TÌNH TRẠNG VIÊM DA DO ÁNH NẮNG CÓ ĐÁNG LO NGẠI HAY KHÔNG?

Ánh nắng mặt trời có thể là nguyên nhân khiến làn da bị tổn thương nếu bạn không biết bảo vệ da đúng cách. Một trong những vấn đề nhiều người đang phải đối mặt đó là tình trạng viêm da do ánh nắng. Hiện tượng này có phải là vấn đề đáng lo hay không, bài viết này sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc trên.

1. Hiện tượng viêm da do ánh nắng

Ánh nắng mặt trời với cường độ cao có thể gây tổn thương với làn da của chúng ta, trong đó tình trạng thường gặp nhất chính là viêm da do ánh nắng. Hiện tượng này còn được biết tới với tên gọi khác, đó là cháy nắng. Nguyên nhân do bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời trong một khoảng thời gian dài mà không có các biện pháp bảo vệ làn da.

Tình trạng viêm da do ánh nắng khiến da ửng đỏ nghiêm trọng

Khi bị viêm da dưới tác động của ánh nắng mặt trời, vùng da tổn thương bắt đầu có dấu hiệu mẩn đỏ và khô ráp hơn so với bình thường. Thậm chí, nhiều người phát hiện ra triệu chứng da phồng rộp hoặc phát ban, kèm theo cảm giác ngứa ngáy hoặc rát da. Đây là biểu hiện cho thấy làn da đang chịu tổn thương do tác động quá mạnh của ánh mặt trời. Chúng ta không thể chủ quan, bỏ qua việc theo dõi và điều trị nếu phát hiện những dấu hiệu kể trên.

Mọi người thường cho rằng tình trạng cháy nắng chỉ kéo dài 3 – 7 ngày rồi sẽ tự khỏi. Trên thực tế, nếu không biết cách chăm sóc da cẩn thận, làn da sẽ chịu nhiều tổn thương và có nguy bị khô ráp, hình thành nhiều nếp nhăn, đồi mồi hoặc nám da. Nghiêm trọng hơn, một số bệnh nhân còn mắc bệnh căn bệnh ung thư da và việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

2. Tại sao làn da của bạn bị cháy nắng?

Nhiều người thắc mắc: cứ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là sẽ bị cháy nắng? Câu trả lời là không, hiện tượng viêm da do ánh nắng chỉ xảy ra nếu làn da phải tiếp xúc với ánh nắng có cường độ quá cao. Lúc này sắc tố melanin bên trong cơ thể không có đủ khả năng để bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh mặt trời.

Mức độ cháy nắng trên da mỗi người có thể khác nhau

Tùy vào thể trạng của mỗi người, nguy cơ bị viêm da do tác động của ánh nắng cũng thể hiện khác nhau. Ví dụ với những người sở hữu làn da nhạy cảm, chỉ sau 10 – 15 phút ra ngoài nắng và không sử dụng đồ che chắn, họ bắt đầu cảm nhận được triệu chứng viêm da. Nếu thuộc đối tượng trên, mọi người nên che chắn thật cẩn thận trước khi ra đường khi trời nắng.

Bên cạnh đó, một số thành phần có trong thuốc, mỹ phẩm có thể là nguyên nhân khiến làn da của chúng ta trở nên nhạy cảm và dễ bị cháy nắng hơn. Trong đó, thuốc tetracycline hoặc thuốc lợi tiểu có ảnh thường khiến làn da của bạn trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Đó là lý do vì sao trong quá trình điều trị bằng các loại thuốc trên, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên cẩn thận khi ra ngoài để giảm thiểu nguy cơ mắc viêm da do ánh nắng. Tốt nhất bạn nên lựa chọn những sản phẩm an toàn, lành tính đối với làn da mình.

Ngoài ra các bác sĩ cũng chỉ ra rằng bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh chàm, ban đỏ có nguy cơ mắc viêm da do ánh mặt trời cao hơn so với người bình thường.

Như vậy có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mọi người nên chăm sóc da cẩn thận, sử dụng quần áo dài tay khi đi ngoài trời nắng để hạn chế nguy cơ gây tổn thương da.

Về lâu về dài, cháy nắng có thể là nguyên nhân gây nám da

3. Biện pháp điều trị cháy nắng hiệu quả

Nếu phát hiện những dấu hiệu của bệnh viêm da do ánh nắng, chúng ta không nên chủ quan mà cần đi khám và điều trị kịp thời. Về lâu về dài, căn bệnh này có thể diễn biến phức tạp và gây ra những vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như bệnh ung thư da.

Đối với bệnh nhân bị cháy nắng, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng và mức độ tổn thương da để lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Đa số bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc có tác dụng giảm đau, kiểm soát tình trạng ửng đỏ, bỏng rát da.

Cụ thể, những người bị viêm da do ánh mặt trời ở mức độ nhẹ chỉ cần dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng trên vùng da tổn thương. Việc này cũng góp phần làm dịu da, cải thiện cảm giác khó chịu, da thô ráp.

Bệnh nhân viêm da nặng nên điều trị bằng thuốc

Trong khi đó, nếu vùng da của bạn bị tổn thương nặng, có dấu hiệu bỏng rát da hoặc xuất hiện mụn nước thì phải điều trị bằng thuốc. Một số sản phẩm thường được dùng trong trị bệnh viêm da do ánh mặt trời đó là ibuprofen, acetaminophen,…

Để kiểm soát tình trạng da tốt hơn, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thêm các loại thuốc bôi, kem dưỡng dịu nhẹ. Một lưu ý nhỏ đó là bệnh nhân điều trị viêm da do ánh nắng phải tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn cụ thể.

4. Chăm sóc người bị viêm da do ánh nắng đúng cách

Để tình trạng tổn thương da được cải thiện, chúng ta cần xác định nguyên nhân gây bệnh và chăm sóc tại nhà đúng cách. Khi kết hợp điều trị bằng thuốc và chăm sóc da tại nhà, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt, làn da bắt đầu được phục hồi.

Trước khi ra khỏi nhà, bạn nên sử dụng các đồ dùng bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, ví dụ như mũ, nón, khẩu trang và quần áo dài tay. Nếu duy trì thói quen này, làn da sẽ ít phải chịu những tác động xấu của ánh nắng gay gắt bên ngoài trời. Đồng thời, bác sĩ cũng khuyến khích chúng ta sử dụng kem chống nắng trước khi đi ra nắng, để kem phát huy tác dụng, mọi người có thể bôi trước 30 phút.

Đặc biệt, chúng ta hãy lựa chọn mỹ phẩm thật cẩn thận, dùng các sản phẩm có thành phần lành tính, giúp làn da không trở nên nhạy cảm trước ánh nắng mặt trời. Khi chăm sóc da tại nhà, mọi người nên sử dụng khăn mát lau nhẹ nhàng trên da, đặc biệt là những vùng đang bị tổn thương nặng.

Mọi người nhớ bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài

Như vậy, chúng ta không thể chủ quan nếu bị viêm da do ánh nắng, căn bệnh này không chỉ gây khó chịu, mất thẩm mỹ cho làn da mà chúng còn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh ung thư da. Chính vì thế, bệnh nhân nên chủ động điều trị theo hướng dẫn của các y bác sĩ, hạn chế nguy cơ da bị tổn thương nghiêm trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *