GIÚP GIỮ ẨM LÀN DA VỚI 3 MẸO ĐƠN GIẢN NHẤT

Vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da mà nhiều người mắc phải. Không những gây ra cảm giác ngứa ngáy và đau nhức khó chịu, căn bệnh này còn làm da của bệnh nhân trở nên khô ráp, nứt nẻ. Vì vậy việc dưỡng ẩm cho da là một trong những điều cần phải làm trong quá trình điều trị bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tham khảo 3+ mẹo giữ ẩm làn da cho bệnh nhân vẩy nến. Chắc chắn bạn sẽ tự mình thực hiện ngay tại nhà nếu tham khảo thật kĩ những thông tin mà chúng tôi cung cấp.

1/ Tầm quan trọng của việc giữ ẩm làn da cho bệnh nhân vẩy nến

Trước hết chúng ta cần hiểu được bệnh vẩy nến là gì? Thực tế, đây là một căn bệnh ngoài da mãn tính xuất hiện do tăng sinh tế bào và viêm. Thông thường những tổn thương thường gặp là những mảng màu đỏ, bề mặt tróc vảy và giới hạn rất rõ. Tập trung chủ yếu ở mặt duỗi của chi và da đầu.

Chúng ta có thể nhận thấy được bệnh vẩy nến qua các biểu hiện sau:

Bệnh vảy nến xuất hiện tại các vùng da có nếp gấp

  • Trên da xuất hiện nhiều vết vảy như vảy cá tập trung chủ yếu ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Càng để lâu thì bệnh càng phát triển và làm cho tế bào chết xuất hiện nhiều hơn. Cụ thể tế bào chết làm cho da dày lên, những nốt vảy da sẽ làm cho da bị ngứa. Dẫn đến những lớp vảy trên da càng phát triển. Có thể quan sát thấy thông qua lớp biểu bì ở trong thì màu hồng còn trên bề mặt da thì màu trắng. Ban đầu chỉ là một mảng nhỏ nhưng càng về sau càng lan dần thành những mảng với kích thước ngày càng mở rộng.
  • Thương tổn có xu hướng lan rộng ra vùng da đầu, đầu gối, khuỷu tay và thậm chí lan ra toàn thân. Nhưng vẫn rõ rệt nhất là ở vùng móng tay, móng chân.
  • Một tổn thương rất dễ nhận biết khác là da trở nên khô ráp. Sau đó là hiện tương bong tróc, vẩy nến trở nên dày hơn. Khi dùng tay cạo lớp vảy trắng sẽ xuất hiện lớp da hồng nhìn như sáp nến.

Khi da bị vẩy nến sẽ gây những tổn thương làm da khô, bong tróc thậm chí có trường hợp bệnh nhân còn gặp phải nứt nẻ gây chảy máu. Lúc đó là do tế bào chết bị thải ra ngoài thường xuyên và sừng hóa. Vì vậy việc dưỡng ẩm cho da cũng là cách chúng ta cung cấp nước giúp mềm da và hỗ trợ quá trình tái tạo da diễn ra hiệu quả hơn.

Biểu hiện vẩy nến còn làm cho da bị mẩn đỏ, đau nhức và ngứa. Vì vậy việc dưỡng ẩm cũng là cách làm giảm những cơn đau nhức xảy ra. Giảm tình trạng kích ứng có thể xảy ra.

Với những bệnh nhân bị vẩy nến thì vào thời điểm mùa đông thì bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì lúc này thời tiết khô hanh khiến tình trạng nứt nẻ do bệnh vẩy nến xảy ra nhanh hơn. Các biện pháp dưỡng ẩm là điều mà chúng ta cần phải làm để giảm bớt tình trạng này.

2/ Hướng dẫn 3+ mẹo giúp giữ ẩm làn da cho bệnh nhân vẩy nến

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm dưỡng ẩm cho da được bày bán trên thị trường với giá thành cũng như hiệu quả sử dụng khác nhau. Thông thường các chuyên gia da liễu sẽ khuyên bệnh nhân nên sử dụng các biện pháp sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Những cách làm này không những tiết kiệm được chi phí mà còn rất an toàn cho làn da. Kể cả cho những bệnh nhân có làn da nhạy cảm nhất. Vì những nguyên liệu này thường không có độc tố và rất an toàn nếu sử dụng lâu dài.

Thực tế có rất nhiều mẹo dưỡng ẩm mà chúng ta có thể áp dụng. Sau đây là 4 mẹo giúp giữ ẩm da cho bệnh nhân vẩy nến mà bạn có thể áp dụng.

** Cách 1: Dùng dầu dừa

Đây là một nguyên liệu hết sức quen thuộc với chúng ta đồng thời cũng có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da. Đây là nguyên liệu có khả năng thẩm thấu cao giúp cân bằng độ ẩm cho da. Ngoài ra có acid lauric có khả năng diệt khuẩn và vitamin E chống lại được quá trình lão hóa cho da. Do vậy không những giúp dưỡng ẩm hiểu quả mà nguyên liệu này còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh vẩy nến rất hiệu quả.

Dầu dừa dưỡng ẩm, làm lành da chuyên sâu

Cụ thể chúng ta có thể áp dụng cách dùng dầu dừa giúp giữ ẩm làn da cho bệnh nhân vẩy nến như sau:

  • Lấy dầu dừa thoa đều lên vùng da bị bệnh vẩy nến. Chú ý thoa đều tay để các dưỡng chất được hấp thụ sâu vào da.
  • Nên sử dụng hằng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

** Cách 2: Sử dụng ngay dầu oliu để giữ ẩm làn da cho bệnh nhân vẩy nến

Từ lâu nguyên liệu này đã được sử dụng nhiều trong các công thức làm đẹp vì khả năng dưỡng ẩm cho da rất hiệu quả. Hơn nữa độ pH của dầu oliu cũng khá phù hợp với độ pH của da nên khả năng thẩm thấu sẽ cao hơn.

Vì vậy mà việc sử dụng dầu oliu để giữ ẩm làn da cho bệnh nhân vẩy nến là điều mà chúng ta nên làm. Đặc biệt, một số thành phần trong nguyên liệu này còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Dầu ô liu cũng có khả năng dưỡng ẩm tốt

Cách thực hiện:

  • Thoa dầu oliu lên vùng da bị vẩy nến.
  • Dùng tay massage thật nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu vào da hơn.
  • Với cách làm này chúng ta nên thực hiện mỗi ngày 2 lần để thấy được hiệu quả.

** Cách 3: Sử dụng nha đam giúp dưỡng ẩm cho da hiệu quả

Nếu như dầu dừa là một nguyên liệu giữ ẩm làn da cho bệnh nhân vẩy nến hiệu quả thì nha đam cũng không hề “kém cạnh”. Đây là nguyên liệu tự nhiên chúng ta có thể tự trồng rất dễ dàng trong vườn nhà hoặc có bán rất phổ biến tại các chợ.

Nhờ phần gel nên nha đam chứa một phần lớn độ ẩm khi sử dụng có thể giúp cho da trở nên căng mịn hơn. Ngoài ra các thành phần của nha đam còn chứa một lượng khoáng chất rất lớn giúp da có sức đề kháng tốt hơn. Nhờ vậy mà công cuộc điều trị bệnh vẩy nến trở nên dễ dàng hơn. Với nguyên liệu này chúng ta chỉ cần thực hiện theo những bước đơn giản như sau:

Phần gel nha đam giúp dưỡng ẩm, cải thiện bong tróc

Cách làm:

  • Nha đam rửa thật sạch rồi lấy phần gel bên trong.
  • Dùng gel nha đam bôi lên vùng da bị bệnh vẩy nến. Đợi cho khô rồi bôi lớp tiếp theo. Tương tự bôi đến lớp thứ ba.
  • Nên thực hiện trước khi đi ngủ rồi để luôn qua đêm. Vì buổi tối là thời gian tái tạo và phục hồi da tốt nhất.

Các vị thuốc Nam vốn dễ sử dụng, dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng đơn phương 1,2 dược liệu thì hiệu quả dưỡng ẩm, hỗ trợ điều trị bệnh không cao. Nhất là khi người bệnh không căn chỉnh được liều lượng, dẫn tới việc dùng quá nhiều hoặc quá ít thành phần nào đó nên hiệu quả điều trị không như ý, thậm chí đe doạ BỘI NHIỄM nếu lạm dụng kéo dài hoặc dùng sai cách

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *