CÁCH TRỊ BỆNH NỔI MỀ ĐAY MẨN NGỨA ĐƯỢC BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG

Để ngăn chặn những biến chứng khôn lường, bạn nên tìm cách trị nổi mề đay càng sớm càng tốt. Trong khi các bài thuốc dân gian tỏ ra khá hiệu quả và an toàn với các trường hợp bị bệnh mề đay nhẹ, thì việc dùng các thuốc trị mề đay mẩn ngứa từ Tây y sẽ cho hiệu quả nhanh hơn nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Vậy đâu mới là cách chữa mề đay hiệu quả nhất hiện nay. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có lời giải đáp thỏa đáng cho vấn đề này.

Bệnh mề đay: Hay tái phát, xuất hiện đột ngột

Nổi mề đay là hiện tượng da bị ngứa, nổi sẩn do dị ứng gây ra. Sự khởi phát của bệnh có liên quan trực tiếp đến việc giải phóng histamin dưới da. Khi được tiết ra, histamin gây kích thích các đầu mút thần kinh nằm dưới da làm cho da bị ngứa ngáy dữ dội và xuất hiện các nốt sần phù nề trên da.

  • Hiện tượng nổi mề đay ngứa có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Nhưng phụ nữ có tỷ lệ nhiều hơn đàn ông và người trẻ thường nổi mề đay nhiều hơn người già.
  • Theo một báo cáo của Bộ Y Tế, cứ trong 100 người đi khám da liễu thì có không dưới 15 người bị nổi mề đay. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện một cách đột ngột mà không báo trước. Các nốt mề đay có thể lặn sau vài ngày nhưng lại có khả năng tái đi tái lại nhiều lần trong suốt cuộc đời của bệnh nhân.

Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng khuyên người bệnh nên cảnh giác khi bị bệnh mề đay, cần theo dõi kỹ dấu hiệu của bệnh, thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

1. Cách nhận biết dấu hiệu nổi mề đay

Bệnh mề đay có những triệu chứng rất đặc thù nên không khó để bạn có thể phát hiện ra căn bệnh này từ sớm. Bạn nên thận trọng khi thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường sau:

  • Da ngứa ngáy dữ dội: Cơn ngứa thường tăng nặng hơn vào ban đêm hoặc khi cơ thể bị lạnh. Kèm theo đó người bệnh còn có cảm giác da hơi nóng rát, bứt rứt khó chịu trong người.
  • Bề mặt da có nhiều nốt sẩn: Chúng có kích thước tròn, kích thước to nhỏ dao động từ vài mm, lớn nhất cũng chỉ khoảng vài cm. Nốt sần thường nổi cộm so với bề mặt da xung quanh, ranh giới bên ngoài có màu hồng, còn phía trong thì có màu trắng bợt, dùng tay ấn vào có cảm giác căng cứng. Chúng xuất hiện ở một vùng da nhất định hoặc ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể và có thể lặn đi sau một thời gian ngắn mà không để lại tổn thương hay dấu tích gì trên da.
  • Các triệu chứng nổi mề đay khác: Một số trường hợp mề đay xuất hiện trên niêm mạc đường hô hấp khiến người bệnh gặp phải những dấu hiệu nguy hiểm như khó thở, đau thắt ngực, chóng mặt, phù thanh quản, sưng họng… Đây là một biểu hiện cho thấy bệnh nhân đang bị bệnh ở mức độ nặng, cần tới gặp bác sĩ ngay để được xử lý cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

2. 6 thể mề đay chính

Nổi mề đay có nhiều dạng khác nhau. Nhiều người do không có kiến thức chuyên môn nên nhầm lẫn giữa các dạng bệnh, từ đó dẫn đến những sai lầm trong việc xác định nguyên nhân cũng như hướng điều trị bệnh.

  • Nổi mề đay ngứa thông thường:

Đây là dạng nhiều người gặp nhất. Các nốt sẩn phù màu hồng đến một cách rầm rộ mà không báo trước. Chúng đặc biệt rất ngứa và có thể hợp thành một mảng lớn khiến da bị sưng phù. Các nốt phát ban này có thể lặn đi nhưng lại mọc ở nơi khác khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.

  • Nổi mề đay dị ứng:

Bệnh xảy ra khi bệnh nhân bị dị ứng với thành phần có trong mỹ phẩm, thức ăn, thuốc điều trị bệnh, côn trùng hay phấn hoa… Những nốt sẩn thường chỉ xuất hiện ở những nơi da tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Nổi mề đay dị ứng là một trong các thể mề đay thường gặp

Lúc này, cơ thể có cảm giác nóng bừng, ngứa râm ran trên da. Trường hợp nặng còn kèm theo tình trạng sốt cao ( trên 39 độ), tiêu chảy, thở khò khè…

  • Mề đay phù mạch:

Dạng bệnh này còn có tên gọi khác là phù Quincke. Tình trạng nổi phát ban, mề đay thường xuất hiện ở các bộ phận như môi, mí mắt, vùng kín… khiến cho khu vực tổn thương bị sưng to, có cảm giác căng tức nhưng ít ngứa. Một số trường hợp bị phù lưỡi hay hầu họng dẫn đến khó thở, suy hô hấp.

  • Mề đay giả ( da vẽ nổi):

Thường gặp khi da ma sát với một vật sắc nhọn hoặc sau khi chúng ta cào gãi. Những tác động này khiến tế bào da bị kích ứng và xuất hiện những vệt màu hồng nổi rõ trên bề mặt da với nhiều hình dạng khác nhau.

  • Nổi mề đay vật lý:

Là hiện tượng da xuất hiện nhiều nốt sẩn khi ở ngoài trời nắng trong thời gian dài hoặc do tiếp xúc với môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm. Đôi khi chỉ cần gặp nóng hay gặp lạnh đột ngột da cũng có thể nổi các sẩn mề đay.

  • Nổi mề đay mãn tính không xác định được yếu tố gây bệnh:

Thực tế có rất nhiều trường hợp bệnh nhân dù hay tái phát liên tục nhưng vẫn không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Đối tượng bị bệnh dạng này chủ yếu là người lớn. Bệnh thường xuyên tái phát gây trở ngại lớn đến sinh hoạt của người bệnh.

3. Tiến triển bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

Trong y học, bệnh mề đay tiến triển qua 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Các triệu chứng của bệnh tương đối nhẹ. Trên da xuất hiện nhiều vết sẩn ngứa màu hồng nhưng chúng nằm bằng phẳng so với bề mặt da xung quanh và có thể nhanh chóng lặn đi.
  • Giai đoạn 2: Niêm mạc môi, lưỡi, mí mắt bắt đầu có hiện tượng phù, có thể ngứa hoặc không. Hiện tượng này khiến cho nhiều người hoang mang không biết mình bị bệnh gì để tìm cách chạy chữa.

Đi từ nhẹ đến nặng bệnh mề đay có 4 giai đoạn phát triển

  • Giai đoạn 3: sang giai đoạn này da trở nên rất dễ bị kích ứng. Chỉ cần bị một vật cứng quẹt nhẹ cũng khiến da xuất hiện những vết sần màu hồng. Chúng gây cảm giác ngứa ngáy kéo dài hàng giờ sau đó.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh mề đay. Bệnh nhân có hiện tượng bị phù mạch. Kèm theo đó là tình trạng tức ngực, khó thở. Tổn thương xuất hiện trong dạ dày sẽ gây ra những cơn đau bụng. Nó cũng có thể khiến đường hô hấp bị phù dẫn đến suy hô hấp.

4. Tại sao hay bị nổi mề đay mẩn ngứa?

Cả Y học hiện đại và y học cổ truyền có đã tìm ra được nhiều yếu tố tác động được cho là có liên quan đến sự khởi phát của bệnh mề đay. Điển hình nhất là các nguyên nhân sau:

#Nguyên nhân nổi mề đay theo y học hiện đại

  • Dị ứng với thức ăn: Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, sữa…có thể khiến cho một số người bị dị ứng, nổi mề đay. Ngoài ra việc sử dụng một số loại đồ uống có chất tạo màu hay thức ăn nhanh chứng chất bảo quản cũng rất dễ mắc căn bệnh này.
  • Do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: Một số yếu tố dị nguyên có thể gây nổi mề đay ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với nó như phấn hoa, lông thú nuôi trong nhà, bụi bẩn, khói thuốc…Nguyên nhân gây nổi mề đay này thường gặp ở những người có cơ địa dị
  • Nổi mề đay do dị ứng thuốc: Một số loại thuốc như Aspirin, Indomethacin , Codein…có thể gây giải phóng histamin trong cơ thể khiến da bị nổi mề đay ngứa.
  • Cơ thể kém thích nghi với thời tiết: Một số người thường bị nổi mề đay trong những ngày thời tiết giao mùa hoặc khi thời tiết đột ngột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại do cơ thể không thích nghi kịp.
  • Di truyền: Mặc dù tỷ lệ bị mề đay do di truyền rất thấp nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan nếu bố mẹ mình thường xuyên bị căn bệnh này quấy rầy.
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý nội khoa: Da có thể bị ngứa nổi mề đay khi bạn mắc một số bệnh lý nội khoa như viêm xoang mũi mãn tính, nhiễm độc tuyến giáp hay lupus ban đỏ.
  • Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách: Việc thường xuyên trang điểm hoặc sử dụng mỹ phẩm bừa bãi, có thành phần không phù hợp có thể khiến da phải lãnh nhận hậu quả. Hiện tượng nổi mề đay chính là một ví dụ điển hình.
  • Bị côn trùng cắn: Nhiều trường hợp bị bệnh mề đay sau khi bị các loại côn trùng có nọc độc cắn như kiến, ong, sâu bọ…

#Nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa theo đông y

Trong đông y, bệnh mề đay được các thầy thuốc gọi với các tên gọi khác như phong chẩn khối hoặc tầm ma chẩn. Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do:

  • Cơ thể bị tà khí xâm nhập dẫn đến phong hàn hoặc huyết phận bị nhiệt tà xâm nhập, tích tụ dưới da.
  • Do ăn nhiều đồ lạnh, thực phẩm có vị tanh hoặc nhiễm kí sinh trùng gây tổn thương Trường Vị, tạo ra nhiệt nội sinh tích tụ bên trong cơ thể.
  • Do sức đề kháng bị suy giảm, khí huyết hư nhược kém lưu thông, do mắc bệnh mãn tính kéo dài khiến ngoại tà xâm nhập tấn công vào da. Hậu quả là da thường xuyên bị nổi mề đay ngứa.

5. Nguy hiểm chết người với biến chứng nổi mề đay

Đề cập đến các tác hại của bệnh mề đay, bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng cảnh báo: Khi có biểu hiện bị nổi mề đay bệnh nhân nên tìm cách chữa trị ngay. Tránh để bệnh diễn tiến nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Phù mạch: Thống kê có khoảng 50% bệnh nhân bị nổi mề đay mãn tính gặp phải biến chứng này. Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ chỗ nào trên cơ thể, thường gặp nhất là mắt, miệng hay cơ quan sinh dục ngoài.
  • Rối loạn tiêu hóa: Khi bị nặng, mề đay có thể nổi trong ruột khiến người bệnh bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống và hấp thu chất dinh dưỡng khiến người bệnh bị suy kiệt sức khỏe.
  • Suy hô hấp: Biến chứng này sẽ xảy ra khi tổn thương xuất hiện trên đường thở hay khí quản. Những nơi này bị phù khiến bệnh nhân không thở được, nếu không được cấp cứu ngay rất dễ tử vong.
  • Nhiễm trùng: Việc cào gãi là không thể tránh khỏi mỗi khi các cơn ngứa ngáy xuất hiện. Da bạn có thể bị tổn thương, chảy máu, đau đớn. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào vết thương hở gây nhiễm trùng, bội nhiễm.

Trường hợp bị nổi mề đay mãn tính, bệnh sẽ tái phát nhiều đợt trong năm gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần và cản trở công việc hàng ngày của người mắc phải.

Bên cạnh các biến chứng của bệnh mề đay, có khá nhiều độc giả cũng gửi thư đến chuyên mục thắc mắc rằng không biết căn bệnh này có lây không để có cách phòng tránh cho người thân. Liên quan đến vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết sau: Mề đay mẩn ngứa có lây sang người khác không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *