NỘI SOI TAI MŨI HỌNG CÓ ĐAU KHÔNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Trong khám chữa bệnh, nội soi là kỹ thuật mới song rất phổ biến hiện nay bởi nó cho phép thăm khám, kiểm tra hiệu quả, chi tiết, đặc biệt những tổn thương kín, nhỏ, khó phát hiện bằng phương pháp thăm khám khác. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân khi được chỉ định kỹ thuật này rất lo lắng, băn khoăn nội soi tai mũi họng có đau không và các biến chứng nào có thể gặp phải.

1. Các thắc mắc thường gặp về kỹ thuật nội soi tai mũi họng

Đây được đánh giá là một trong những kỹ thuật y tế hiện đại nhất cho phép chẩn đoán hiệu quả và chi tiết các bệnh lý tai – mũi – họng. Song nhiều bệnh nhân do không hiểu rõ kỹ thuật nội soi tai mũi họng là gì nên lo ngại khi được chỉ định thực hiện.

Nội soi tai mũi họng có đau không – câu trả lời là nếu thực hiện đúng kỹ thuật sẽ không gây đau

1.1. Nội soi tai mũi họng là gì?

Ở kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng 1 ống nội soi chuyên dụng dạng mềm hoặc cứng, ở đầu được gắn camera siêu nhỏ cùng đèn sáng. Khi đi vừa bộ phận cần kiểm tra, đèn sáng và camera khi lại rõ nét hình ảnh bên trong hệ thống tai – mũi họng vô cùng chân thực.

Nội soi tai mũi họng giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh lý sớm ở các vị trí mũi, họng, dây thanh quản và thanh quản. Nếu cần thiết, khi thực hiện nội soi, bác sĩ có thể kết hợp lấy mẫu mô để sinh thiết kiểm tra luôn. Có thể nói, đây là phương pháp chẩn đoán hiệu quả với nhiều bệnh lý tai – mũi – họng nguy hiểm, trong đó có ung thư vòm họng.

1.2. Nội soi tai mũi họng nên thực hiện khi nào?

Kỹ thuật này sẽ được chỉ định thực hiện để thăm khám khi bệnh nhân có những triệu chứng bất thường ở nhóm các cơ quan này.

Nội soi tai giúp tìm nguyên nhân gây đau viêm tai

✧ Nội soi tai

Khi bệnh nhân chảy mủ tai, đau tai, ngứa tai, ù tai, thính lực kém, có dị tật ở tai,… Đôi khi nội soi tai được thực hiện sau khi các kỹ thuật chẩn đoán khác không cho phép xác định chính xác vấn đề bất thường hoặc nghi ngờ tổn thương trong.

✧ Nội soi mũi

Nội soi mũi được chỉ định chẩn đoán trong các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ như: chảy máu cam bất thường, viêm xoang (triệu chứng đau đầu, hắt hơi, chảy nước mũi) liên tục, các biến dạng vẹo vách khăn, khối u hoặc polyp mũi, nghẹt mũi, nước mũi xanh, mất khả năng ngửi, rò rỉ dịch ở mũi,…

✧ Nội soi họng

Họng có thể đang có vấn đề bất thường nếu có các dấu hiệu sau: đau họng, khàn tiếng, hụt hơi, ho ra máu, ho dai dẳng, khó nuốt, hơi thở hôi, có dị vật ở thanh quản, dấu hiệu nghi ngờ ung thư vòm họng,…

1.3. Nội soi tai mũi họng cho phép phát hiện bệnh lý gì?

Phương pháp nội soi hiện đại giúp phát hiện và chẩn đoán nhiều bệnh lý của hệ cơ quan này, điển hình gồm:

  • Viêm tai giữa, viêm tai ngoài.
  • Thủng màng nhĩ, điếc.
  • Ù tai, có khối u trong tai.
  • Có dị vật trong tai mũi họng.
  • Viêm xoang cấp hoặc mạn tính.
  • Phù đại cuống mũi.
  • Vẹo vách ngăn,…

Nội soi tai mũi họng bằng ống cứng thường gây đau

2. Chuyên gia trả lời: Nội soi tai mũi họng có đau không?

Thủ thuật này yêu cầu phải đưa dây có đầu gắn camera nhỏ đưa vào mũi và di chuyển kiểm tra, vì thế khiến rất nhiều người lo lắng. Chuyên gia y tế cho biết, hầu hết kỹ thuật nội soi tai mũi họng không gây đau nếu thực hiện đúng kỹ thuật, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên được đào tạo chuyên môn cũng như trang thiết bị hiện đại, chất lượng.

Tuy nhiên cảm giác khó chịu là không thể tránh khỏi bởi đây là phản xạ tự nhiên của con người khi đột ngột có vật lạ được đưa vào qua lỗ mũi, nhất là với các bệnh nhân có hốc mũi hẹp, vách ngăn mũi vẹo,… Hiện nay nhiều cơ sở đã sử dụng ống nội soi mềm, không gây đau đớn và tiện lợi hơn trong thăm khám.

Toàn bộ thời gian thực hiện nội soi chỉ diễn ra khoảng 5 – 10 phút, trừ trường hợp phát sinh cần kiểm tra thêm hoặc lấy mẫu sinh thiết. Nội soi lại không can thiệp sâu nên tỉ lệ xảy ra biến chứng là rất thấp. Song cần cẩn thận với bệnh nhân là trẻ nhỏ, trẻ có thể quẫy đạp, la hét, khóc lặng, xoay chuyển cơ thể đột ngột,… sẽ khiến ống nội soi va đập làm tổn thương niêm mạc trong. Nghiêm trọng nhất ống nội soi có thể gây thủng màng nhĩ.

Vì thế bệnh nhân là trẻ nhỏ hoặc mắc chứng sợ hãi không thể kiểm soát thì bác sĩ thường cân nhắc cho sử dụng thuốc an thần liều thấp để ổn định.

Ngoài ra, vấn đề vô trùng cũng được nhiều người quan tâm khi ống nội soi di chuyển sâu bên trong hệ thống tai – mũi – họng. Nếu thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi ống nội soi được sát trùng sạch trước và sau mỗi lần thăm khám.

3. Một số lưu ý khi thực hiện nội soi tai mũi họng

Để đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ đau, biến chứng cũng như hỗ trợ thăm khám và điều trị tốt nhất, bệnh nhân nên thực hiện 1 số lưu ý sau:

  • Trao đổi với nhân viên kỹ thuật và bác sĩ nếu đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào, nếu cần thiết hãy yêu cầu dùng thuốc gây tê hoặc gây mê.
  • Ở lại khoảng 20 – 30 phút sau khi thực hiện kỹ thuật để được theo dõi và xử lý kịp thời nếu có bất thường.
  • Nếu dùng thuốc gây mê, sau khi nội soi tai mũi họng nên có người đưa về, không nên tự ý di chuyển hoặc lái xe
  • Thông báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc chống đông hoặc aspirin.
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên kỹ thuật.

Nên thực hiện nội soi nếu có chỉ định từ bác sĩ

Sự phối hợp càng tốt với bác sĩ thì quá trình nội soi tai mũi họng diễn ra càng nhanh và không gây đau đớn. Nếu có triệu chứng bất thường sau đó như buồn nôn, chảy nước mũi, chảy máu mũi, chóng mặt,… thì nên sớm đi thăm khám kiểm tra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *