“Có nên mổ viêm xoang không?”,”Khi nào nên mổ viêm xoang?”, “Sau khi mổ, bệnh có khỏi hẳn không?” là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân viêm xoang. Vấn đề này của mọi người sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Viêm xoang là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến nhất, được hình thành bởi sự tác động, xâm nhập của các loại nấm, virus, vi khuẩn, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, bít tắc lỗ thông xoang, tích tụ dịch nhầy ở niêm mạc khoang mũi.
Với các triệu chứng như nghẹt mũi, đau mũi, nhức đầu, chảy nước mũi, bệnh được chia làm 2 giai đoạn là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm xoang cấp tính sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng, dịch mủ lan rộng và chuyển sang viêm xoang mạn tính. Đây chính là lúc các triệu chứng khó chịu trên trở nên nghiêm trọng và kéo dài, buộc người bệnh phải cân nhắc về việc tiến hành mổ viêm xoang. Vậy có nên mổ viêm xoang không? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.
Có nên mổ viêm xoang không?
Các chuyên gia tai – mũi – họng cho biết, điều trị nội khoa (dùng thuốc) luôn là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong quá trình điều trị viêm xoang. Xoang là một cấu trúc phức tạp và quan trọng trên khuôn mặt nên việc mổ xoang ít nhiều tác động và thay đổi cấu trúc tự nhiên này. Do đó, đối với những trường hợp chưa thực sự cần thiết, bệnh nhân có thể kết hợp điều trị nội khoa bằng thuốc Tây với các phương pháp dân gian truyền thống.
Có nên mổ viêm xoang không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Trong những trường hợp bắt buộc phải mổ, trước khi đưa ra quyết định, độc giả cần hiểu rõ những ưu, nhược điểm của phương pháp này:
Ưu điểm:
- An toàn: Nếu phẫu thuật nội soi mũi xoang, bạn có thể yên tâm vì đầu dò sẽ tác động trực tiếp vào khu vực bị bệnh, ít xâm lấn.
- Hiệu quả: Sau khi phẫu thuật, đa số triệu chứng viêm xoang của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt.
- Nhanh chóng: Loại phẫu thuật này thường kéo dài trong vòng 15 – 20 phút. Bệnh nhân có thể ra về ngay sau khi ca mổ kết thúc.
- Phòng ngừa biến chứng: Mổ viêm xoang có khả năng phòng tránh một số biến chứng nguy hiểm như áp xe sọ, áp xe nhãn cầu…
- Hồi phục dễ dàng: Vì khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ chỉ tiếp cận vùng gây viêm xoang nên các mô lân cận không bị tác động, nhờ đó, bệnh nhân có thể hồi phục nhanh chóng.
- Không đau đớn: Người bệnh có thể cảm thấy hơi nhói sau khi mổ nhưng không đáng kể. Thủ thuật mổ nội soi có ưu điểm là ít chảy máu, ít đau, không ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Nhược điểm:
- Chức năng mũi bị ảnh hưởng: Khi phẫu thuật, sự can thiệp y khoa sẽ ít nhiều làm thay đổi cấu trúc giải phẫu tự nhiên của mũi hoặc những vùng lân cận, gây ảnh hưởng phần nào đến chức năng sinh lý của mũi và các xoang.
- Sức đề kháng suy giảm: Dưới tác dụng của thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau (được dùng sau ca mổ), hệ miễn dịch của bệnh nhân sẽ dần suy giảm.
- Biến chứng: Sau khi phẫu thuật, một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm tràn khí dưới da, phù nề dưới da, bít lấp lỗ thông xoang hàm, tổn thương túi lệ hoặc ống lệ…
- Tái phát: Bệnh vẫn có nguy cơ tái phát sau khi bệnh nhân đã mổ viêm xoang. Người nghiện hút thuốc, người bị tiểu đường, cao huyết áp hoặc người có sức đề kháng yếu cần đặc biệt chú ý vấn đề này.
Dưới góc nhìn y học, nếu các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp với mức độ nhẹ (thường ở giai đoạn cấp tính) thì người bệnh không cần phải mổ. Bởi khi phẫu thuật, cấu trúc giải phẫu học tự nhiên (bao gồm tổ chức mũi xoang cùng một số mao mạch liên quan khác) sẽ chịu ảnh hưởng. Với tác dụng của thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, sau khi mổ, sức đề kháng của phần lớn bệnh nhân đều suy giảm. Đây chính là lý do vì sao khi tái phát, hầu hết bệnh lý trở nên khó trị hơn ban đầu rất nhiều.
Khi nào nên mổ viêm xoang?
Có nên mổ viêm xoang không, khi nào nên mổ? Lương y Tuấn cho biết việc mổ viêm xoang chỉ áp dụng đối với những bệnh nhân dùng thuốc kéo dài nhưng tình hình sức khỏe không hề cải thiện. Tuy là phương pháp điều trị hiện đại, có thể nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng nhưng mổ viêm xoang chỉ được tiến hành khi bác sĩ đưa ra chỉ định. Chỉ cân nhắc mổ xoang khi bạn thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người mắc viêm xoang do nấm xâm lấn hoặc bị tắc nghẽn cơ học ở mũi xoang
- Người bệnh viêm xoang mạn tính không đáp ứng với thuốc điều trị
- Bệnh nhân có polyp mũi, lỗ thông xoang đôi, lỗ thông xoang quá nhỏ…
- Người có cấu trúc xoang mũi bẩm sinh bất thường (vẹo vách ngăn, mỏ móc trong xoang quá lớn, xẹp loãng xoang hàm, Conchabullosa cuống mũi…)
- Bệnh nhân bị tắc nghẽn lỗ thông mũi xoang do thịt dư hoặc mắc viêm xoang mạn tính
- Người bệnh xuất hiện các biến chứng như giảm thị lực, áp xe quanh ổ mắt, viêm tấy ở mắt, có triệu chứng nguy cơ viêm màng não…
- Bệnh nhân viêm xoang bị tái phát thường xuyên khoảng 4 – 5 đợt/năm
Quy trình mổ viêm xoang
Mổ viêm xoang là một trung phẫu khá đơn giản. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật này trong phòng mổ với các máy móc, thiết bị y khoa tối tân, hiện đại. Theo quy định của ngành y, quy trình mổ viêm xoang bao gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Sau khi tiến hành thao tác gây mê, bác sĩ đặt 1 ống nhựa (ống nội khí quản) vào bên trong khoang miệng của bệnh nhân. Ống nhựa này có tác dụng hỗ trợ người bệnh hô hấp trong thời gian phẫu thuật.
- Bước 2: Thông qua ống nội soi kết hợp với những hình ảnh quan sát được từ màn hình, bác sĩ sẽ xác định những khu vực bị tổn thương rồi loại bỏ chúng (thao tác bên trong xoang, không rạch ra bên ngoài da).
- Bước 3: Bên cạnh việc xử lý các bệnh tích bên trong xoang, bác sĩ cũng nới rộng lỗ thông xoang với mục đích phục hồi các dẫn lưu trong các xoang, từ đó khôi phục chức năng của mũi. Cuối cùng, bác sĩ sẽ thao tác chỉnh hình vách ngăn mũi, đốt cuống mũi và cắt cuống mũi trước khi ca mổ kết thúc.
Mổ viêm xoang là một trung phẫu khá đơn giản. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật này trong phòng mổ với các máy móc, thiết bị y khoa tối tân, hiện đại.
Vì tác dụng của thuốc giảm đau nên người bệnh thường không thể cảm nhận được cơn đau trong 24 tiếng đầu tiên sau phẫu thuật. Thêm vào đó, bệnh nhân được chèn 2 miếng xốp nhỏ ở hốc mũi trong vòng 24 – 48 tiếng để tránh trường hợp mất máu. Khi xoang không còn chảy máu nữa, 2 miếng xốp ấy sẽ được lấy ra. Sau phẫu thuật, nếu chủ động tuân thủ đúng hướng dẫn nghỉ ngơi và chăm sóc của bác sĩ, bạn sẽ nhanh chóng hồi phục.
Ngoài ra, những hiện tượng phổ biến sau khi mổ viêm xoang là tổn thương túi lệ/ống lệ hay bít lấp lỗ thông xoang hàm. Bệnh nhân cũng có thể bị tràn khí dưới da hoặc phù nề dưới da. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ dễ dàng được kiểm soát nếu người bệnh đến bệnh viện thăm khám thường xuyên, đúng hẹn.
Sau khi mổ, bệnh viêm xoang có khỏi hẳn không?
Sau khi mổ, bệnh viêm xoang có tái phát hay không phụ thuộc rất lớn vào mức độ nghiêm túc, kỷ luật trong quá trình điều trị của bệnh nhân (duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống – nghỉ ngơi hợp lý, tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ…).
Bệnh viêm xoang tái phát là do sau phẫu thuật, người bệnh chủ quan, không tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, những người có cấu trúc bất thường tại các khối polyp trong mũi, bệnh nhân tiểu đường, u xơ nang… có nguy cơ tái phát cao hơn. Một thống kê cho biết hơn 60% người hút thuốc lá sau phẫu thuật viêm xoang có rủi ro bệnh tái phát.
Sau đây là những lưu ý quan trọng dành cho người bệnh sau khi mổ xoang:
- Trong quá trình nghỉ ngơi, người bệnh sẽ được theo dõi mạch, huyết áp và nhịp thở.
- Nếu trong họng có dịch tiết hoặc máu, người bệnh nên khạc ra ngay.
- Bạn có thể ăn uống một chút nếu thấy đói và khát nhưng không được dùng quá nhiều (vì dễ bị nôn mửa).
- Sau khi về nhà, trong 2 tuần đầu tiên, bệnh nhân có thể cảm thấy như bị cảm cúm, đồng thời niêm mạc mũi cũng bị sưng tấy, phù nề. Trong khoảng thời gian này, nếu mũi chảy ra vài giọt máu tươi thì bạn có thể thấm bằng khăn giấy.
- Trong tuần đầu tiên sau khi mổ, người bệnh nên rửa mũi 2 – 3 lần/ngày trong vòng 3 – 6 tuần.
- 3 tháng đầu sau ca mổ, chất dịch nhầy có thể chảy xuống họng. Đây là hiện tượng bình thường, người bệnh không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu thấy máu chảy quá nhiều, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị hiệu quả và chăm sóc chu đáo. Ngoài ra, bạn có thể nhờ người nhà chườm đá lạnh lên mũi trong vòng 5 phút trước khi đi bệnh viện.
- Thường xuyên theo dõi tình hình hồi phục sức khỏe nhằm phát hiện sớm các triệu chứng bất thường như ê buốt trán, đau mũi, đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, sốt cao, buồn nôn, khó thở, mặt bầm tím…
- Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh: bổ sung đầy đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, làm việc – nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ…
- Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn
- Không xì mũi mạnh, tránh làm việc nặng và không tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm, khói bụi hoặc những người bị cảm cúm
- Không bơi lội hay quan hệ tình dục mạnh bạo
- Tuyệt đối không dùng thuốc Steroid thay thế thuốc kháng viêm Acetaminophen
- Tránh những động tác tác động đến vùng mũi như nhai quá mạnh, cười quá lớn, lau mặt quá mạnh…
- Mặc ấm, hạn chế sử dụng máy lạnh, quạt điện
Việc mổ viêm xoang kịp thời có thể ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng nghiêm trọng ở đường hô hấp
Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin tổng quan hữu ích, giúp người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề có nên mổ viêm xoang không, từ đó đưa ra quyết định phù hợp.