NHỮNG GỢI Ý GIÚP BẠN “ĐỐI PHÓ” VỚI BỆNH CƯỚC CHÂN VÀO MÙA ĐÔNG HIỆU QUẢ

Cước chân tay vào mùa đông là bệnh khá phổ biến. Tuy không thuộc nhóm bệnh nguy hiểm, nhưng tình trạng này có thể gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy phương pháp điều trị bệnh cước chân tay vào mùa đông ra sao và cách phòng bệnh như thế nào?

1. Những triệu chứng của bệnh cước chân tay vào mùa đông

1.1.Một số triệu chứng của bệnh cước chân, tay

Thông thường, sau khi tiếp xúc với thời tiết lạnh khoảng vài giờ, bệnh nhân sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng của bệnh cước. Các đầu ngón tay, ngón chân là những vùng da thường xuất hiện triệu chứng bệnh. Ngoài ra, bệnh còn biểu hiện ở mũi, mông, đùi, bắp chân và lòng bàn chân.

Triệu chứng cước chân mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh

Bệnh cước chân tay vào mùa đông có thể gây ra một số triệu chứng như sau:

  • Trên vùng da bị cước có cảm giác nóng rát, đau như bị châm chích.
  • Da khô, thậm chí còn có thể chảy máu do nứt nẻ.
  • Bệnh nhân có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu tại vùng da bị cước.
  • Da bị đỏ, chuyển màu sang tím xanh,…
  • Một số trường hợp bệnh nặng, có thể nhận thấy da có hiện tượng phồng rộp, mưng mủ, loét da.

Khi thời tiết ấm dần lên, tình trạng cước chân tay cũng sẽ cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp triệu chứng vẫn kéo dài và nghiêm trọng trong khi thời tiết đã ấm lên, bệnh nhân cần được đi khám để bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời. Những trường hợp này rất có thể là do mắc phải một số căn bệnh khác, chẳng hạn như một số bệnh về da, bệnh tiểu đường hay bệnh lý gan, thận,…

1.2. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh cước chân tay vào mùa đông?

Hiện nay, giới khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh cước chân tay vào mùa đông. Tuy nhiên, 2 yếu tố được cho là có liên quan mật thiết đến các triệu chứng bệnh là thời tiết lạnh và tuần hoàn máu kém. Cụ thể là:

  • Khi thời tiết lạnh kèm theo độ ẩm thấp hoặc thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện những triệu chứng của bệnh cước.

Cước tay có thể do một số bệnh lý về da

  • Ngoài ra tuần hoàn máu kém, đặc biệt sự co thắt mạch máu liên tục trong điều kiện thời tiết chuyển đổi bất ngờ từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại cũng chính là nguyên nhân khiến bạn bị cước.
  • Bên cạnh đó, một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến là:
    • Gia đình có người thân chẳng hạn như bố mẹ, anh chị em ruột từng bị cước.
    • Những trường hợp bị thay đổi nội tiết tố.
    • Các trường hợp bệnh nhân mắc một số bệnh về mô liên kết chẳng hạn như bệnh Raynaud, lupus ban đỏ,…
    • Bệnh nhân bị rối loạn xương tuỷ
    • Người có thói quen mặc quần áo bó sát trong điều kiện thời tiết lạnh.

1. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh cước chân tay vào mùa đông

2.1. Phương pháp điều trị bệnh cước chân tay vào mùa đông

Trước hết, bệnh nhân cần đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Phần lớn bệnh cước tay chân thường đáp ứng kém với một số loại thuốc. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể các bác sĩ vẫn có thể chỉ định, kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Thông thường, bệnh nhân có thể được điều trị bằng một số loại thuốc dạng bôi có chứa corticoid với mục đích giảm ngứa, giảm sưng. Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng thì bác sĩ có thể kê thêm kháng sinh, tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể và mức độ bệnh như thế nào.

Nên giữ ấm cơ thể để phòng bệnh cước

Bên cạnh thuốc kháng sinh hay thuốc có chứa corticoid, một số trường hợp bệnh có thể được kê thuốc giãn mạch. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… Do đó, bệnh nhân chỉ sử dụng nếu có chỉ định của bác sĩ và cần tuân thủ theo đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm bớt triệu chứng bệnh:

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng da bị cước. Tuy nhiên, không nên làm ấm quá nhanh bằng cách để chân tay gần lò sưởi hoặc đặt túi chườm ấm trực tiếp lên tay, chân.
  • Lưu ý không nên mát-xa quá mạnh lên vùng da bị cước mà chỉ cần xoa nhẹ.
  • Cần giữ cho vùng da bị cước luôn khô ráo và đảm bảo vệ sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

2.2. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh cước chân tay vào mùa đông

Để phòng ngừa bệnh cước chân tay vào mùa đông, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh tiếp xúc với những vùng khí hậu lạnh, ẩm. Nếu phải thường xuyên sinh hoạt và làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm, thì cần chú trọng nhiều hơn đến việc giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng tay, chân và da mặt. Những vùng da này cần được giữ ấm, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và không để tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh.
  • Nên đi tất len hoặc cotton và lựa chọn những đôi giày ấm và vừa vặn với chân.

Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho da

  • Không nên sử dụng một số chất kích thích có thể gây co mạch như thuốc lá và caffein.
  • Đảm bảo không gian làm việc và sinh hoạt luôn sạch sẽ và ấm áp trong mùa đông.
  • Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho da.
  • Hạn chế sử dụng nước lạnh.
  • Thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức khỏe, lưu thông máu tốt hơn. Đây không chỉ là thói quen giúp phòng chống nguy cơ bị bệnh cước tay chân vào mùa đông mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống nhiều loại bệnh tật khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *