VIÊM MŨI DỊ ỨNG THEO MÙA:TRUY TÌM NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa đang gia tăng một cách báo động, bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng rất nguy hiểm. Nhưng, hầu như những người mắc bệnh lại không có hiểu biết về bệnh và họ hoang mang không biết phải chữa trị như thế nào nên chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ các vấn đề trên dưới bài viết sau.

Viêm mũi dị ứng theo mùa là gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng do chuyển mùa là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, xuất hiện ở mọi lứa tuổi vào lúc thời tiết giao mùa. Đặc biệt, với những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng thì càng dễ mắc căn bệnh này. Bệnh được chia làm 2 loại như sau:

  • Viêm mũi dị ứng theo chu kỳ

Dạng viêm mũi này thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa nóng, lạnh hay ẩm. Dấu hiệu nhận biết: thấy cay cay trong mũi, ngứa mũi, cay mắt, đỏ mắt, hắt hơi liên tục và chảy nước mũi,…. Đến tối các biểu hiện trên sẽ dịu đi, nhưng khi sáng sớm vừa ngủ dậy sẽ xuất hiện nhiều, theo từng cơn.

  • Viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ

Các dấu hiệu viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ cũng giống như các bệnh về mũi dị ứng nói chung. Nhưng khác ở chỗ là bệnh này không xuất hiện theo mùa và không phụ thuộc vào thời tiết.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng theo mùa

Bệnh viêm mũi dị ứng gây nên bởi một số nguyên nhân sau đây:

  • Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân chính tác động tới sức khoẻ con người, nhất là những người có hệ miễn dịch yếu làm mắc bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa.
  • Nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục tác động tới hệ hô hấp, gây ra các phản ứng dị ứng của cơ thể và là nguyên nhân dẫn các bệnh lý về Tai – mũi – họng, trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Mùa lạnh là thời điểm người bệnh dễ mắc các bệnh hô hấp, bệnh dị ứng nhất. Trường hợp không mặc ấm, không đeo khẩu trang, choàng khăn ra ngoài rất dễ mắc bệnh.
  • Thời điểm chuyển giao mùa xuân, mùa hè, mùa đông tỷ lệ người mắc bệnh viêm mũi dị ứng cao hơn bình thường.
  • Bên cạnh đó, một số yếu tố dị nguyên có khả năng gây kích ứng như: Bụi bặm, xăng xe, phấn hoa, lông động vật, bộng, khói thuốc,…
  • Ngoài những yếu tố kể trên, một số loại thực phẩm như tôm, cua, ốc,… cũng là nguyên nhân làm tình trạng bệnh của người bị bệnh viêm mũi dị ứng nặng hơn.

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi dị ứng theo mùa

Khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các yếu tố trên sẽ gây ích ứng tới niêm mạc mũi làm xuất hiện các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi.

Mặt khác, một số người có thể xuất hiện các biểu hiện như viêm da dị ứng, nổi mề đay, hen suyễn. Do người bệnh có cơ địa dị ứng mà cơ địa dị ứng lại liên quan mật thiết với bệnh viêm mũi dị ứng nên xuất hiện các biểu hiện kể trên là điều bình thường.

Cách chữa trị viêm mũi dị ứng theo mùa hiệu quả nhất

Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa là bệnh lý khả phổ biến hiện nay, bệnh tuy không gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ người mắc bệnh, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm như: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, rối loạn giấc ngủ,…

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa nhờ tây y, đông y hay những mẹo dân gian rất hữu hiệu. Mỗi phương pháp phù hợp với những tình trạng, mức độ bệnh của mỗi người. Dựa trên kết quả kiểm tra tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phác đồ điều trị nhất.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc tây

Dùng thuốc Tây luôn là phương pháp có thể cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất, có thể ức chế các triệu chứng bệnh một cách tối ưu. Đồng thời do tình trạng bội nhiễm đã quá nặng nên việc dùng thuốc Tây sẽ luôn là lựa chọn tốt nhất cho mỗi người bệnh.

Mình từng phải sử dụng rất nhiều loại kháng sinh để điều trị viêm xoang sàng

Thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng cho hiệu quả nhanh

Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Với tình trạng viêm nhiễm có chứa các yếu tố vi khuẩn, dùng kháng sinh là lựa chọn hàng đầu để nhanh chóng loại bỏ các ổ viêm nhiễm, ức chế vi khuẩn phát triển và có thể ngăn chặn được rất nhiều biến chứng liên quan. Tuy nhiên kháng sinh thường chỉ định dùng trong thời gian ngắn, từ 3- 5 ngày để hạn chế các tác dụng phụ.
  • Thuốc giãn phế quản: mục đích chính của việc dùng thuốc nhằm hạn chế tối đa những cơn ho có thể làm co thắt phế quản và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
  • Thuốc an thần: thường chỉ định trong thời gian ngắn để người bệnh lấy lại giấc ngủ ổn định, cân bằng đồng hồ sinh học giúp sức khỏe và tinh thần tốt hơn.
  • Thuốc giảm viêm: cải thiện tình trạng viêm nhiễm, phù nề đau nhức tại niêm mạc mũi.
  • Thuốc giảm ho – long đờm: nhằm giảm tình trạng ho do dịch tiết từ mũi chảy xuống họng quá mức
  • Co mạch, chống phù nề: khi bị viêm mũi dị ứng có liên quan đến bội nhiễm, sẽ có thể gây ra sung huyết tại mũi và làm mũi bị phù nề, gây khó thở và đau nhức. Đồng thời nếu đang trong tình trạng sung huyết có thể sẽ không dùng được nhóm kháng H1 nên phải giải quyết tình trạng này nhanh chóng. Một số loại thuốc co mạnh dạng xịt cũng được chỉ định để làm giảm sưng viêm, hỗ trợ tuần hoàn máu. Tuy nhiên thường cũng chỉ dùng trong thời gian ngắn.

Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *