BỊ ZONA THẦN KINH BAO LÂU THÌ KHỎI VÀ ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Thuanmoc.vn đã nhận được nhiều thắc mắc liên quan đến căn bệnh zona thần kinh như bị zona thần kinh bao lâu thì khỏi, căn bệnh này gặp phải ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không,… Cùng giải đáp các vấn đề này qua bài viết sau đây.

1. Bị zona thần kinh bao lâu thì khỏi?

Trước hết cần biết, zona thần kinh do virus Varicella Zoster – loại virus gây bệnh thủy đậu. Loại virus này không bị hệ miễn dịch tiêu diệt hoàn toàn mà tồn tại, khu trú nhiều năm ở các tế bào thần kinh, hạch cảm giác của người từng mắc bệnh thủy đậu. Thường đến khi lớn tuổi hoặc mắc bệnh, khiến sức đề kháng cơ thể yếu, virus mới hoạt động trở lại gây bệnh.

Zona thần kinh thường không gây biến chứng nguy hiểm

Zona là bệnh lý thần kinh không quá nguy hiểm song cần được điều trị sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra hoặc để lại sẹo mất thẩm mỹ. Về thắc mắc Bị zona thần kinh bao lâu thì khỏi, MEDLATEC đưa ra tiến trình diễn biến bệnh như sau:

  • Thời gian ủ bệnh: Từ 2 – 3 ngày, người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng gì, có thể đau sốt không rõ.
  • Thời gian phát bệnh: Người bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt, vùng da bị ảnh hưởng đau rát, xuất hiện các mụn nước li ti. Mụn nước ban đầu nhỏ, sau đó to dần, lớp da mỏng hơn và dễ vỡ. Cho đến khi dịch nước đục dần, mụn tự vỡ ra, khô lại. Thời gian phát bệnh này kéo dài trung bình từ 2 – 4 tuần.
  • Thời gian khỏi bệnh: Sau khi mụn nước khô, bong vảy, bệnh sẽ khỏi nhanh chóng nếu không bị bội nhiễm. Thời gian phục hồi này khoảng 5 ngày – 1 tuần tùy vào cơ địa da của người bệnh.

Zona bị bội nhiễm là tình trạng bệnh nguy hiểm

Với trường hợp bội nhiễm, các mụn nước sẽ bị mưng mủ, viêm nhiễm nặng hơn lan ra toàn thân, người bệnh bị sốt cùng các triệu chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân zona thần kinh bị bội nhiễm cần sớm tới cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Nhìn chung, nếu chăm sóc không tốt, bệnh zona thần kinh có thể kéo dài, gây biến chứng nặng hơn, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Tùy vào vùng ảnh hưởng của zona thần kinh mà biến chứng bệnh gây ra cũng khác nhau. Ví dụ khi zona ở mắt có thể biến chứng giảm khả năng nhìn, nặng hơn là gây mù mắt. Như vậy, bị zona thần kinh thông thường chỉ từ 1 – 2 tuần triệu chứng bệnh không còn ảnh hưởng nhiều. Nếu bệnh xuất hiện kéo dài 2 – 3 tháng không thuyên giảm dù có điều trị tích cực thì cần sớm báo với bác sĩ để được xử trí kịp thời.

2. Điều trị zona thần kinh thế nào để nhanh khỏi?

Do hoạt động của virus cư trú trong tế bào thần kinh nên hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh zona thần kinh này. Trong những trường hợp phức tạp, có thể cần kết hợp các phương pháp điều trị để đem lại hiệu quả tốt nhất. Để có liệu trình điều trị tốt nhất, bệnh nhân nên tới khám bác sĩ, làm xét nghiệm và điều trị dự phòng để chẩn đoán chính xác.

Nên đi khám bác sĩ khi phát hiện dấu hiệu zona thần kinh

Các phương pháp điều trị thường chỉ định cho bệnh nhân zona thần kinh gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ: Có thể là thuốc giảm đau dạng bôi, dạng miếng dán kết hợp với thuốc giảm đau toàn thân nếu cơn đau nhức khó chịu. Nặng hơn cần sử dụng đến Steroid, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau dạng thuốc phiện hoặc thuốc chống co giật. Sử dụng thuốc giảm đau đều cần có chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Phương pháp can thiệp thần kinh: Sử dụng tiêm thuốc phong bế dây thần kinh hoặc kích thích điện thần kinh qua da để điều trị bệnh.
  • Phương pháp thủy châm, tăng cường sức đề kháng cơ thể bằng thuốc bồi bổ thần kinh, tăng cường dinh dưỡng.
  • Tiêm vaccine phòng ngừa zona thần kinh và đau dây thần kinh hậu zona.

Sử dụng thuốc kháng virus trong vòng 72 giờ sau khi bị phát ban do zona sẽ giúp giảm đến 50% nguy cơ bị đau dây thần kinh hậu zona.

Dấu hiệu để nhận biết bệnh sắp khỏi là khi các mụn nước hợp thành bọng chứa dịch lớn, hóa đục dần rồi vỡ ra, khô lại, đóng thành vảy. Điều quan trọng là giữ vệ sinh vùng bị zona thần kinh sạch sẽ, sát khuẩn tránh nhiễm trùng thường xuyên ngăn ngừa bội nhiễm. Người bệnh lớn tuổi có thể gặp biến chứng đau nhức sau zona, cần tiêm phòng hoặc dùng thuốc điều trị tích cực.

Trẻ sơ sinh bị zona thần kinh có thể gây biến chứng nguy hiểm

3. Trẻ sơ sinh bị zona thần kinh có nguy hiểm không?

Thông thường trẻ sơ sinh nhiễm virus Varicella Zoster sẽ phát bệnh thủy đậu, nhưng sau khi điều trị virus vẫn cư trú ở các gốc thần kinh. Khi hệ miễn dịch của trẻ kém, virus sẽ hoạt động trở lại gây bệnh zona thần kinh.

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, cơ thể nhạy cảm nên căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng phức tạp, khó lường. Vì thế cha mẹ cần lưu ý phát hiện sớm, điều trị tích cực và theo dõi phòng ngừa biến chứng cho trẻ. Không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ sơ sinh bị zona tại nhà, cần đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Tự ý điều trị không hiệu quả càng khiến tình trạng bệnh ở trẻ thêm nặng, biến chứng cũng nguy hiểm hơn. Ngoài ra, các triệu chứng đau rát, khó chịu mà bệnh gây ra khiến trẻ biếng ăn, mệt mỏi, lười vận động, bác sĩ có thể sử dụng 1 số loại thuốc kháng virus để giảm biến chứng như: Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir,…

Một số loại kem bôi da, thuốc xịt hoặc thuốc dán như Ibuprofen, Tylenol,… cũng giúp giảm những cơn đau do zona thần kinh ở trẻ hiệu quả nhưng việc sử dụng liều lượng thế nào phải căn cứ vào độ tuổi, cân nặng, tình trạng bệnh của trẻ. Chỉ những trường hợp đau nặng, mụn zona xuất hiện quanh mắt, bác sĩ mới chỉ định dùng thuốc kháng virus kết hợp steroid. Sử dụng aspirin để giảm đau hay Corticosteroid giảm viêm chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ cần hết sức lưu ý không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc điều trị

Hầu hết trường hợp trẻ nhỏ bị zona thần kinh đều không gây biến chứng nguy hiểm khi cha mẹ thường xuyên theo dõi, điều trị tích cực. Tuy nhiên cũng không nên lơ là vì sức đề kháng của trẻ nhỏ yếu, dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *