NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TẦM SOÁT UNG THƯ TAI MŨI HỌNG

Hiện nay, ung thư tai mũi họng là bệnh khá phổ biến, đứng thứ 4 trong nhóm bệnh ung thư tại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn rất ít người hiểu rõ về bệnh này và rất chủ quan không đi thăm khám. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc tầm soát ung thư tai mũi họng.

1. Thông tin về ung thư tai mũi họng

Ung thư tai mũi họng là nhóm bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là thường gặp ở nam giới nhất. Có rất nhiều người chủ quan không đến bệnh viện thăm khám khi sức khỏe mới có những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư. Khi bị đau đầu thường xuyên, nuốt nước bọt đau, khạc ra máu,… nhất định bạn phải đến bệnh viện để tầm soát ung thư tai mũi họng.

Đau họng, khó nuốt thức ăn, đau rát âm ỉ lâu ngày cần phải tầm soát ung thư tai mũi họng

Dấu hiệu cảnh báo về ung thư tai mũi họng

  • Bị đau nhức đầu âm ỉ kéo dài lâu mà không rõ nguyên nhân, uống thuốc nhưng hiện tượng vẫn không hết.
  • Bị nghẹt mũi một bên hay bị nghẹt hoàn toàn gây khó thở.
  • Có hiện tượng ù tai, khó nghe hoặc nhiều khi không nghe được rõ, trong tai có chứa dịch. Dấu hiệu này là do các khối u lớn nên đè lên lỗ thông của vòi nhĩ, gây tắc âm thanh, nếu lâu ngày khối u sẽ càng to lên và gây khó nghe nhiều hơn.
  • Bị chảy máu mũi hoặc nước mũi có dính máu, lúc đầu người bệnh chỉ bị ít, nhưng càng lâu này máu chảy ra càng nhiều và liên tục.
  • Khạc ra máu hoặc khạc ra đờm có dính máu.
  • Cổ họng bị đau, khi nuốt có hiện tượng bị vướng và đau nhói, nhiều khi nuốt bị đau nhói lên tai. Đây là dấu hiệu sớm của giai đoạn đầu, nó rất dễ nhầm lẫn với viêm amidan hay viêm vòm mũi họng.
  • Sờ thấy các hạch ở vòng cổ, hạch to và đau.
  • Bị khàn tiếng lâu ngày và càng ngày bị nặng hơn.

2. Phương pháp chẩn đoán ung thư tai mũi họng

  • Phương pháp nội soi

Ngày nay với khoa học công nghệ phát triển, hiện đại, phương pháp nội soi ung thư tai mũi họng đã tiến bộ và hiện đại hơn. Không còn sử dụng gián tiếp biện pháp soi đèn Clar nữa mà sử dụng các loại đèn có tia sáng khác nhau, nó dễ phát hiện các tổn thương và cho hình ảnh của vết thương rõ ràng hơn.

Đối với những người có tiểu sử hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hay người có bệnh di truyền thường sẽ nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tai mũi họng nhiều hơn. Chính vì vậy, những người này cần phải đi khám tầm soát ung thư tai mũi họng định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần.

  • Khám lâm sàng các hạch vùng cổ và các vùng tai, mũi

Ngay khi thấy sức khỏe của mình có những dấu hiệu của bệnh ung thư tai mũi họng thì hãy đến các bệnh viện uy tín để khám lâm sàng. Những bệnh nhân mà phát hiện được ra sớm bệnh ung thư sẽ có nhiều cơ hội chữa trị hơn và kết quả chữa trị sẽ thành công hơn so với những bệnh nhân được phát hiện muộn.

  • Xét nghiệm máu tìm virus gây bệnh

Virus EBV thường gây ra các tổn thương liên quan đến ung thư vòm họng, có thể tiến hành một số biện pháp để phát hiện ra ung thư như: xét nghiệm sinh học phân tử để tìm ra ADN của virus EBV, xét nghiệm kháng thể IgG EBV trong máu hoặc huyết tương.

Xét nghiệm máu để tìm ra virus gây bệnh ung thư tai mũi họng

Ngoài ra virus HPV cũng gây ra các tổn thương ở vùng thanh quản, hạ hầu và có thể xét nghiệm sinh học phân tử để tìm ra virus này.

  • Siêu âm các hạch vùng cổ

Đây là một phương pháp an toàn và hiệu quả và chính xác, có thể phát hiện được ngay vị trí ung thư.

3. Phương pháp điều trị ung thư tai mũi họng

Các phương pháp sau đây được áp dụng để chữa trị ung thư tai mũi họng:

  • Điều trị bằng phương pháp xạ trị: đây là phương pháp điều trị tại chỗ và được áp dụng nhiều nhất, dùng các chùm tia X, tia xạ có năng lượng cao để điều trị, tiêu diệt ung thư.

Điều trị ung thư tai mũi họng bằng phương pháp xạ trị

  • Phẫu thuật: áp dụng với ung thư vòm họng giai đoạn sớm, ung thư vòm họng còn khu trú kém đáp ứng với tia xạ.
  • Phương pháp hóa trị: là phương pháp sử dụng thuốc hóa chất để điều trị, tiêu diệt ung thư, được kết hợp với các phương pháp khác để ngăn chặn ung thư phát triển trở lại và giảm khả năng lây lan đến các cơ quan hay bộ phận khác của cơ thể.

Qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư tai mũi họng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *