TOP 3 CÁCH “VÀNG” CHỮA VIÊM AMIDAN ĐƯỢC CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG

Không phải cách chữa viêm amidan hốc mủ nào cũng cho hiệu quả triệt để. Trong khi đó, viêm amidan hốc mủ là tình trạng nhiễm trùng amidan cần xử lý dứt điểm ngay. Làm thế nào để điều trị viêm amidan hốc mủ hiệu quả? Phương pháp nào phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Cách trị viêm amidan hốc mủ hiệu quả

Viêm amidan hốc mủ cho thấy có sự phát triển mạnh mẽ của virus, vi khuẩn. Đây là tình trạng nhiễm trùng nặng cần xử lý ngay để tránh gặp biến chứng. Người bệnh cần lựa chọn những biện pháp có tính triệt để, dứt điểm bệnh hoàn toàn. Dưới đây, Thuanmoc.vn sẽ hướng dẫn bạn 3 cách điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ:

✧ Chữa viêm amidan hốc mủ bằng mẹo dân gian tại nhà

Các cây thuốc từ tự nhiên rất lành tình và an toàn dùng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, không phải bài thuốc nào cũng chữa bệnh khoa học và đem lại hiệu quả tốt. Người bệnh nên sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên có tính diệt khuẩn, kháng virus, tiêu sưng viêm như gừng, tỏi, trầu không…

Bên cạnh đó, những cây thuốc nam thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh nhiễm trùng hô hấp như đinh lăng, xạ can, cát cánh, huyền sâm…cũng chữa viêm amidan hốc mủ khá tốt. Dưới đây là một vài bài thuốc chữa bệnh ngay tại nhà sau mà bạn có thể tham khảo:

  • Đinh lăng: Lấy 20g lá đinh lăng rửa sạch, đổ thêm 3 bát nước vào sắc cho đến khi còn 1 bát thì tắt bếp. Ngậm thuốc trong cổ họng rồi nuốt xuống từ từ. Mỗi ngày uống thuốc 2-3 lần.
  • Cam thảo và cát cánh: Cam thảo và cát cánh lấy theo tỷ lệ 1:1, sau khi phơi khô thì trộn lẫn với nhau, tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy một ít bột pha cùng nước ấm, thực hiện 3-4 lần/ngày.
  • Tỏi: Tỏi sau khi nghiền nát thì cho vào bình thủy tinh, đổ mật ong sấp mặt tỏi, ngâm khoảng 1 ngày rồi lấy ra ngậm họng hàng ngày. Lưu ý: không dùng tỏi cho trẻ em dưới 5 tuổi, người có dạ dày yếu. Tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì có khả năng gây ngộ độc.
  • Gừng: Lấy một vài lát gừng thái thành sợi chỉ, trộn cùng 1 muỗng mật ong và đem đi hấp cách thủy trong khoảng 5-10 phút. Bỏ phần bã và hắt lấy phần cốt để ngậm hoặc pha cùng ít nước ấm uống hàng ngày.
  • Lá trầu không: Lấy 10 lá trầu không đem giã nát cùng 2-4 hạt củ nén, đổ nước đun sôi trong khoảng 15-20 phút. Sau đó bỏ phần bã và chắt lấy nước cốt uống 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn.

Sử dụng mẹo dân gian chữa viêm amidan hốc mủ là phương pháp phổ biến hiện nay

Thuốc dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên tác dụng chậm.Các chữa này phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu. Trường hợp bệnh nặng cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được lạm dụng mẹo dân gian, khiến bệnh ủ lâu dai dẳng và diễn tiến xấu.

✧ Cách trị viêm amidan hốc mủ bằng thuốc Tây

Viêm amidan hầu hết là do virus gây ra. Tỷ lệ bệnh xuất phát từ vi khuẩn chỉ chiếm 20%. Tuy nhiên, viêm amidan hốc mủ thường là tình trạng bội nhiễm, tức là xuất hiện cả hai vi sinh này. Quá trình điều trị sẽ trở nên rất khó khăn hơn so với bất cứ dạng viêm amidan nào bởi sự cộng hưởng của các virus, vi khuẩn có độc tính mạnh. Do đó, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Thuốc chống xung huyết, giảm phù nề
  • Thuốc trị ho
  • Thuốc điều trị tại chỗ: Súc họng (nước muối sinh lý hoặc dung dịch kiềm loãng…), thuốc sát khuẩn.

Thuốc tây chữa viêm amidan hiệu quả nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc tây y để điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý tuân thủ theo phác đồ điều trị. Việc dùng sai liều lượng sẽ dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm. Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay trong trường hợp này để đổi đơn thuốc. Để lâu dẫn đến sốc phản vệ có thể gây tử vong.

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn, còn virus thì không. Tuy nhiên, trong quá trình tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuốc kháng sinh cũng diệt trừ luôn cả lợi khuẩn trong cơ thể. Hệ miễn dịch mất cân bằng sẽ không thể hoạt động khỏe mạnh. Trong khi đó, một trong số mầm bệnh là virus chỉ biến mất hoàn toàn khi hệ miễn dịch hoạt động tốt. Đó cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị tái phát nhanh sau điều trị.

✧ Phẫu thuật cắt viêm amidan hốc mủ

Khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả tốt, viêm amidan hốc mủ diễn tiến xấu, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh phẫu thuật. Loại bỏ amidan cũng là phương án điều trị cuối cùng của tây y. Với sự phát triển của khoa học hiện đại, các biện pháp phẫu thuật đã giảm bớt đau đớn và rủi ro hơn. Cắt bỏ amidan cũng chỉ tốn khoảng 30 phút với những công nghệ như Coblator, Plasma. Tuy nhiên chi phí để thực hiện phẫu thuật thường rất đắt, lên đến cả chục triệu đồng.

Ngoài ra, người bệnh chỉ được cắt khi đảm bảo có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh máu, tim mạch, huyết áp… Bởi việc cắt amidan thường chảy rất nhiều máu và đòi hỏi kiểm soát đường thở tốt. Rủi ro lớn nhất trong cắt amidan là sốc phản vệ dẫn đến tử vong do gây mê. Rong huyết, nhiễm trùng, phù nề mô quanh amidan…là những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật Do đó, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện phẫu thuật.

Cách trị viêm amidan hốc mủ bằng thuốc đông y

Trong số các biện pháp chữa viêm amidan hốc mủ hiện nay, có thể nói đông y là giải pháp tối ưu nhất, khắc phục hoàn toàn nhược điểm của các phương pháp còn lại. Đông y tác động sâu vào căn nguyên của bệnh, chú trọng bồi bổ chính khí, nâng cao sức đề kháng nên cho hiệu quả bền lâu. Việc sử dụng thảo dược tự nhiên có tính đặc trị cao cũng giúp người bệnh không lo lắng gặp tác dụng phụ trong suốt quá trình điều trị lâu dài.

Trên thực tế, đông y là giải pháp rất phù hợp để chữa viêm amidan hốc mủ cho những đối tượng:

  • Người đã từng điều trị bằng tây y nhưng thất bại.
  • Người có hệ miễn dịch yếu, dễ gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc tây như trẻ em, phụ nữ có thai, người già.
  • Người mắc nhiều bệnh, có sự hạn chế trong việc dùng thuốc chữa viêm amidan hốc mủ.

Chữa viêm amidan bằng đông y vừa lành tính, vừa hiệu quả

Nói về cơ chế điều trị của đông y, muốn dứt điểm viêm amidan hốc mủ thì phải bồi bổ từ chính khí, điều dưỡng và phục hồi các tạng phủ bị hư hại. Bởi nguồn căn của bệnh là ở chính khí hư, ngoại tà theo miệng mũi xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến phế và liên đới Tỳ, Thận, Can. Tà độc đánh kết khô hầu hạch, làm mạch lạc bị ngăn trở và màng cơ bị thiêu đốt.

Do đó, các bài thuốc sẽ phải kết hợp theo phép sơ phong thanh nhiệt, giải độc tiết hỏa, lợi yết tiêu thũng. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

  • Bài 1: Ngân hoa (15g), liên kiều (10g), hoàng cầm (10g), hoàng liên (6g), cát cánh (10g), huyền sâm (15g), bồ công anh (15g), đại hoàng (10g), huyền minh phấn (10g), mộc thông (6g), ngưu bàng tử (10g), cam thảo (6g). Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, chia 4 lần uống.
  • Bài 2: Kim ngân hoa (10g), sơn đậu căn (10g), tảo hưu (10g), thiên hoa phấn (10g), triết bối mẫu (10g), bạch chỉ (10g), phòng phong (10g), xích thược (10g), chế nhũ hương (3g), chế một dược (3g), cam thảo (3g). Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần uống.

Tuy nhiên, các bài thuốc cổ phương trên chỉ tập trung tác động vào tạng Phế, giúp tiêu viêm, trừ mủ là chủ yếu, phù hợp dùng cho một số người bệnh nhất định. Không phải ai dùng cũng đem lại hiệu quả tốt, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém thường khó hấp thụ thuốc như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, đang cho con bú, người mắc bệnh lâu năm…

Với những người bệnh có khả năng tương tác thuốc kém như vậy, muốn điều trị viêm amidan hốc mủ hiệu quả thì cần sử dụng những bài thuốc vừa có tác dụng điều trị triệu chứng, vừa xử lý tận gốc, cải thiện cơ địa, nâng cao sức đề kháng.

Nên sử dụng thuốc Đông y hay Tây y trong chữa trị viêm amidan?

Đông y hay còn gọi là Y học cổ truyền chữa bệnh dựa trên triệu chứng, bệnh lý, không dựa vào giải phẫu thực thể. Phương pháp này được thực hiện chủ yếu dựa vào các bài thuốc và phương thức châm cứu để cải thiện tình trạng sức khỏe. Mặc dù vậy, các kinh nghiệm này đã có từ ngàn đời, một số bài thuốc cho kết quả tuyệt vời mà Tây y hiện vẫn chưa có lời giải thích được.

Trái lại, Tây y điều trị bệnh dựa trên triệu chứng cũng như mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân để đưa ra phác đồ, đơn thuốc. Tây y là hướng điều trị thích hợp với những bệnh nhân mang tính nguy cấp cao và ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề sinh tồn.

Vậy nên viêm amidan hốc mủ nên sử dụng Đông y hay Tây y để điều trị không phải chỉ dựa vào quan điểm là đủ. Thắc mắc này cũng được rất nhiều người quan tâm, nhưng điều này còn phải căn cứ vào bệnh tình để đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Vấn đề này sẽ được các bác sĩ tư vấn khi các bạn tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế.

Với amidan hốc mủ diễn biến ở tình trạng phức tạp và ảnh hưởng tới các cơ quan khác, việc sử dụng thuốc Tây hay cần phẫu thuật cắt bỏ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, để chắc chắn về các cách thức điều trị cũng như phương pháp điều trị an toàn mang lại hiệu quả cao nhất, bạn cần được tư vấn từ các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn.

Lưu ý trong điều trị viêm amidan hốc mủ

Ngoài việc lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn, người bệnh cần kết hợp điều dưỡng lành mạnh để nâng cao hệ miễn dịch. Điều này không chỉ hỗ trợ quá trình chữa trị mà còn ngăn ngừa tái phát hiệu quả:

  • Ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm hỗ trợ cho hệ miễn dịch: Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E, Selen và kẽm.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm gây hại cho hệ miễn dịch và họng: Đồ ngọt, thực phẩm chua, cay, quá nóng, quá lạnh, đồ tái sống, đồ dầu mỡ, đồ uống có cồn, có ga… Không nên ăn đồ khô cứng khi amidan đang bị tổn thương.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói, bụi, nhiều hóa chất. Luôn mang đồ bảo hộ, đeo khẩu trang nếu phải làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường này.
  • Tuyệt đối không được hút thuốc lá vừa gây hại cho hệ miễn dịch vừa tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn.
  • Uống đủ nước hàng ngày, nên sử dụng các loại đồ uống hỗ trợ diệt khuẩn như trà gừng, trà lá tía tô, trà hoa cúc, trà xanh…
  • Không thức khuya, ngủ muộn, hoạt động thể thao hợp lý để nâng cao sức đề kháng.
  • Viêm amidan hốc mủ là dạng nhiễm trùng amidan khó chữa nhất. Người bệnh cần nhanh chóng khám và tiếp nhận điều trị khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh. Việc chần chừ trong chữa trị có thể gia tăng nguy cơ gặp biến chứng.

Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh nên chú ý ăn uống, sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *