BIỂU HIỆN CỦA BỆNH DỊ ỨNG THỜI TIẾT DA MẶT? PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Tình trạng dị ứng thời tiết da mặt không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ. Bệnh không được chữa trị kịp thời có thể chuyển sang mạn tính, thậm chí có nguy cơ dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, phổ biến nhất là nhiễm trùng da. Vậy cần phải làm gì khi có biểu hiện bệnh?

1. Triệu chứng dị ứng thời tiết da mặt

Những trường hợp bị dị ứng thời tiết thường là do sự rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra. Khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra những kháng thể chống lại những kích thích từ môi trường. Lúc này, hệ miễn dịch cũng sản xuất ra histamin dẫn đến xảy ra một số biểu hiện dị ứng.

Dưới đây là một số triệu chứng dị ứng thời tiết da mặt thường gặp:

  • Ngứa rát da mặt: Đây là triệu chứng rất phổ biến ở những trường hợp bị dị ứng thời tiết. Thời gian đầu, người bệnh chỉ cảm thấy ngứa ở một số vùng da nhất định. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ có thể lan rộng ra khắp mặt, thậm chí lan đến cổ và nhiều vùng da khác trên cơ thể. Bệnh nhân lưu ý, cần hạn chế gãi để tránh khiến da bị tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dị ứng thời tiết da mặt gây mất thẩm mỹ

  • Da khô và nhanh bị lão hóa: Những bệnh nhân bị dị ứng kéo dài và không được điều trị sẽ khiến da có nguy cơ bị mất nước dẫn đến da khô và lão hóa nhanh hơn.
  • Vùng da mặt bị dị ứng sẽ trở nên sưng rộp và tấy đỏ. Tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi người bệnh tiếp xúc với thời tiết mà không có biện pháp che chắn, bảo vệ da.
  • Vùng da dị ứng xuất hiện những nốt mẩn đỏ. Nghiêm trọng nhất là những trường hợp dị ứng nổi mề đay cấp tính khiến bệnh nhân có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng nặng khác như khó thở, tụt huyết áp đột ngột. Những bệnh nhân này cần được cấp cứu, điều trị kịp thời, nếu không bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.

2. Các phương pháp điều trị dị ứng thời tiết da mặt

Những trường hợp bị dị ứng thời tiết, có thể phòng ngừa bệnh bằng cách hạn chế ra ngoài trong thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

Dị ứng do để da tiếp xúc với thời tiết quá lạnh

Nếu trường hợp bệnh đã khởi phát, người bệnh nên đi khám bác sĩ da liễu và tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa bằng một số loại thuốc dạng uống hay dạng kem bôi. Cụ thể như sau:

  • Các loại thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc bôi ngoài da có thể được sử dụng trong những trường hợp này là thuốc dạng kem bôi, thuốc có chứa corticoid có tác dụng giảm mẩn đỏ, giảm ngứa trên da.

Sử dụng thuốc bôi để cải thiện triệu chứng dị ứng

  • Thuốc uống: Một số loại thuốc uống như thuốc kháng Histamin H1 cũng có thể dùng kết hợp với thuốc bôi để giảm triệu chứng ngứa trên da đồng thời phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, những loại thuốc này cũng có thể mang đến một số tác dụng phụ nhất định như gây ra những cơn buồn ngủ,…

Phần lớn những loại thuốc này có tác dụng khá tốt, giúp cải thiện tình trạng dị ứng trên da một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc lạm dụng thuốc để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.

Bổ sung một số loại thực phẩm:

  • Uống nhiều nước: giúp cung cấp độ ẩm cho da, tránh da không bị khô.
  • Bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa để giảm tình trạng viêm da do dị ứng.
  • Ăn nhiều sữa chua: Trong sữa chua có chứa những lợi khuẩn cho đường tiêu hóa, góp phần cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Ăn sữa chua để giảm triệu chứng dị ứng

  • Bổ sung thực phẩm giàu omega 3: Các loại thực phẩm giàu omega 3 có đặc tính chống viêm tự nhiên, có tác dụng cải thiện tình trạng viêm da do dị ứng thời tiết.
  • Dưa hấu: Đây là loại trái cây được nhiều người yêu thích và cũng là một loại thực phẩm rất phù hợp với những người đang bị dị ứng thời tiết da mặt. Dưa hấu có chứa nhiều chất xơ cùng với nhiều loại vitamin có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt, đồng thời cải thiện các triệu chứng dị ứng hiệu quả. Lưu ý, khi ăn dưa hấu bạn nên ăn cả phần vỏ màu trắng vì đây chính là nơi tập trung nhiều dinh dưỡng rất tốt cho da.
  • Cần tây: Cần tây là một loại rau gia vị được nhiều người yêu thích. Không chỉ giúp cho các món ăn tăng thêm hương vị hấp dẫn, cần tây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C có tác dụng làm giảm viêm và cải thiện triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết. Bạn có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu kết hợp với một số loại thực phẩm khác.
  • Cà rốt: Trong loại thực phẩm này có chứa hoạt chất Beta carotene có khả năng bảo vệ da, xoa dịu những tổn thương trên da mặt do dị ứng. Do đó, những trường hợp bị dị ứng thời tiết đừng quên bổ sung loại thực phẩm này trong chế độ ăn mỗi ngày. Cách chế biến cà rốt cũng rất đa dạng, bạn có thể ăn sống, nấu canh, luộc hoặc ép lấy nước uống.
  • Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung để cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết da mặt, bệnh nhân cũng cần lưu ý hạn chế những thực phẩm khiến cho tình trạng dị ứng có thể nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như đậu phộng, lúa mì, tôm, cua, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, các loại nước ngọt có ga,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *