CÁCH BẮT BỆNH QUA CÁC VỊ TRÍ MỤN TRÊN KHUÔN MẶT CỰC DỄ

Mụn ở trên mặt chưa bao giờ đem lại sự dễ chịu cho bất kỳ ai. Chẳng những thế, các vị trí mụn trên khuôn mặt còn cho thấy vấn đề về sức khỏe nữa, vì thế ai trong chúng ta cũng nên tìm hiểu về vấn đề này để có thêm lý do “thanh toán” mụn sao cho đúng cách để vừa đẹp vừa an toàn.

1. Hé lộ vấn đề sức khỏe qua các vị trí mụn trên khuôn mặt

Mỗi vị trí mụn trên khuôn mặt của chúng ta đều ẩn bên trong nó là sự phản ánh tình trạng sức khỏe của một cơ quan nội tạng nào đó. Vì thế, nếu muốn xử lý chúng dứt điểm thì chúng ta cần biết vì sao nó xuất hiện và trị mụn từ căn nguyên của nó. Tương ứng với các vị trí mụn trên khuôn mặt cho biết tình trạng sức khỏe của chúng ta như sau:

1.1. Mụn ở trán

Thường thì các loại mụn mọc ở trán là do việc vệ sinh da ở vùng này kém sạch hoặc do tóc mái mà ra. Nếu sử dụng chất tạo kiểu tóc mái có quá nhiều dầu hoặc sáp dễ làm bít tắc lỗ chân lông hoặc gây kích ứng vùng da trán sát với mép tóc. Thêm nữa, ở những người có làn da hay bị gàu hoặc nấm da đầu phải dùng thuốc hay sản phẩm chăm sóc da đầu thì chúng cũng có thể là tác nhân gây ra mụn ở trán.

Mụn ở trán có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về hệ tiêu hóa

Ngoài ra, xét trên phương diện bệnh lý, một số trường hợp bị mụn ở trán còn có nguy cơ do vấn đề vệ hệ tiêu hóa như bàng quang, ruột,… Đặc biệt phổ biến hơn, nhiều người do căng thẳng và mệt mỏi về tinh thần nên cũng hay bị mọc mụn trên trán.

1.2. Mụn trên lông mày

Nếu có mụn ở trên lông mày thì nguyên nhân của nó có thể do vấn đề về:

  • Gan hoặc túi mật.
  • Tuần hoàn máu kém.
  • Cơ thể thiếu nước.

1.3. Mụn ở thái dương

Do thái dương rất gần với chân tóc nên cũng dễ bị mọc mụn. Ngoài ra, trong số các vị trí mụn trên khuôn mặt thì mụn ở thái dương xuất hiện có thể còn có thể do:

  • Sử dụng dầu gội hoặc sản phẩm chăm sóc da đầu không thích hợp.
  • Có vấn đề về sức khỏe của dịch mật hoặc túi mật.
  • Ăn uống không lành mạnh như: quá nhiều chất béo và đồ hộp.

1.4. Mụn ở má

Da má là nơi phải tiếp xúc với rất nhiều loại vật dụng như: chăn, gối, cọ trang điểm, điện thoại,… Tất cả vật dụng ấy đều là nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn nên khi da tiếp xúc phải rất dễ bị nổi mụn. Ngoài ra, mụn ở má còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về gan, phổi, mật,…

1.5. Mụn ở mũi

Khu vực mũi của nhiều người cũng hay bị mụn cám, mụn đen, thậm chí còn cả mụn mủ nữa. Nguyên nhân của tình trạng ấy là các vấn đề về:

Mụn ở mũi có thể hình thành khi bạn có vấn đề về hệ hô hấp

  • Tim, phổi.
  • Hệ tiêu hóa.
  • Hệ sinh sản hoặc buồng trứng.

1.6. Mụn trên miệng

Nguyên nhân thường gặp nhất khiến mụn có ở miệng là do khâu vệ sinh miệng sau khi ăn chưa sạch sẽ làm cho thức ăn còn dính lại ở đây gây bít tắc và kích ứng lỗ chân lông. Hoặc các tác nhân khác như son môi, phấn trang điểm, kem đánh răng,… cũng có thể trở thành chất gây kích ứng da.

Xét trên phương diện các vị trí mụn trên khuôn mặt cảnh báo vấn đề về sức khỏe thì mụn mọc ở khu vực miệng có thể cảnh báo vấn đề về:

  • Dạ dày.
  • Ruột già.
  • Ruột non.
  • Chế độ ăn chứa nhiều chất béo và đồ cay nóng.
  • Tiêu hóa kém nên độc tố bị tích tụ trong cơ thể và mọc thành mụn ở miệng.

1.7. Mụn ở cằm

Cằm cũng là nơi mà chúng ta hay thấy mụn bọc, mụn trứng cá xuất hiện. Nguyên nhân gây ra mụn ở cằm là do:

  • Thói quen chống cằm, sờ tay ở cằm khiến cho vi khuẩn từ tay lây sang má.
  • Biến đổi hormone hoặc rối loạn nội tiết tố.
  • Buồng trứng hoặc tử cung gặp vấn đề.

1.8. Mụn trên quai hàm

Quai hàm là vùng hàm phía dưới gần với cổ. Ở đây có thể mọc từng nốt mụn riêng lẻ hoặc thành từng đám dày đặc. Nguyên nhân mụn mọc ở đây là do:

  • Hệ thống bạch huyết hoạt động kém ảnh hưởng đến nhiệm vụ thải độc.
  • Có sự suy giảm với hệ miễn dịch và sức đề kháng.

2. Cách xử lý từng vị trí mụn ở trên mặt

2.1. Xử lý mụn theo vị trí trên khuôn mặt

Khi đã biết nguyên nhân của các vị trí mụn trên khuôn mặt thì chúng ta cần căn cứ vào đó để tìm biện pháp xử lý mụn phù hợp, có như vậy mới vừa sớm chia tay mụn, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

✧ Mụn ở trán

  • Thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày để tránh căng thẳng, không thức khuya, cho cơ thể có thời gian thư giãn.
  • Ăn thực phẩm nhuận tràng đồng thời hạn chế chất béo và chất kích thích.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng và uống nhiều nước.

Mụn mọc lâu kèm mủ cần khám bác sĩ để biết các vị trí mụn trên khuôn mặt là do nguyên nhân nào thì mới điều trị hiệu quả được

✧ Mụn trên lông mày

  • Tăng cường uống nước, nhất là các loại thảo dược giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và làm mát gan.
  • Tránh ăn đồ cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích hoặc đồ ăn nhanh.
  • Không ngồi quá lâu một chỗ hay ở một tư thế để cải thiện tuần hoàn máu.

✧ Mụn ở thái dương

  • Tránh tối đa việc ăn thực phẩm đóng hộp có nhiều dầu mỡ và chất béo.
  • Ít ăn đồ ăn, uống từ sữa hoặc chế phẩm làm từ sữa.
  • Tăng cường đồ ăn chứa nhiều khoáng chất và vitamin, rau củ, trái cây.

✧ Mụn ở má

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm có nhiều dưỡng chất cho phổi và hạn chế đồ ngọt.
  • Chia tay chất kích thích và thuốc lá.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tập hít thở để cải thiện chức năng phổi.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ và chất cay nóng.
  • Bổ sung thực phẩm mát và hỗ trợ thải độc gan.
  • Uống mỗi ngày 2 lít nước để bổ trợ chức năng cho hệ bài tiết.

✧ Mụn ở mũi

  • Nên tăng cường các loại đồ uống thảo dược có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng và thực phẩm lên men.
  • Tăng cường ăn hoa quả và rau xanh.
  • Tăng lượng chất béo giàu omega – 3 từ các loại hạt và cá.
  • Chú ý kiểm tra định kỳ tim mạch và huyết áp.

✧ Mụn quanh miệng

  • Thay vì ăn đồ ăn đóng hộp thì hãy ăn thực phẩm được chế biến từ nguồn tươi sống.
  • Giảm thiểu đồ ăn chiên xào, có nhiều đường, muối.
  • Chế độ ăn uống và luyện tập điều độ, nếu cần thiết hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ.

✧ Mụn ở cằm

  • Mỗi ngày cần uống 2 – 3 lít nước.
  • Ăn nhiều rau củ quả thay vì nhiều đạm động vật và đường sữa để không làm tăng hormone.
  • Ăn các loại thực phẩm mát giúp thanh lọc và thải độc tốt.
  • Ổn định nội tiết bằng cách tránh ăn đồ cay nóng, chứa nhiều chất béo, chất kích thích.
  • Chọn loại thuốc tránh thai phù hợp với cơ thể.

✧ Mụn ở quai hàm

  • Không ăn đồ ăn nhanh hay đã được chế biến sẵn. Thay vào đó hãy ăn chín uống sôi.
  • Sử dụng nguồn thực phẩm tươi sống để chế biến đồ ăn hàng ngày.
  • Thanh lọc cơ thể bằng các loại đồ uống thảo dược có tính mát.
  • Luyện tập thể thao vừa sức để bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể qua đường mồ hôi.

2.2. Những vấn đề cần lưu ý

Đối với mỗi người, các vị trí mụn trên khuôn mặt sẽ hé lộ những vấn đề khác nhau về sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể. Trong những trường hợp sau, cần sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả:

  • Mụn mọc thành ổ rồi sưng tấy đỏ, có mủ lớn mãi không đỡ.
  • Mụn ngày càng lan đến nhiều vùng lân cận.
  • Mọc mụn kèm theo sốt cao, tức ngực, da vàng, tiểu buốt,…

Chia sẻ về các vị trí mụn trên khuôn mặt cảnh báo vấn đề về sức khỏe trên đây hy vọng sẽ trở thành nguồn tham khảo có ích đối với bạn đọc. Rất nhiều trường hợp mọc mụn trên mặt do nguyên nhân bệnh lý bên trong cơ thể nhưng do chủ quan nên không thăm khám và điều trị kịp thời nên đến khi phát hiện ra, việc trị mụn không còn đạt được hiệu quả như mong muốn nữa. Vì thế, hãy ghi nhớ các dấu hiệu đặc biệt như chúng tôi vừa nêu để gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *