BÍ QUYẾT CHĂM SÓC NGƯỜI BỊ VIÊM DA TỤ CẦU KHI MANG THAI

Viêm da tụ cầu là căn bệnh ngoài da rất dễ lây nhiễm trong xã hội, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh. Nguyên nhân là thai phụ có sức đề kháng kém hơn bình thường, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tấn công vào cơ thể. Vậy chúng ta nên chăm sóc phụ nữ bị viêm da tụ cầu khi đang mang thai như thế nào?

1. Bệnh viêm da tụ cầu và những điều bạn nên biết

1.1. Tác nhân gây bệnh

Vi khuẩn tụ cầu là tác nhân chính gây bệnh viêm da tụ cầu, chúng còn được biết đến với tên gọi quốc tế là Staphylococcus với nhiều chủng khác nhau. Đây là một trong những vi khuẩn có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh chóng và nguy hiểm. Loài vi khuẩn này có thể sinh sống trong những điều kiện khắc nghiệt nhất, ví dụ như thời tiết nóng bức, nhiệt độ cao,…

Vi khuẩn tụ cầu có khả năng tấn công vào cơ thể

Có rất nhiều cách để vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm trong cơ thể bệnh nhân. Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với vùng da đang bị viêm của người bệnh, sử dụng chung vật dụng cá nhân thì nguy cơ lây nhiễm là rất cao. Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến khích mọi người sử dụng riêng đồ dùng cá nhân.

Vi khuẩn gây bệnh viêm da tụ cầu có thể tấn công bất cứ ai trong chúng ta, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bởi vì trong giai đoạn mang bầu, sức đề kháng của các chị em thường kém hơn so với bình thường, nhất là người mang thai trong 3 tháng đầu. Chính vì thế vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập và gây bệnh ngoài da. Tốt nhất chúng ta nên chủ động chăm sóc sức khỏe, hạn chế nguy cơ bị viêm da tụ cầu khi đang mang thai.

1.2. Bệnh viêm da tụ cầu ở phụ nữ mang thai

Trên thực tế, các triệu chứng của bệnh viêm da tụ cầu ở phụ nữ mang thai cũng giống với những người bình thường.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là sự xuất hiện của các nốt nhọt, chúng thường hình thành từ nang lông, tuyến dầu của làn da. Nốt nhọt sưng đỏ và có mủ bên trong, nếu không cẩn thận, bạn sẽ khiến chúng vỡ ra và dễ lây lan sang những vùng da xung quanh. Chúng ta nên chú ý những khu vực như mông, dưới cánh tay, đây là vị trí có khả năng xuất hiện nhọt rất cao.

Triệu chứng của bệnh viêm da tụ cầu là xuất hiện nốt nhọt trên da

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể thấy sự xuất hiện của chốc, tình trạng này xảy ra do tụ cầu khuẩn tấn công và gây viêm. Chốc khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn và vô cùng khó chịu. Chúng thường xuất hiện dày theo từng vùng da và có hiện tượng chảy mủ đi kèm.

Một số bệnh nhân có thể đối mặt với tình trạng da bong vảy nghiêm trọng ở khu vực da gần miệng hoặc mắt,… Triệu chứng này gây không ít khó chịu, mệt mỏi cho các chị em trong thời kỳ mang bầu.

Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nếu phụ nữ mắc bệnh viêm da tụ cầu khi đang mang thai. Các chị em sẽ có cảm giác tự ti vì vẻ ngoài của mình, tâm lý này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, chất lượng đời sống cũng suy giảm đáng kể khi mắc bệnh ngoài da. Bởi vậy người phụ nữ nên chủ động đi khám, điều trị bệnh kịp thời, hạn chế những tác động xấu có thể xảy ra đối với em bé trong bụng.

2. Điều trị cho người viêm da tụ cầu khi đang mang thai

Hiện nay, với sự phát triển của y học, bệnh viêm da tụ cầu có thể điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Tùy vào tình trạng và triệu chứng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp và đảm bảo hiệu quả nhất. Trong đó, điều trị bằng các loại thuốc bôi, thuốc uống hoặc thực hiện dẫn lưu được ưu tiên áp dụng.

Người viêm da tụ cầu khi đang mang thai nên sử dụng thuốc cẩn trọng

Đối với người bệnh viêm da tụ cầu khi đang mang thai, bạn nên tìm hiểu thật kỹ các phương pháp trên và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, mẹ bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Đó là cách để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong bụng khỏi những tác dụng phụ không mong muốn.

Đối với nhọt, chốc mới hình thành, mọi người không nên vội vàng đi chích, rạch để lấy mủ ra ngay. Chúng ta nên theo dõi và tuân thủ phác đồ điều trị mà các bác sĩ đã đề ra.

3. Bí quyết chăm sóc người bệnh viêm da tụ cầu khi đang mang thai

Để kiểm soát tình trạng bệnh viêm da tụ cầu nhanh chóng và hiệu quả, chúng ta cần kết hợp giữa điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân. Vốn là căn bệnh ngoài da và có khả năng lây nhiễm cao, mẹ bầu hãy cố gắng duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh. Với những vết thương hở, vết trầy xước, mẹ bầu có thể vệ sinh chúng thường xuyên, đảm bảo không để vi khuẩn xâm nhập và khiến bệnh diễn biến tệ hơn.

Bệnh viêm da tụ cầu khiến mẹ bầu tự ti

Bệnh nhân tốt nhất không tự ý chạm vào các nốt nhọt, chốc để hạn chế nguy cơ vỡ mủ và lây lan sang vùng da khỏe mạnh xung quanh. Đặc biệt, việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ cũng là một cách để ngăn ngừa sự phát triển, lây lan của vi khuẩn gây viêm da tụ cầu.

Và để bảo vệ mọi người xung quanh, bạn không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân với nhau nhé!

Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về bệnh viêm da tụ cầu và những ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt. Đặc biệt, những người bệnh viêm da tụ cầu khi đang mang thai nên chủ động đi khám và điều trị sớm. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, thai phụ nên tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *