Nấm da là một dạng bệnh lý da liễu dễ tái phát dù đã được điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, bạn cần có những biện pháp để phòng ngừa và chung sống với bệnh nấm da (nếu cần).

Giữ gìn vệ sinh thân thể

  • Giữ gìn vệ sinh tay và chân: rửa tay, chân thường xuyên và luôn giữ chúng khô ráo, thoáng mát. Không mang tất hay giày bó sát. Thường xuyên vệ sinh tất, giày và không đi chân trần nơi công cộng.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn, tất…
  • Gội đầu và cắt móng tay, móng chân thường xuyên.
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi sinh hoạt chung đặc biệt là nhà tắm, phòng tập thể dục, phòng thay đồ.
  • Giáo dục con trẻ, tạo nên thói quen giữ gìn vệ sinh chung và riêng. Đồng thời, dạy cho trẻ biết về 5 bệnh nấm da thường gặp bao gồm triệu chứng và nguy cơ lây nhiễm bệnh để nâng cao ý thức phòng bệnh của trẻ.

Sử dụng thuốc kháng nấm đúng cách

Khi điều trị với các thuốc chống nấm OTC hay theo các toa thuốc của bác sĩ bạn đều cần lưu ý:

  • Sử dụng thuốc chống nấm đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất in trên bao bì hay theo chỉ định của bác sĩ để có thể “tiêu diệt” triệt để tình trạng nhiễm nấm.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị hay phòng chống cho cả gia đình vì các bệnh nấm da thường dễ lây lan qua các đồ dùng hằng ngày.

Các thông tin trên đây của Thuanmoc.vn hy vọng đã cập nhật kiến thức cho bạn về 5 loại bệnh nấm da phổ biến và cách để đối phó với chúng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *