NỔI MỀ ĐAY DO LẠNH: CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Tình trạng nổi mề đay do lạnh chắc hẳn là nỗi ám ảnh của khá nhiều người khi thời tiết vào đông. Với biểu hiện là ngứa ngáy, khó chịu, kèm các biểu hiện sưng nề và phát ban ở mông vùng da hoặc khắp cơ thể. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết để biết được nguyên nhân cũng như cách điều trị kịp thời.

1. Những điều bạn cần biết về tình trạng nổi mề đay do lạnh

Bệnh lý này còn có tên gọi khác là dị ứng phát ban trên nền nhiệt độ lạnh. Người bệnh cần có sự chuẩn bị thật kỹ khi nghe tin thời tiết chuyển mùa, bởi rất có thể sẽ có những phản ứng nghiêm trọng xảy ra với cơ thể như sốc nhiệt hoặc thậm chí là tử vong.

✧ Nguyên nhân gây nổi mề đay trên da khi thời tiết lạnh

Theo các bác sĩ chuyên khoa Da liễu, tình trạng nổi mề đay khi thời tiết chuyển lạnh thường không rõ ràng. Trong một số trường hợp có thể do yếu tố di truyền hoặc sự xuất hiện của các tế bào nhạy cảm, virus gây bệnh,… khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, tạo điều kiện để sản xuất histamine cùng các hóa chất miễn dịch khác gây nên tình trạng mẩn ngứa, nổi đỏ,….

Tình trạng nổi mề đay do lạnh có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, một số trường hợp sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao gồm:

  • Những người mắc phải các bệnh mãn tính như: Viêm gan, ung thư,…
  • Trẻ em: Thể trạng và sức đề kháng của bé còn yếu cho nên dễ bị nổi mề đay khi có sự thay đổi thời tiết đột ngột.
  • Người đang mang thai: Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai là đối tượng có sức đề kháng kém hơn so với người bình thường, cùng với sự thay đổi nội tiết tố sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, gây nên tình trạng kích ứng da.

Nổi mề đay do lạnh xuất hiện ở nhiều đối tượng

Ngoài ra, những người có tiền sử bệnh liên quan đến chức năng gan, nhiễm phải virus Mycoplasma viêm phổi,… cũng là đối tượng có khả năng cao bị nổi mề đay khi có sự thay đổi thời tiết đột ngột hoặc chuyển mùa.

✧ Dấu hiệu nhận biết tình trạng nổi mề đay do thời tiết lạnh

Tình trạng nổi mề đay thường có xu hướng xuất hiện khi da bị tiếp xúc một cách trực tiếp, đột ngột với nhiệt độ không khí hoặc nước lạnh. Trên thực tế cho thấy, sẽ có sự phản ứng của da gây nổi mề đay khi nhiệt độ chênh lệch giữa hai yếu tố là thấp hơn 4,4 độ C. Da của bạn có thể sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng khi tiếp xúc với nền nhiệt lạnh và có xu hướng nặng hơn trong thời gian tái làm ấm da tiếp xúc.

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng nổi mề đay khi thay đổi thời tiết lạnh đột ngột mà bạn cần lưu ý bao gồm:

  • Da xuất hiện các vệt hơi đỏ, gây ngứa ngáy, phát ban trong phạm vi tiếp xúc trực tiếp với lạnh.
  • Trường hợp tay hay môi tiếp xúc với thực phẩm lạnh cũng gây nên tình trạng sưng phù.
  • Một số phản ứng nghiêm trọng cũng có thể xảy ra như: bất tỉnh, toàn người ớn lạnh hoặc nhịp tim đập nhanh hơn bình thường,….

Người bệnh phải đối mặt với sự ngứa ngáy, khó chịu

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Tình trạng nổi mề đay do lạnh có thể kéo dài nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.

2. Cách điều trị mề đay khi trời trở lạnh hiệu quả nhất hiện nay

Để việc điều trị trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trên da, bạn cần chủ động đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Việc sử dụng phương pháp nào để điều trị phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, các triệu chứng mà bệnh mang lại.

✧ Điều trị bệnh bằng phương pháp tây y

Hiện nay, y học vẫn chưa điều chế được loại thuốc nào để đặc trị bệnh nổi mề đay. Phần lớn bác sĩ sẽ kê đơn thuốc căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất là thuốc kháng histamin, giúp làm giảm sự ngứa ngáy, khó chịu trên da.

Các loại thuốc tây y làm giảm triệu chứng của bệnh khá nhanh. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng hay sử dụng quá liều, bởi tác dụng phụ của thuốc như gây độc cho gan, thận, rối loạn nhịp tim,… rất nguy hiểm.

✧ Điều trị bệnh bằng phương pháp đông y

Phương pháp đông y trong chữa trị nổi mề đay do lạnh được khá nhiều người biết đến và áp dụng cho hiệu quả tốt. Bởi mức độ an toàn, lành tính do các thành phần được sử dụng đều xuất phát từ tự nhiên, thảo dược với các tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, lâu dài, người bệnh cần có sự kiên trì sử dụng trong thời gian từ 3 đến 6 tháng.

Bạn nên chủ động thăm khám khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường

3. Biện pháp phòng ngừa tình trạng nổi mề đay do lạnh

Ông bà ta từ xa xưa đã có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, việc phòng ngừa trước sẽ giúp bạn tránh khỏi những tác động xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để bản thân có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa, chúng tôi đưa ra một số mẹo sau đây, hy vọng sẽ phần nào giúp ích được cho bạn đọc:

  • Sử dụng thuốc: Để bản thân có thể tránh được tình trạng nổi mề đay khi thời tiết chuyển mùa hoặc thay đổi đột ngột, bạn hãy uống thuốc kháng histamin trước khi có sự tiếp xúc với sự lạnh của môi trường.
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ ấm: Đối với mùa đông lạnh giá, việc chuẩn bị những đồ dùng thiết yếu giúp sưởi ấm là điều không thể thiếu. Với những người bị nổi mề đay do sự lạnh càng cần cẩn thận hơn trong khâu này. Đảm bảo che chắn thật kỹ càng trước khi ra ngoài.
  • Thận trọng bảo vệ da: Nếu bạn đang có ý định bơi, hãy kiểm tra nhiệt độ của nước trước để đảm bảo rằng da sẽ không bị nổi mề đay do tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh.
  • Tránh ăn uống đồ lạnh: Bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn, nước uống lạnh, bởi nó có thể sẽ gây ra tình trạng sưng cổ họng. Nên hâm nóng thức ăn và để nước uống tỏa nhiệt trước khi ăn, uống bạn nhé.

Giữ ấm cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh để phòng ngừa tình trạng nổi mề đay

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã nắm được nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị nổi mề đay do lạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *