3 CÁCH TRỊ NỔI MỀ ĐAY MẨN NGỨA NHANH NHẤT HIỆN NAY

Để điều trị nổi mề đay ngứa chúng ta có thể áp dụng nhiều cách khác nhau. Đối với các trường hợp nhẹ chỉ cần dùng thuốc dân gian là khỏi, nhưng cũng có những người phải nhờ đến sự trợ giúp của thuốc Tây hay thuốc Đông y.

1. Phương pháp điều trị mề đay bằng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho những trường hợp bị có triệu chứng bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Thuốc được điều chế dưới các dạng thuốc uống và kem bôi ngoài da. Được chỉ định phổ biến nhất là 2 loại thuốc sau:

Thuốc Corticoid:

Đây là thuốc kháng viêm, chống dị ứng kê đơn được dùng theo đơn của bác sĩ. Nếu như thuốc bôi ngoài da được sử dụng cho những trường hợp chỉ bị nổi mề đay nhẹ thì thuốc corticoid đường uống lại là sự lựa chọn hữu hiệu cho những người bị nổi mề đay toàn thân, có biểu hiện bị dị ứng nghiêm trọng.

– Corticoid dạng kem bôi ngoài da:

  • Các thuốc phổ biến nhất: Triamcinolon, Hydrocortison, Flucina,…
  • Cách sử dụng: Làm sạch vùng da bị bệnh, lau khô. Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa trực tiếp lên khu vực da bị nổi mề đay ngứa. Nếu dùng thuốc quá 1 tuần mà bệnh tình không khỏi cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn có nên tiếp tục dùng loại thuốc này hay không.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc lạm dụng kem bôi corticoid quá mức có thể khiến da bị đen sạm, teo da, hoặc khiến da bị ăn mòn, suy yếu và dễ bị kích ứng.

– Corticoid đường uống:

Thuốc trị mề đay mẩn ngứa dạng uống hiệu quả

  • Các thuốc phổ biến nhất: Cortisol, Cortison, Methylprednisolon, Prednisolon hay Prednison …
  • Liều dùng: Theo chỉ định của bác sĩ
  • Tác dụng phụ thường gặp: Việc sử dụng thuốc kéo dài có thể gây đục thủy tinh thể, đau dạ dày, tăng huyết áp, loãng xương, mềm yếu các cơ, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em.

Dùng thuốc kháng histamin trị mề đay:

Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất histamin trong cơ thể. Để chữa bệnh mề đay mẩn ngứa bằng thuốc kháng histamin , bệnh nhân có thể được chỉ định bằng các loại kem bôi hoặc thuốc uống dưới đây:

– Kem bôi kháng histamin:

Thuốc thường được chỉ định cho những trường hợp bị nổi mề đay ngứa trên mặt hoặc trên một vùng da nhỏ.

  • Cách sử dụng: Thoa thuốc trực tiếp lên chỗ da bị bệnh ngày 1-2 lần tùy theo tình trạng bệnh. Trong quá trình sử dụng hạn chế dùng tay cào gãi hoặc để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ làm giảm bớt tác dụng của thuốc.
  • Tác dụng phụ bệnh nhân cần lường trước: Bệnh nhân có thể bị kích ứng da, lệ thuộc vào thuốc nếu sử dụng kéo dài.

– Thuốc kháng histamin dạng uống:

  • Các loại thuốc thông dụng: Desloratadin, Cetirizin, Loratadin, Terfenadin, Chlorpheniramin…
  • Chống chỉ định: Bệnh nhân bị tắc ruột, người đang lên cơn hen suyễn, người mắc bệnh lý gan, thận, ho có đờm. Phụ nữ mang thai vào cho con bú chỉ nên dùng khi được bác sĩ cho phép.
  • Tác dụng phụ: Buồn ngủ, mất tập trung, khô miệng, mệt mỏi trong người.

Các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa khác

Bên cạnh các thuốc trên, người bệnh còn có thể thoa Mentol 1% hay dung dịch Calamine khi bị ngứa nhiều. Các trường hợp bị nổi mề đay có biểu hiện nhiễm khuẩn thì cần dùng thêm thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn, ngăn chặn nguy cơ bội nhiễm da.

⇒ Đánh giá: Việc điều trị bệnh mề đay bằng thuốc tân dược có ưu điểm lớn là cho hiệu quả nhanh trong vòng vài giờ sau khi dùng. Tuy nhiên chúng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe , bệnh nhân dễ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng. Hơn nữa, các thuốc trên chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng là chính chứ không khắc phục được nguyên nhân gây bệnh nên không giúp trị mề đay tận gốc. Bệnh nhân cần dùng đúng thuốc, đúng liều lượng để tránh những tác dụng phụ cho sức khỏe.

2. Cách trị mề đay nhanh bằng 12 mẹo dễ làm

Một số bài thuốc dân gian chữa mề đay tỏ ra rất hữu dụng đối với các trường hợp bị nổi mề đay nhẹ. Nếu dùng đúng cách và kiên trì bạn có thể may mắn khỏi bệnh chỉ nhờ các vị thuốc có sẵn trong vườn nhà.

Uống nước canh gừng chữa nổi mề đay

  • Chuẩn bị: Gừng tươi ( 30g), đường thẻ ( 20g), 300ml nước. Lưu ý chỉ nên cho đường vừa đủ ngọt, không nên cho quá nhiều sẽ khiến tổn thương lâu lành.

Bị nổi mề đay nên dùng canh gừng

  • Cách thực hiện: Đun sôi nước với đường cho tan rồi cho gừng sắt sợi vào. Để lửa lỏ liu riu cho đến khi nước canh gừng chuyển qua màu vàng và cô đặc còn 50 ml. Gạn canh gừng ra chén, chia 2-3 lần uống.
  • Công dụng: Trong gừng chứa thành phần kháng sinh và chất kháng histamin tự nhiên. Do vậy dùng món canh này thường xuyên khi bị bệnh có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa, ngăn ngừa khu vực da tổn thương bị viêm nhiễm.

Trị mề đay bằng cách tắm nước lá khế

  • Chuẩn bị: 200g lá khế
  • Cách thực hiện: Nấu sẵn một nồi nước tắm khoảng 2-3 lít. Trong lúc chờ nước sôi, rửa sạch số lá khế đã chuẩn bị, dùng tay vò nát. Cho lá khế vào nồi, đun sôi kỹ khoảng 10 phút. Gạn cả bã lẫn cái ra chậu, đợi nước nguội rồi tắm. Phần bã lá khế có thể dùng chà sát lên da để tăng hiệu quả. Đây là một trong hai cách tắm lá khế trị nổi mề đay cho hiệu quả tốt nhất còn được dân gian lưu truyền đến ngày nay.
  • Công dụng: Lá khế là vị thuốc chữa ngứa nổi mề đay khá quen thuộc trong đông y. Loại thảo dược này có tác dụng bài trừ phong nhiệt, giải độc, làm mát da nên có khả năng chống dị ứng, cắt đứt nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu.

Cách chữa mề đay bằng cây sài đất

  • Chuẩn bị: 50g sài đất khô hoặc 100g tươi
  • Cách thực hiện: Đem sài đất sắc cô đặc lấy nước uống 1-2 lần / ngày trong 7 ngày liên tục. Trường hợp bị nổi mề đay ngứa toàn thân nên dùng sài đất nấu nước tắm để cho tác động sâu rộng hơn.
  • Công dụng: Tiêu độc, giảm ngứa, làm các nốt mề đay mau lặn. Ngoài ra bài thuốc từ cây sài đất còn có tác dụng chữa rôm sảy ở người lớn và trẻ em, chữa mụn nhọt, chốc đầu.

Tài liệu tham khảo: Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Mẹo chữa nổi mề đay mẩn ngứa bằng lá kinh giới

  • Chuẩn bị: 200g cây kinh giới, bao gồm cả ngọn và hoa.

Xông hơi lá kinh giới chữa nổi mề đay

  • Cách thực hiện: Thuốc đem băm nhỏ rồi nấu với 2 lít nước sôi. Dùng nước này để xông hơi 2 ngày/ lần cho đến khi khỏi bệnh. Đơn giản hơn có thể dùng lá kinh giới sao nóng và chườm vào chỗ da bị nổi mề đay sẽ giúp giảm ngứa rất nhanh.
  • Công dụng: Liệu pháp xông hơi giúp đưa các thành phần kháng, viêm, giảm ngứa trong tinh dầu lá kinh giới thấm sâu qua da và phát huy hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra cách này còn giúp kích thích lưu thông khí huyết và thải độc cho da, ngăn ngừa chứng mề đay tái phát.

Cách dùng khăn lạnh trị nổi mề đay

  • Chuẩn bị: 1 cái khăn sạch, 1 thau nước đá
  • Cách thực hiện: Nhúng khăn vào nước đá rồi vắt cho ráo nước. Ngay khi khăn còn lạnh hãy nhanh tay đắp lên những chỗ vùng da bị bệnh. Trường hợp bị nổi mề đay ở nhiều nơi, bạn nên nằm yên một chỗ và nhờ người khác thực hiện dùm. Khi khăn hết lạnh lại nhúng vào nước đá rồi chườm tiếp. Thực hiện như vậy vài lần trong ngày.
  • Công dụng: Việc chườm khăn lạnh có tác dụng xoa dịu cơn ngứa, giảm sưng phù cho da.

** Lưu ý: Các trường hợp bị bệnh do hàn hoặc do dị ứng với không khí lạnh thì không nên áp dụng mẹo chữa mề đay này.

Nha đam trị nổi mề đay mẩn ngứa rất hay

  • Chuẩn bị: 1 lá nha đam tươi
  • Cách thực hiện: Trước tiên bạn hãy gọt bỏ hết phần vỏ nha đam màu xanh phía ngoài. Cắt nhỏ phần gel nha đam bên trong cắt lát mỏng hoặc xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên khu vực da cần điều trị. Mỗi ngày đắp nha đam 2 lần, thực hiện vài ngày liên tiếp tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
  • Công dụng: Cây nha đam có rất nhiều ứng dụng trong đời sống nhờ có nhiều tác dụng quý giá. Không chỉ dùng làm thực phẩm, nha đam còn được sử dụng trong làm đẹp, chế biến mỹ phẩm. Nhờ có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cao, nha đam được sử dụng như một vị thuốc chữa các bệnh lý ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, viêm da…

Bí quyết chữa bệnh nổi mề đay bằng lá tía tô

  • Chuẩn bị: 100g lá tía tô tươi, 1/2 lít nước

Cách trị mề đay đơn giản bằng lá tía tô

  • Cách thực hiện: Giã nát lá tía tô rồi đem đun sôi kỹ. Gạn lấy nước chia làm 2 phần đều nhau uống vào buổi sáng và buổi tối.
  • Công dụng: Nước lá tía tô có tác dụng làm ấm cơ thể, tán hàn, chữa bệnh mề đay do lạnh. Ngoài ra, nó còn bổ sung thành phần vitamin A, C, canxi, sắt, photpho giúp tăng sức đề kháng cho da.

Chữa nổi mề đay bằng lá đơn đỏ

  • Chuẩn bị: 40g lá đơn đỏ khô hoặc 80g lá tươi
  • Cách thực hiện: Số thuốc đã chuẩn bị đem nấu với 1 lít nước. Sắc cho nước cô đặc còn 600ml thì gạn ra, chia đều làm 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối. Theo kinh nghiệm của một số bệnh nhân, nếu hợp thuốc thì sau 2-3 ngày bệnh sẽ khỏi dứt.
  • Công dụng: Với đặc tính mát vốn có, lá đơn đỏ là một phương thuốc thanh nhiệt, giải độc hữu hiệu. Mẹo chữa mề đay này dùng thích hợp cho những trường hợp bị bệnh do nóng trong, tích tụ nhiều nhiệt độc trong cơ thể.

Cách trị nổi mề đay bằng cây chó đẻ răng cưa

  • Chuẩn bị: 1 nắm cây chó đẻ răng cưa tươi
  • Cách thực hiện: Sau khi hái thuốc về, bạn rửa cây chó đẻ nhiều lần nước cho sạch đất cát và bụi bẩn, ngâm trong nước muối pha loãng để khử khuẩn. Sau đó chỉ việc giã nát cây chó đẻ và đắp lên những vùng da bị bệnh. Thực hiện 2-3 lần trong ngày để nhanh có kết quả.
  • Công dụng: Cây chó đẻ có tác dụng làm mát gan, giải độc. Dùng cho các trường hợp thường xuyên bị nổi mề đay ngứa do chức năng gan bị suy giảm.

Rau hẹ chữa bệnh nổi mề đay

  • Chuẩn bị: Lá hẹ tươi 1 nắm khoảng 200g

Cách trị nổi mề đay nhanh nhất bằng lá hẹ

  • Cách thực hiện: Cắt lá hẹ thành những đoạn dài cỡ 2 đốt ngón tay, cho vào cối giã nát. Dùng một miếng vải sạch lọc lấy nước cốt lá hẹ rồi thoa lên da. Để như vậy 15 phút sau mới rửa lại. Mỗi ngày bôi khoảng 2 lần.
  • Công dụng: Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy trong lá hẹ đặc biệt chứa nhiều hoạt chất odorin. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp hỗ trợ điều trị bệnh mề đay mà không gây tác dụng phụ cho da.

Ngoài cách trên, còn rất nhiều cách chữa mề đay bằng lá hẹ khác cũng hiệu quả không kém. Bạn có thể tham khảo để biết thêm nhiều bài thuốc quý giá để áp dụng cho bản thân và gia đình.

Uống nước cà gai leo trị bệnh mề đay

  • Chuẩn bị: 16-20g cà gai leo
  • Cách thực hiện: Theo lương y Vũ Duy Khánh ( Hiệp hội Đông y Hà Nội) hướng dẫn, người bị nổi mề đay chỉ cần dùng cà gai leo với liều lượng như trên đem sắc lấy nước uống 2-3 lần một ngày. Bài thuốc nam trị bệnh mề đay này chỉ thích hợp với các trường hợp bị dị ứng nhẹ. Nếu nghiêm trọng hơn bệnh nhân nên đi khám ở bệnh viện để được dùng thuốc điều trị hiệu quả hơn.
  • Công dụng: Cà gai leo có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa, giảm sưng đỏ trên da – những triệu chứng thường gặp của bệnh mề đay.

Hết ngứa nổi mề đay nhờ cây đinh lăng

  • Chuẩn bị: 80g lá đinh lăng khô ( tương đương 160g lá khô)
  • Cách thực hiện: Sắc lá đinh lăng với 500ml nước. Khi nước cạn còn một nửa thì gan ra, chia uống 2 lần khi thuốc còn ấm.
  • Công dụng: Trong nhiều tài liệu của Y học cổ truyền có ghi nhận, lá đinh lăng có tính mát. Nó giúp đả thông kinh mạch, bồi bổ khí huyết, giải độc, chống dị ứng da, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trị mề đay bằng đu đủ, rau má, yến mạch… cũng rất hiệu quả.

⇒ Đánh giá về hiệu quả của thuốc trị mề đay từ dân gian:

Các bài thuốc dân gian trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa được đánh giá khá cao về tính an toàn và tiện lợi khi sử dụng. Tuy vậy không phải ai dùng thuốc cũng đạt hiệu quả tốt vì nó phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng mề đay của từng người. Vì vậy, trong quá trình sử dụng mẹo chữa bệnh từ dân gian, bạn nên theo dõi chặt chẽ diễn tiến của bệnh. Nếu thấy sau vài ngày bệnh không có gì tiến triển hoặc các triệu chứng thêm trầm trọng thì nên đi khám để được điều trị hiệu quả hơn.

3. Cách chữa nổi mề đay mẩn ngứa qua chế độ ăn uống, sinh hoạt

Như trong phần trên bài viết có đề cập, việc dị ứng với thực phẩm hoặc một số thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học chính là những nguyên nhân phổ biến khiến da bị nổi mẩn ngứa mề đay. Vì vậy cách tốt nhất để bạn mau chóng thoát khỏi căn bệnh này là kết hợp dùng thuốc hay các mẹo dân gian với một chế độ ăn lành mạnh.

Chế độ ăn đúng cách khi bị bệnh mề đay:

– Trong giai đoạn nổi mề đay cấp tính:

  • Người bệnh nên ăn nhiều đồ mát như mướp đắng, bí đao, đậu phụ, củ cải. Uống các loại trà thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc ( trà atiso, hoa cúc, trà chùm ngây…).
  • Cắt giảm lượng đường và muối khi chế biến thức ăn
  • Kiêng uống rượu, bia, cà phê, các thức ăn nhiều tiêu ớt. Thuốc lá cũng là thứ không nên sử dụng khi cơ thể đang bị bệnh.

Thực phẩm người bị nổi mề đay ngứa nên ăn

– Trường hợp vùng da bị mề đay có dấu hiệu phù nề, tiết dịch:

  • Giảm lượng nước uống trong ngày nhưng cũng cần duy trì uống tối thiểu 1,5 lít
  • Các thức ăn giàu đạm và có chất gây ngứa như hải sản, tôm, cua đồng, cá tanh, thịt bò, đồ hộp nên hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn.
  • Bạn cũng nên ăn một số loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, dứa. Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ da trước các tác nhân gây hại, đồng thời kháng histamin giúp tổn thương mau lành và bớt ngứa.

Một số món ăn bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị mề đay người bệnh nên ăn

– Cháo đậu xanh + bí đao:

  • Nguyên liệu: 1/2 trái bí đao nhỏ, đậu xanh có vỏ (30g), gạo tẻ (40g), các gia vị thông dụng
  • Cách chế biến: Đem gạo vo sạch rồi cho vào nồi hầm như chung với đậu xanh, riêng bí đao gọt vỏ, cắt miếng vuông. Khi gạo gần như cho bí đao vào tiếp tục hầm chín, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Dọn ăn khi cháo còn nóng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho gan.

– Canh rau má + ngô non + lá khế:

  • Nguyên liệu: 100g rau má, 50g ngô non, 20g lá khế
  • Cách chế biến: Trước tiên chúng ta giã nát ngô non và nấu với 200 ml nước. Khi ngô chín nêm gia vị rồi mới cho rau má và lá khế vào. Đun cho nồi canh sôi trở lại là được. Chia canh làm 2 lần ăn, dùng 3-5 ngày liên tục giúp làm mát gan, chống dị ứng từ bên trong.

– Món khoai môn hầm xương sườn:

  • Nguyên liệu: Khoai môn 1 củ to hoặc 4-5 củ nhỏ, 300g sườn non
  • Cách chế biến: Khoai môn gọt vỏ, thái miếng vuông vừa ăn. Sườn non rửa sạch, trụng qua nước sôi. Hầm cho canh chín nhừ rồi dọn ra ăn vào bữa xế hoặc ăn với cơm. Món ăn này có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, thải độc cho cơ thể nên giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh mề đay.

Những lưu ý trong sinh hoạt người bệnh mề đay cần biết

  • Một số người cho rằng bị mề đay phải kiêng nước. Đây là quan niệm hết sức sai lầm. Bạn vẫn nên tắm rửa hàng ngày để da không bị vi khuẩn tấn công. Nên dùng nước ấm để tắm, tránh tắm bằng nước lạnh hoặc nước quá nóng. Chúng ta chỉ nên kiêng nước nếu nguồn nước trong gia đình được xác định là tác nhân khiến bạn bị dị ứng, nổi mề đay.
  • Tránh ra ngoài nơi có gió lùa mạnh, đặc biệt là những nơi không khí có nhiều phấn hoa, bụi bẩn hay lông sâu bọ…
  • Hạn chế cào gãi hoặc để cơ thể ra nhiều mồ hôi
  • Mặc đồ rộng rãi, thoải mái, thay quần áo hàng ngày
  • Tránh để tâm lý bị căng thẳng
  • Tập thể dục hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trong thời gian bị bệnh không nên tham gia các môn thể thao vận động mạnh như chạy nhanh, đá banh, bóng chuyền… Chúng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và gây ngứa ngáy nặng hơn.

Cảnh báo! Bệnh nhân nổi mề đay cần gọi bác sĩ ngay nếu:

Như bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng đã đề cập ở phần biến chứng về khả năng gây chết người của bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết rõ nổi mề đay đang ở giai đoạn nguy hiểm để gọi ngay 115hoặc tới bệnh viện gần nhất có thể.

  • Chóng mặt
  • Thở khò khè
  • Khó thở
  • Đau thắt ngực
  • Sưng lưỡi, môi hoặc mặt

Một số trường hợp khác, cũng nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Áp dụng các phương pháp điều trị trên từ 1-2 ngày mà không thuyên giảm.
  • Bệnh có dấu hiệu trở nặng
  • Bệnh mề đay gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt, công việc hàng ngày
  • Bị nổi mề đay kèm theo đau.

Hy vọng, những thông tin hữu ích được tư vấn từ chuyên gia ở trên có thể giúp người bệnh an tâm hơn trong cuộc sống khi bị nổi mề đay. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *