ĐI TÌM NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ KHI BỊ NỔI MÀY ĐAY KHẮP NGƯỜI

Nổi mày đay khắp người là hiện tượng mà nhiều người gặp phải nhưng hầu hết chúng ta lại không biết nguyên do khiến mình bị như vậy. Cũng chính vì điều ấy mà chúng ta dễ có những hành động vô tình tạo điều kiện cho bệnh tái phát thường xuyên, gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Trang bị cho mình những kiến thức cần thiết sẽ giúp bạn sớm phát hiện, biết cách xử trí bệnh hiệu quả để tránh những hệ lụy không hay có thể xảy ra.

1. Nổi mày đay khắp người – nguyên nhân và triệu chứng nhận diện

1.1. Thế nào là bị nổi mày đay khắp người

Nổi mày đay khắp người tức là đột nhiên xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc nốt sần tạo thành mảng lớn hoặc nằm rải rác trên bề mặt da của cơ thể. Chúng sẽ có ở khắp mọi nơi, không có sự phân biệt vùng nào nhiều hơn hay ít hơn, nốt sần không có sự đồng đều về kích thước.

1.2. Nguyên nhân làm nổi mày đay khắp người

Nguyên nhân gây nổi mày đay khắp người có rất nhiều và không giống nhau ở tất cả bệnh nhân. Có những trường hợp đột nhiên bị nổi mày đay mà không thể biết được căn nguyên là do đâu. Qua thực tế và nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng những yếu tố sau đây góp phần hình thành bệnh:

Dị ứng thuốc cũng có thể gây nổi mày đay khắp người

  • Dị ứng thuốc: trong quá trình dùng thuốc Tây để trị bệnh có thể tiềm ẩn rủi ro là bị dị ứng nổi mày đay khắp người, gây ngứa ngáy rất khó chịu.
  • Dị ứng mỹ phẩm hoặc các chất tẩy rửa: mỹ phẩm chứa nhiều nguyên liệu tổng hợp, chất hóa học, chất tẩy trắng,… cũng có thể gây nổi mày đay.
  • Dị ứng thực phẩm: có một số loại thực phẩm mà bản thân nó có chất dị ứng với cơ thể như hải sản, trứng, sữa,… nên khi ăn vào sẽ gây nổi nốt mày đay ngứa ngáy, khó chịu.
  • Dị ứng thời tiết: rất nhiều người bị nổi mày đay khắp người khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc vào lúc giao mùa vì khi ấy cơ thể không kịp thích nghi với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
  • Di truyền: nổi mày đay khắp người có khả năng di truyền tương đối cao. Như vậy tức là nếu bố hoặc mẹ bị bệnh lý này thì con cái họ sinh ra cũng có nguy cơ bị nổi mày đay.
  • Suy yếu chức năng gan, thận, bị tiểu đường: bản thân gan và thận có vai trò đào thải độc tố tích tụ bên trong ra khỏi cơ thể. Nếu hai cơ quan này hoạt động kém đi tức là chất độc có cơ hội tích tụ lại và lâu dài sẽ phát tán ra ngoài bằng cách nổi mày đay khắp người.
  • Nguyên nhân khác: khói bụi, mùi hương, lông động vật,… cũng có thể trở thành tác nhân làm nổi mày đay.

1.3. Triệu chứng của bệnh

Những người bị nổi mày đay khắp người thường có các triệu chứng:

  • Nổi mẩn đỏ: có nốt mẩn đỏ rải rác khắp bề mặt da của cơ thể với những kích thước khác nhau.
  • Ngứa ngáy rất khó chịu: trên bề mặt da toàn thân xuất hiện các nốt mẩn đỏ gây ngứa, nóng, khó chịu, càng gãi càng ngứa.
  • Mụn nước: bề mặt da nổi các mụn nước li ti, nếu gãi có thể vỡ và dẫn đến nhiễm trùng.

2. Tính chất nguy hiểm của bệnh nổi mày đay khắp người và biện pháp chữa trị

2.1. Tính chất nguy hiểm

Hầu hết các trường hợp bị nổi mày đay khắp người không nguy hiểm nhưng điều đáng nói là bệnh kéo dài sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí có trường hợp bệnh còn biến chứng gây:

Nổi mày đay khắp người có thể gây sốc phản vệ đe dọa tính mạng

  • Phù mạch.
  • Co thắt dây thanh quản gây buồn nôn, khó thở.
  • Nhiễm trùng da vì gãi ngứa khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào cơ thể.
  • Mệt mỏi vì mất ngủ khiến chất lượng hoạt động ban ngày bị giảm sút.
  • Sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng.

2.2. Biện pháp chữa trị

2.2.1. Thời điểm người bệnh cần gặp bác sĩ

Nếu bị nổi mày đay khắp người kèm theo những vấn đề sau thì tốt nhất người bệnh nên gặp bác sĩ da liễu ngay:

  • Sau 2 ngày không thấy bệnh thuyên giảm hoặc các nốt mề đay ngày càng lan rộng.
  • Thường xuyên tái phát nổi mày đay.
  • Cảm thấy mệt mỏi, sốt.
  • Có tình trạng sưng phù dưới da.
  • Khó nuốt và khó thở.
  • Choáng, ngất xỉu.
  • Buồn nôn hoặc hay có cảm giác buồn nôn.
  • Nhịp tim nhanh hơn mức bình thường.

2.2.2. Chữa trị nổi mày đay khắp người

Chữa nổi mày đay khắp người bằng thuốc là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi tính tiện lợi và hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc dùng thuốc sai cách thì người bệnh có thể sẽ phải đối diện với nhiều hệ lụy không tốt như: chức năng gan – thận bị ảnh hưởng, buồn nôn, chóng mặt,…

Bị nổi mày đay khắp người cần được bác sĩ chuyên khoa khám để chẩn đoán đúng thì mới có biện pháp điều trị hiệu quả

Để điều trị nổi mày đay khắp người bác sĩ thường sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc corticosteroid dạng uống: tác dụng cải thiện sưng đỏ, nhanh chóng giảm ngứa. Điều đáng nói là loại thuốc này chỉ có thể được dùng trong thời gian ngắn và bệnh nhân không có triệu chứng phù mạch. Lạm dụng thuốc có thể phải đối mặt với các loại tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Thuốc kháng virus không kê đơn: dành cho trường hợp bị nổi mề đay khắp người mãn tính, thường xuyên tái phát triệu chứng bệnh.
  • Thuốc kháng histamin h1: có tác dụng ức chế hệ miễn dịch đồng thời ngăn ngừa phản ứng của cơ thể, tránh được tình trạng sốc phản vệ.
  • Thuốc kháng leukotriene dùng trong trường hợp bệnh nhân không thể đáp ứng với các loại thuốc kháng histamin.

Việc dùng thuốc Tây trị nổi mày đay khắp người là cần thiết nhưng thuốc Tây được xem là con dao hai lưỡi nên cần có chỉ định từ bác sĩ mới nên sử dụng. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, kịp thời phát hiện và điều trị đúng hướng và người bệnh kiêng không tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng thì rất dễ chữa khỏi.

Tuy nhiên, khi bệnh đã sang giai đoạn mãn tính hoặc nặng hơn thì việc điều trị lúc này cũng trở nên phức tạp hơn. Các biện pháp chữa trị lúc này chủ yếu nhằm làm giảm triệu chứng, phòng ngừa nguy cơ bệnh trở nặng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *