TOP 5 THUỐC CHỮA VIÊM XOANG HIỆU QUẢ NHẤT

Chữa viêm xoang bằng thuốc là cách chữa phổ biến hiện nay được áp dụng cho cả bệnh nhân viêm xoang cấp tính và mãn tính. Tuy nhiên, thị trường thuốc ngày càng xuất hiện nhiều loại thuốc đặc trị viêm xoang khiến bệnh nhân cảm thấy hoang mang, khó lựa chọn. Chính vì vậy bài viết hôm nay sẽ điểm mặt những loại thuốc chữa viêm xoang được áp dụng phổ biến nhất nhằm giúp người bệnh hiểu rõ, lựa chọn được loại thuốc phù hợp và dùng thuốc an toàn hơn.

Những loại thuốc chữa viêm xoang được sử dụng phổ biến nhất

Việc kiểm soát viêm xoang cấp tính và mãn tính thường không giống nhau nhưng các loại thuốc được điều trị thì thường tương đồng nhau. Những loại thuốc viêm xoang mũi thường là thuốc kháng sinh, thuốc thông mũi, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, steroid… Sau đây là một số loại thuốc được áp dụng phổ biến nhất để loại bỏ tình trạng viêm xoang mũi.

✧ Thuốc fluticasone chữa viêm xoang

Fluticasone là thuốc xịt mũi có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu như sổ mũi, ngứa, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mắt, chảy nước mắt và giảm sưng viêm, tức ngực, khó thở do dị ứng hoặc không do dị ứng. Thuốc này thuộc nhóm corticosteroid với cơ chế tác động gồm chống viêm, chống ngứa và co mạch.

Thuốc có nhiều dạng khác nhau như: Thuốc xịt mũi, viên nang chứa bột dùng để hít, hỗn dịch xịt mũi, thuốc kem, thuốc mỡ… Đối với viêm xoang, viêm mũi dị ứng bác sĩ thường chỉ định dạng thuốc xịt hoặc thuốc bột để hít. Liều dùng tùy thuộc vào độ tuổi của người mắc bệnh và loại thuốc được sử dụng.

Thuốc xịt mũi fluticasone chữa viêm xoang hiệu quả

Một số dạng thuốc fluticasone phổ biến được sử dụng trong điều trị viêm xoang là

  • Thuốc xịt fluticasone: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Xịt 1 lần/ngày, mỗi lỗ mũi xịt 2 nhát, nên xịt vào ban sáng. Một số trường hợp có thể được chỉ định xịt 2 lần/ngày, liều tối đa sẽ không quá 4 nhát xịt vào mỗi lỗ mũi. Trẻ em trên 4 tuổi, dưới 12 tuổi: Xịt 1 lần/ngày, mỗi lỗ mũi không vượt quá 2 nhát xịt. Thuốc dạng xịt mang lại hiệu quả sau khoảng 3 – 4 ngày sử dụng. Thuốc này không nên sử dụng quá 120 lần.
  • Thuốc dạng hít fluticasone aerosol: Liều dùng cần áp dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được xịt nhiều hơn liều lượng được chỉ định. Hiệu quả của thuốc thường phát huy sau khi dùng thuốc từ 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn.
  • Thuốc dạng bột fluticasone: Liều lượng được chỉ định cụ thể bởi bác sĩ chuyên môn, không tự ý thay đổi liều lượng và số lần quy định. Hiệu quả của thuốc thường được nhận thấy sau ít nhất 2 tuần sử dụng thuốc. Một số người bệnh không đạt được kết quả. Fluticasone dạng xịt thường ít gây tác dụng phụ nguy hiểm. Các dạng thuốc fluticasone khác có thể gây đau đầu, viêm phế quản, viêm họng, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp trên…

✧ Thuốc xịt mũi triamcinolone

Triamcinolone acetonide là thuốc xịt mũi dạng corticosteroid tổng hợp. Thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng như viêm mũi dị ứng, viêm xoang… Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi… do dị ứng hoặc không do dị ứng.

Triamcinolone có thể nằm trong đơn thuốc chữa viêm xoang

Liều dùng của thuốc được khuyến nghị như sau:

  • Bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên: Khởi đầu 220mcg trong 2 lần xịt mỗi lỗ mũi. Khi triệu chứng giảm dần, liều duy trì nên áp dụng là trên 110mcg/ngày (1 lần xịt vào mỗi lỗ mũi/ngày).
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Dùng 110mcg/ngày, tức là 1 lần xịt vào mỗi bên lỗ mũi/ngày. Với những trẻ có triệu chứng nặng hơn, người bệnh có thể dùng liều 220mcg/ngày. Khi triệu chứng được kiểm soát, giảm liều theo chỉ định để duy trì.

Hiệu quả của thuốc Triamcinolone dễ nhận thấy sau khi sử dụng từ 3 – 4 ngày. Không nên sử dụng thuốc xịt mũi này quá 3 tháng, nhất là trẻ dưới 12 tuổi. Không nên sử dụng thuốc này nếu quá mẫn với thuốc, nhiễm khuẩn nặng cấp tính và nhiễm nấm toàn thân…

Thuốc Triamcinolone có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa, rát hoặc chảy máu trong mũi, đau họng, ho, nghẹt mũi, đau đầu, ói mửa, vị giác khó chịu…

✧ Thuốc kháng sinh chữa viêm xoang Amoxicillin

Nếu chưa biết viêm xoang uống thuốc gì thì Amoxicillin là một lựa chọn người bệnh cần chú ý đến. Amoxicillin là thuốc kháng sinh chữa viêm xoang thường được chỉ định trong đơn thuốc. Amoxicillin có thể ở dạng viên nang, viên nén, bột pha tiêm hoặc bột pha hỗn dịch. Thuốc này được áp dụng để điều trị viêm xoang do nhiễm trùng đường hô hấp.

Bị viêm xoang uống thuốc gì? – thuốc kháng sinh Amoxicillin

Liều lượng thuốc được khuyến cáo là:

Thuốc Viên nang, viên nén:

  • Người lớn: 250mg – 500mg/lần, giữa hai lần dùng thuốc cách nhau khoảng 8 giờ.
  • Trẻ em trên 10 tuổi: 125 – 250mg/lần, 8 giờ/lần.
  • Trẻ em có trọng lượng dưới 20kg: 20 – 40mg/kg/ngày.

Thuốc Amoxicillin có thể làm xuất hiện ngoại ban sau 7 ngày điều trị. Ngoài ra thuốc còn có thể để lại những tác dụng phụ như: Hội chứng stevens – Johnson, tiêu chảy, lo lắng không rõ nguyên nhân, chóng mặt, kích động, lú lẫn… Amoxicillin cũng có thể tương tác với một số loại thuốc khác gây dị ứng, phát ban như: Chloramphenicol, Tetracyclin, Nifedipin, Allopurinol…

✧ Thuốc chữa viêm xoang aspirin

Aspirin là thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt, giúp giảm các cơn đau nhức cơ từ nhẹ đến vừa và cả đau nhức đầu. Bên cạnh đó, aspirin cũng giúp chống viêm khi dùng ở liều cao. Thuốc đặc biệt hiệu quả với những cơn đau do viêm nhiễm.

Aspirin thường có trong đơn thuốc chữa viêm xoang

Các dạng điều chế của thuốc bao gồm thuốc viên nén, thuốc viên nang. Tùy từng mục tiêu điều trị, liều dùng sẽ khác nhau:

Liều dùng nhằm giảm đau, hạ sốt:

  • Người trưởng thành: Sử dụng 1000 – 3000mg trong 4 – 6 lần uống/ngày.
  • Trẻ em từ 6- 45 tuổi: dùng 300 – 900 mg, chia làm 3 – 6 lần/ngày.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: 25 – 30mg/ 3 – 6 lần.

Liều dùng nhằm chống viêm:

  • Người lớn: 4000 – 5000mg/ngày.
  • Trẻ em: 80 – 100mg/ngày

Aspirin thường an toàn khi sử dụng theo liều lượng chỉ định. Tuy nhiên nếu dùng thuốc không đúng cách người bệnh có thể bị ngộ độc cấp tính. Nguy cơ này dễ xảy ra khi dùng từ 10g thuốc trở lên. Nếu dùng liều 20g/ngày, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng.

Người bệnh cũng có thể gặp những biểu hiện như buồn nôn hoặc nôn, điếc, ù tai, lú lẫn, nhức đầu, dị ứng, mề đay, viêm loét và xuất huyết dạ dày… Đặc biệt aspirin không được dùng cho phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Vì dùng thuốc trong 3 tháng đầu, thuốc có thể gây quái thai, dùng thuốc 3 tháng cuối thì thời gian mang thai tăng lên, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn của trẻ em.

Ngoài ra, những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh dạ dày, tá tràng, viêm gan, suy thận, cao huyết áp, sốt xuất huyết, dị ứng với ibuprofen, naproxen, axit acetylsalicylic… thì không được dùng thuốc này.

✧ Thuốc Kobayashi chikunain

Chikunain Kobayashi là thuốc chữa viêm xoang của Nhật Bản, sản phẩm thuộc hãng Kobayashi. Thành phần thuốc đều có nguồn gốc từ tự nhiên, là sự kết hợp của 9 loại thảo dược: Fist kiyoshihaiyu trích xuất bột 2.5g, Chimo 1.5g, Kamui 1.5g, Byakugou 1.5g, Vàng 1.5g, Bakumondou 3.0g, Sanshishi 0.75g, Biwayou 0.5g, Thạch cao 3.0g.

Thuốc Kobayashi chikunain có nguồn gốc từ thảo dược Nhật Bản

Những thành phần của Thuốc Kobayashi chikunain có tính kháng khuẩn, sát khuẩn, làm giảm phù nề, thông xoang. Nhờ đó thuốc có công dụng loại bỏ tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, điếc mũi, đau nhức má, nhức vùng mắt, vùng lông mày, đau nhức thái dương, vùng vai gáy… do viêm xoang cấp và mãn tính.

Liều dùng:

  • Trẻ em từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Uống 2 lần x 4 viên/ngày vào sáng và tối.
  • Trẻ em từ 7 – 15 tuổi: 2 lần x 3 viên/ngày vào sáng và tối.
  • Trẻ từ 5 – 7 tuổi: 2 lần x 2 viên/ngày vào buổi sáng và tối.

Không dùng Thuốc Kobayashi chikunain chữa viêm xoang cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Trước khi sử dụng nên đi kiểm tra sức khỏe và lắng nghe tư vấn của bác sĩ.

Hầu hết các loại thuốc trên đều có thể loại đi các triệu chứng viêm xoang nhanh chóng. Tuy nhiên 5 loại thuốc này đều có những tác dụng phụ và có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác, thúc đẩy các phản ứng phụ. Không phải tất cả thuốc trên đều áp dụng được cho mọi bệnh nhân viêm xoang. Vì vậy khi sử dụng cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để tránh những rủi ro và nguy cơ có thể xảy ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *