TOP CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MÀY ĐAY HIỆU QUẢ NHẤT

Điều trị mày đay là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nếu bệnh lý này không được chẩn đoán, điều trị từ sớm sẽ gây ra sự khó chịu, thậm chí là những biến chứng khó lường. Trong bài viết này, Thuanmoc.vn sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc xung quanh căn bệnh này.

1. Những điều cần biết về bệnh mày đay

Mày đay là một trong những bệnh lý về da thường gặp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo con số thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số mắc phải bệnh lý này ít nhất một lần trong đời.

Thế nào là bệnh mày đay

Mày đay là sự phản ứng của các mao mạch ở phía dưới da hay niêm mạc, có thể do các tác nhân bên trong hoặc ngoài cơ thể tác động vào. Từ đó gây ra hiện tượng ngứa ngáy khó chịu bởi sự sưng phù tại chỗ, nổi sẩn có thể kèm mụn nước. Tình trạng này có thể xuất hiện cùng lúc ở nhiều vị trí khác nhau với thời gian khoảng 30 phút đến 3 ngày.

Mày đay phát triển theo 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp tính: Thời gian kéo dài thường không quá 6 tháng, có xu hướng tự phát đột ngột và tự biến mất.
  • Giai đoạn mãn tính: Khi ở giai đoạn này, người bệnh không nên chủ quan bởi có thể gặp phải những triệu chứng nặng nề. Ở giai đoạn này, bệnh thường kéo dài trên 6 tuần và ngắt quãng từng đợt.

Ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh mề đay nhưng đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai và sau sinh em bé. Loại bệnh lý này không lây từ người này sang người khác nhưng có thể sẽ tái phát nhiều lần nếu không có biện pháp điều trị mày đay kịp thời.

Những triệu chứng điển hình của bệnh mày đay

Triệu chứng của loại bệnh này phụ thuộc vào từng giai đoạn và cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, những triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:

  • Tình trạng da nổi mẩn đỏ, sần, phù nề: xuất nhiều ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Với những nốt mẩn đỏ có kích thước và màu sắc không đều nhau.
  • Ngứa: người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở những vùng da bị nổi mẩn. Tình trạng này sẽ ngày càng tồi tệ nếu bạn cứ cố gãi ngứa, da có thể bị bong tróc, chảy máu và để lại sẹo.
  • Các triệu chứng khác: với giai đoạn mãn tính, người bệnh có thể cảm thấy khó thở, nổi mụn bọc nước, nhiễm trùng,…

Bệnh mày đay gây ra nhọt đỏ và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Nguyên nhân gây bệnh

Ngoài việc tìm ra phương pháp điều trị mày đay hiệu quả thì việc chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng là điều rất quan trọng. Những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng mày đay bao gồm:

  • Dị ứng: mày đay xuất hiện có thể do cơ thể bạn dị ứng với các thành phần có trong mỹ phẩm, thuốc, các loại đồ ăn, thức uống,…
  • Thời tiết: sự thay đổi đột ngột của thời tiết sẽ làm cho nhiệt độ và độ ẩm thay đổi bất thường, gây ra sự tăng kháng thể quá mẫn trong cơ thể. Ngoài ra, sự thay đổi thất thường của thời tiết là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có hại cho da.
  • Côn trùng: với những người sở hữu cơ địa khá nhạy cảm thì việc bị côn trùng cắn có thể gây sốc phản vệ, ngứa phát ban,…
  • Yếu tố di truyền: khi người bố hoặc mẹ bị mày đay thì con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc phải cao gấp 2 lần người bình thường.
  • Gan suy yếu: khi gan gặp vấn đề, sự đào thải độc tố ra khỏi cơ thể suy yếu, dẫn đến sự tích tụ các chất có hại, lâu ngày gây nên các bệnh như mẩn ngứa, mày đay,…

Dị ứng thức ăn có thể là nguyên nhân gây nên bệnh mày đay

2. Các phương pháp điều trị mày đay hiệu quả

Các phương pháp điều trị mày đay phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay được sử dụng bao gồm:

Phương pháp điều trị không dùng thuốc

Với phương pháp điều trị này, bác sĩ chuyên khoa cần có sự giải thích rõ ràng cho bệnh nhân biết về tình trạng bệnh trước khi thực hiện điều trị. Việc điều trị theo cách này cần phải có sự tuân thủ theo chỉ định mà bác sĩ đưa ra, cụ thể như sau:

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh sự căng thẳng, không để người quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Thực hiện ăn uống hợp lý, tránh những loại thức ăn có thể gây ra tình trạng dị ứng như trứng, cà chua, tăng cường vitamin C,…
  • Người bệnh cần hạn chế tối đa việc gãi, chà xát mạnh trên da.
  • Giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng như các hóa chất như: xà phòng, nước rửa bát,…
  • Lựa chọn quần áo có chất cotton nhẹ nhàng, thoát mồ hôi tốt.
  • Ngoài ra, mẹo dân gian có một số cách trị mày đay bạn cũng có thể thử như chườm lạnh vùng mẩn ngứa, sử dụng cây lô hội, lá khế, trầu không,…

Bệnh mày đay có thể được điều trị bằng thuốc

Phương pháp điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh mày đay bao gồm:

  • Thuốc corticoid toàn thân: đây là loại thuốc dạng uống hoặc tiêm, dùng trong trường hợp nổi mày đay cấp, nặng. Được dùng cho những người bị mày đay do viêm mạch, chèn ép hoặc giai đoạn mãn tính.
  • Các loại thuốc khác như: Leukotriene, dapson, doxepin,…
  • Đối với những trường hợp nặng, kháng trị: dùng ức chế miễn dịch, thay huyết tương,…

3. Một số lưu ý đối với việc điều trị mày đay cho các đối tượng đặc biệt

Với những đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú thì việc điều trị cần hết sức cẩn thận, cần có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị mày đay nào.

Đối với phụ nữ có thai

Hiện nay, chưa có bất cứ loại thuốc mày đay nào đảm bảo tuyệt đối an toàn cho mẹ và thai nhi. Việc điều trị cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý để mẹ bầu sử dụng thuốc.

Phụ nữ cho con bú

Đối với đối tượng này, không dùng các loại thuốc kháng histamin, thay vào đó có thể dùng cetirizine, loratadine,…

Đối với trẻ em

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tuổi của bé mà lựa chọn loại thuốc phù hợp. Khi thấy bé có những triệu chứng của bệnh, bố mẹ mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra, theo dõi và điều trị .

Đối với trẻ em bị mày đay cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị

Trên đây là những chia sẻ về phương pháp điều trị mày đay cũng như những điều cần biết về loại bệnh này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *